Mật độ cá thể của quần thể là gì

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

Kích thước của quần thể sinh vật là:

Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

Câu 4: Trang 165 - sgk Sinh học 12

Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?


  • Mật độ cá thể trong quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể đó.
  • Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới:
    • Mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
    • Khả năng siinh sản và tử vong của các cá thể


Trắc nghiệm sinh học 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Từ khóa tìm kiếm Google: mật độ cá thể trong quần thể, mật độ cá thể ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái, câu 4 trang 165 sinh học 12, câu 4 bài 37 sinh học 12

Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

 Ví dụ, mật độ cây thông là 1000 cây/ ha diện tích đồi, mật độ sâu ra là 2 con/m2 ruộng rau…

  Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay điều kiện của môi trường.

 - Mật độ là đặc trưng cơ bản của quần thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác nhau như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ quá cao, các cá thể sẽ cạnh tranh thức ăn, nơi ở… dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ nhau

Câu hỏi:Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. cấu trúc tuổi của quần thể

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể

C. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể

D. tỉ lệ giới tính trong quần thể

Lời giải:

Đáp án:C. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể

Mật độlà số lượng, khối lượng hay năng lượng cá thể của quần thể trên mộtđơn vị diện tíchhaythể tíchmà quần thể sinh sống. Nó cũng chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể.

Mật độ có ý nghĩasinh họclớn, như một tín hiệu sinh học thông tin cho quần thể về trạng thái số lượng thưa hay mau để tự điều chỉnh. Khi số lượng cá thể tăng lên sẽ làm cho mật độ quần thể tăng. Điều này kéo theo việc nguồn sống của môi trường giảm đi,ô nhiễm môi trường. Do vậy mà sức sinh sản giảm, bệnh tật tăng lên làm cho nhiều cá thể bị chết, số lượng cá thể và mật độ giảm đi. Mật dộ giảm thì nguồn sống của môi trường cung cấp cho cá thể lại nhiều lên, sự ô nhiễm môi trường giảm đi, sức sống, sức sinh sản của cá thể tăng lên làm số lượng cá thể tăng. Quá trình này lặp đi lặp lại giúp quần thể duy trì số lượng phù hợp với điều kiện môi trường. Và theo đó mật độ cũng chi phối hoạt độngsinh lýcủa cá thể.

Cách xác định mật độ:

- Đối với quần thểvi sinh vật: đếm số lượng khuẩn lạc trong một thể tích môi trường nuôi cấy xác định.

-Thực vậtnổi [phytoplankton],động vậtnổi [zooplankton]: đếm số lượng cá thể trong một thể tích nước xác định.

-Thực vật, động vật đáy [ít di chuyển]: xác định số lượng trên ô tiêu chuẩn.

-Cátrong vực nước: đánh dấu cá thể, bắt lại, từ đó tìm ra kích thước của quần thể, suy ra mật độ. Công thức:

Trong đó:

-N: Số lượng cá thể của quần thể tại thời điểm đánh dấu

-M: Số cá thể được đánh dấu của lần thu mẫu thứ nhất

-C: Số cá thể được đánh dấu của lần thu mẫu thứ hai

-R: Số cá thể được đánh dấu xuất hiện ở lần thu mẫu thứ hai

-Động vật lớn: Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp: đếm tổ [chim], dấu chân [trên đường di kiếm ăn], số con bị mắc bẫy..

Sức sinh sản và sự tử vong

Sức sinh sảnlà khả năng gia tăng về mặt số lượng của quần thể. Nó phụ thuộc vào sứcsinh sảncủa cá thể. Cụ thể:

-Số lượngtrứnghay con trong một lần sinh, khả năng chăm sóc trứng hay con của cá thể loài đó

-Số lứa đẻ trong một năm [đời], tuổi trưởng thànhsinh dục

-Mật độ

Sự tử vonglà mức giảm số lượng cá thể của quấn thể. Nó phụ thuộc vào:

-Giới tính: sức sống của cá thể cái so với đực

-Nhóm tuổi [cá hay tử vong ở giai đoạn trứng, thủy tức sự tử vong đồng đều ở các lứa tuổi]

-Điều kiện sống

Cùng Top lời giải tìm hiểu vềKhái niệm về quần thể vàCác đặt trưng cơ bản của quần thể sinh vật nhé!

A. Khái niệm về quần thể.

- Các cá thể không thể tồn tại 1 cách độc lập mà phải sống trong 1 tổ chức xác định mới có thể sinh sản, chống kẻ thù và khai thác tốt nhất nguồn thức ăn từ môi trường. Tổ chức đó là quần thể sinh vật.

- Quần thể là nhóm cá thể của 1 loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản [hữu tính, vô tính, trinh sản] để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ. Ví dụ: Sen trong đầm, đàn voi Châu Phi… là những quần thể.

B. Các đặt trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể ….

I. Tỉ lệ giới tính

– Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

II. Nhóm tuổi

– Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể

+ Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

– Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

– Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức.

III. Sự phân bổ cá thể trong quần thể

Gồm 3 kiểu phân bố:

1. Phân bố theo nhóm:

– Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường [di cư, trú đông, chống kẻ thù …]

2. Phân bố đồng đều:

– Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.

3. Phân bố ngẫu nhiên:

– Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

IV. Mật độ cá thể trong quần thể

– Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.

Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật

Tỉ lệ giới tính

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính

Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60

Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau.

Do tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực
Với loài kiến nâu [Formica rufa], nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo điều kiện môi trường sống [nhiệt độ]
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật
Muỗi đực tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và con cái – muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu.
Ở cây thiên nam tinh [Arisaema japonica] thuộc họ Ráy, củ rễ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái, còn loại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây có hoa đực. Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề