Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Đại học Công nghiệp

Ngày nay, công nghệ thông tin rất phát triển và là cánh cửa đi đến tương lai. Với kiến thức về ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, chúng ta không những có thể có cơ hội nắm bắt 1 công việc tốt mà nó còn hỗ trợ rất nhiều cho những lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là ngành học rất hấp dẫn vì liên tục được tiếp thu, cập nhật những kiến thức công nghệ mới nhất khiến việc học không bao giờ nhàm chán. Chương trình đào tạo luôn được làm mới lại sau mỗi hai năm học, đáp ứng được hướng tiếp cận công nghệ hiện đại.

1. Nền tảng chương trình

Chương trình được thiết kế theo những xu hướng công nghệ mới nhất hiện nay dựa trên nhu cầu thực tế của các công ty sản xuất thiết bị phần cứng về thiết bị mạng và viễn thông, các công ty lập trình phần mềm cũng như các công ty quản trị hệ thống truyền thông và quản trị hệ thống mạng, cùng với sự tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước như Tập đoàn FPT, Tập đoàn IBM, đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco.... Hệ thống môn học tuân thủ theo các yêu cầu về chuẩn đào tạo kỹ sư truyền thông và mạng máy tính của ABET – Mỹ, Học viện Mạng CISCO và Học viện Microsoft Academy.

Nội dung đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu của Đại học Công nghệ GTVT tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình xây dựng, thiết kế và phát triển hệ thống truyền thông và mạng máy tính, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì hệ thống và quản lý hệ thống truyền thông và mạng máy tính, cũng như các ứng dụng trong CNTT; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.

2. Chương trình học toàn khóa

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Triển vọng nghề nghiệp

  • Làm việc với vai trò là kỹ sư quản trị hệ thống truyền thông và mạng máy tính trong các viện, trung tâm nghiên cứu;
  • Kỹ sư thiết kế, cài đặt, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống truyền thông và mạng máy tính
  • Kỹ sư hệ thống thông tin khác trong các cơ quan, doanh nghiệp;
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, TCCN, dạy nghề.

Tổ hợp môn xét tuyển

NgànhMã ngànhTổ hợp môn xét tuyển
Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu​​ 7480102

Toán, Vật lí, Hóa học

Toán, Vật lí, Tiếng Anh/Tiếng Pháp
Toán,Hóa học,Tiếng Anh/Tiếng Pháp
Ngữ văn,Toán,Tiếng Anh/Tiếng Pháp

    Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo kỹ sư ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu [MMT&TTDL] của Trường Đại học Công nghệ [ĐHCN], ĐHQGHN là cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu và làm việc trong các tập đoàn lớn về Công nghệ thông tin và Truyền thông ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.

    Về kiến thức

    Trang bị kiến thức có hệ thống và hiện đại, phù hợp với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới:

  • Kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ;
  • Kiến thức nền tảng trong Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu như cơ sở toán trong công nghệ, kỹ thuật điện tử, ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, mạng máy tính, kỹ thuật truyền thông, an ninh mạng;
  • Kiến thức chuyên ngành theo định hướng “Mạng máy tính” như quản trị mạng, thực hành an ninh mạng, mạng không dây, phân tích và thiết kế mạng, lập trình mạng, … và định hướng “Truyền thông” như truyền thông quang, truyền thông vô tuyến, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện;
  • Kiến thức tổng quan khác trong CNTT và Điện tử viễn thông [ĐTVT] như cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, nguyên lý hệ điều hành, thiết kế điện tử…;
  • Kỹ năng lập trình với các ngôn ngữ, môi trường lập trình tiên tiến, tỉ trọng thực hành cao và nhiều bài tập ứng dụng thực tế.

    Về năng lực

    Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có các kỹ năng:

  • Khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng và chuyên ngành để phân tích, thiết kế, triển khai, cài đặt và quản trị các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu;
  • Tư duy logic tốt, có năng lực sáng tạo để giải quyết các bài toán ứng dụng cụ thể, có năng lực tự học để nắm bắt tri thức, công nghệ, kỹ năng mới trong phát triển các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu;
  • Khả năng đánh giá hiệu năng mạng, đánh giá được độ phức tạp và các ưu nhược điểm của các giải pháp kỹ thuật thông qua việc tìm kiếm và tổng hợp tài liệu cũng như các công cụ hiện đại để thử nghiệm, mô phỏng, giả lập các giải pháp kỹ thuật;
  • Năng lực làm việc với vị trí quản trị mạng, quản trị hệ thống, kỹ sư phát triển phần mềm trong các nhà cung cấp dịch vụ mạng và truyền thông, các công ty phát triển phần mềm và hệ thống hàng đầu trong và ngoài nước. Đặc biệt thích hợp cho các vị trí trong các lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao, công nghệ hiện đại và sáng tạo;
  • Khả năng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT hàng đầu trong nước.

    Về thái độ

    Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có các phẩm chất:

  • Phẩm chất chính trị tốt;
  • Ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền;
  • Tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.

Xem nội dung khung chương trình chi tiết tại  3538.qd_CTĐT Đại học 2015_TT&MMT

Chương trình đào tạo áp dụng cho khóa tuyển sinh từ năm 2019, nội dung chi tiết xem tại: Ngành MMT&TTDL chuẩn

Hiện nay, cuộc sống của chúng ta gần như không thể tách rời Internet, hay các tiện ích giải trí như mạng xã hội, truyền hình trực tuyến, âm nhạc,… Do đó, ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại UIT để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học đầy tiềm năng này nhé!

Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu đầy tiềm năng và ngày càng phát triển mạnh mẽ

1. Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là gì?

Mã ngành: 7480102

Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu [hay còn gọi là ngành Truyền thông và mạng máy tính] là một ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Ngành này nghiên cứu các nguyên lý của mạng và bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành và quản trị toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin cũng như toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người dùng, giám sát và điều phối các hoạt động khác nhau liên quan đến toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, từ mạng nội bộ nhỏ cho tới các hệ thống mạng kết nối rộng toàn cầu.

Khi theo học ngành này, bạn sẽ hiểu và làm chủ được các dịch vụ mạng phổ biến như thư tín điện tử, world wide web [www], chia sẻ tập tin, đa phương tiện [multimedia], hay những công nghệ tiên tiến mới nhất như điện toán đám mây, lập trình và tự động hóa mạng, Internet kết nối vạn vật [IoT], các kỹ thuật đảm bảo an ninh mạng và bảo mật thông tin.

Hiện nay, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ngày càng có sức ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống của con người như: Lĩnh vực kinh tế [quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử…]; Lĩnh vực truyền thông [Internet, báo điện tử, mạng xã hội…]; Lĩnh vực giải trí [game, truyền hình, âm nhạc trực tuyến…]; Lĩnh vực hành chính [văn phòng không giấy, chính phủ điện tử…]; Lĩnh vực giáo dục [giải toán trên mạng, đại học điện tử…]; và rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.

2. Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tại UIT như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tại UIT là 4 năm [bao gồm 8 học kỳ chính thức]. Sinh viên có thể xét tốt nghiệp theo một trong hai chuyên ngành là: [1] Mạng máy tính hoặc [2] Truyền thông.

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là tối thiểu 136 tín chỉ, bao gồm: 51 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương; 25 tín chỉ kiến thức cơ sở nhóm ngành; 25 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành; 9 tín chỉ kiến thức bắt buộc theo chuyên ngành xét tốt nghiệp; tối thiểu 12 tín chỉ kiến thức tự chọn; 4 tín chỉ thực tập và đồ án; 10 tín chỉ kiến thức tốt nghiệp theo 2 lựa chọn là làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học các môn thay thế.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tại UIT trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu của UIT

Bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, UIT còn có chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu chất lượng cao với chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đại trà về năng lực chuyên môn; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực ngoại ngữ; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm.

3. Điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu của UIT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu sau khi tốt nghiệp UIT

Như đã nói ở trên, ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu có ảnh hưởng tới khá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người hiện nay như kinh tế, giải trí, truyền thông, giáo dục, hành chính… Chính vì vậy mà sau khi tốt nghiệp ngành học này, bạn sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề tìm kiếm việc làm.

Theo khảo sát về nhu cầu tuyển dụng nhân sự của một số công ty/tổ chức tuyển dụng hàng đầu như linkedin.com, vietnamworks, researchgate.net, cũng như của các tập đoàn mạng truyền thông lớn tại Việt Nam [Viettel, VNPT, Vinaphone, Mobifone], nhu cầu tuyển dụng cử nhân, kỹ sư các ngành liên quan đến mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là rất lớn với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Dưới đây là bột số vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhận:

  • – Trở thành chuyên gia phát triển hạ tầng, dịch vụ mạng, giao thức [network developers].
  • – Làm kỹ sư, chuyên viên thiết kế, cài đặt, phân tích, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính và truyền thông tại các công ty, cơ quan, trường học…
  • – Tự khởi nghiệp và làm chủ công nghệ trong các lĩnh vực ứng dụng Mobile và IoT and Industry 4.0.
  • – Làm cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin tại các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc tại các trường đại học, cao đẳng.
  • – Làm giảng viên giảng dạy về Công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc trung học phổ thông.

Vậy là bài viết “Review ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu trường Đại học Công nghệ Thông tin [UIT]: Ngành “khát nhân lực”, cơ hội việc làm lớn chưa từng có” đã kết thúc và cung cấp các thông tin quan trọng về ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại UIT. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn lựa chọn được ngành học tương lai phù hợp và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề