Mây tiếng hán việt là gì

Từ điển Hán Việt

Bộ 86 火 hỏa [9, 13] U+7159
煙 yên
烟 yan1
  1. (Danh) Khói (vật chất đốt cháy sinh ra). ◎Như: xuy yên 炊煙 thổi khói. ◇Vương Duy 王維: Đại mạc cô yên trực, Trường hà lạc nhật viên 大漠孤煙直, 長河落日圓 (Sử chí tắc thượng 使至塞上) Sa mạc sợi khói thẳng đơn chiếc, Sông dài mặt trời tròn lặn.
  2. (Danh) Hơi nước, sương móc (chất hơi từ sông núi bốc lên). ◎Như: vân yên 雲煙 mây mờ, yên vụ 煙霧 mù mịt. ◇Thôi Hiệu 崔顥: Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu 日暮鄉關何處是, 煙波江上使人愁 (Hoàng hạc lâu 黄鶴樓) Trời tối, quê nhà nơi đâu? Trên sông khói sóng khiến người buồn. Tản Đà dịch thơ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
  3. (Danh) Riêng chỉ thuốc phiện. ◎Như: yên thổ 煙土 nha phiến chưa luyện, đại yên 大煙 khói thuốc phiện.
  4. (Danh) Thuốc hút, thuốc lá. ◎Như: lao yên 牢煙 thuốc lào, hấp yên 吸煙 hút thuốc.
  5. (Danh) Nhọ nồi, than muội. ◎Như: du yên 油煙 chất dầu đen, dùng để chế ra mực được.
  6. (Danh) Thông với 菸.
  7. Cũng viết là 烟.

禁煙 cấm yên
Mây tiếng hán việt là gì

Xin nói rõ: Sự hiện diện của từ Việt gốc Hán không đem đến vinh dự gì cho tiếng Việt nhưng chắc chắn cũng không làm cho nó giảm giá trị tự thân mảy may nào. Tiếng Gaulois, ngôn ngữ của tổ tiên người Pháp, đã tuyệt tích giang hồ từ trên 2.000 năm nay và bị thay thế bằng tiếng La-tinh bình dân (latin populaire) do người La Mã mang đến rồi địa phương hóa thành tiếng Pháp ngày nay, nhưng thứ tiếng Pháp này đã sản sinh cả một “rừng bút” (hàn lâm) tiếng tăm lừng lẫy. Vấn đề cốt tử là ở người sử dụng ngôn ngữ chứ không phải ở chỗ nó có nhiều từ “thuần gốc” hay không. “Từ thuần Việt”, với chúng tôi, chẳng qua chỉ là những từ ta không/chưa biết được nguồn gốc mà thôi.

Đi là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [移], mà âm Hán Việt hiện hành là di, có nghĩa là “dời chỗ”. Đây là một chữ hình thanh mà nghĩa phù (bộ thủ) là hòa [禾], còn thanh phù là đa [多]. Khi mà thanh phù của chữ di [移] là một chữ/từ có phụ âm đầu Đ [d] thì không phải chuyện lạ nếu nó có một điệp thức là đi, cũng có phụ âm đầu Đ.

Mây không có liên quan gì về từ nguyên với chữ vân, mà bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [霾], có âm Hán Việt là mai, được Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993) giảng là “không khí trung nhân huyền phù trước đại lượng đích yên, trần đẳng vi lạp nhi hình thành đích hỗn dung hiện tượng” [空氣中因悬浖着大量的烟尘等微粒而形成的混浊現象] (Hiện tượng rất nhiều hạt khói, bụi... cực nhỏ lơ lửng trong không khí hòa quyện với nhau mà làm thành). Đơn giản đó là bụi mù và sự “nhích nghĩa” từ bụi mù sang mây không phải là chuyện cấm kỵ trong từ nguyên học. Còn sự “nhích âm” từ mai sang mây (AI > ÂY) là chuyện có thể thấy thêm trong các trường hợp sau đây: – cai [荄], rễ cỏ > cây trong cây cối; – ngai [呆] trong si ngai > ngây trong ngây thơ; – quái [獪], gian trá > quấy trong phải quấy; – sái [曬], phơi nắng > sấy trong sấy khô (sưởi cũng là một điệp thức)...

\n

Về bắt nguồn ở từ vi [圍], mà trong Đồng nguyên tự điển bổ (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1999, tr.176), Lưu Quân Kiệt đã chứng minh là đồng nguyên tự của hồi [回], có nghĩa là “về”. Từ I > Ê, ta còn có: – bì [皮], da > bề trong bề ngoài; – y [咿] trong y a [咿啞], tiếng trẻ con học nói > ê trong ê a; – y [㾨], yếu ớt > ê trong ủ ê, ê chề...

Gió bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ [𩘓], mà âm Hán Việt là du, có nghĩa là “gió” (phong dã [風也]). Từ U > O, ta còn có: – chu [賙], đem cho > cho trong cho không; – chú [㹥], chó vàng đầu đen > chó trong chó mèo: – trú/trụ [住], ở > trọ trong trọ học; – chữ ngũ [午] vẫn còn đọc thành ngọ; – chữ nhu [儒] thường đọc thành nho; nói chung, nhiều chữ theo phiên thiết lẽ ra phải đọc với nguyên âm U nhưng vẫn đọc với O. Xét theo từ nguyên và ngữ âm lịch sử, chữ gió lẽ ra phải viết với D [z] thành dó mới đúng. Trong Tự điển chữ Nôm dẫn giải của Nguyễn Quang Hồng, trừ một chữ “phong” dị thể, tất cả 25 chữ Nôm còn lại dùng để ghi âm “gió” đều hài thanh bằng du [俞] hoặc dũ [愈], là những chữ/từ có phụ âm đầu D [z].

Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999): "v.v.: vân vân, viết tắt; dùng sau một sự liệt kê, có nghĩa là "và còn nữa, không thể kể ra hết". Truyện thơ Nôm khuyết danh Nhị độ mai ghi rành rành: "Hạnh Nguyên ra yết cửa ngoài/ Ngứa gan tấm tức mấy lời vân vân". Và, Truyện Kiều có câu: "Nén hương đến trước Thiên đài/ Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân".

Có phải trong những câu thơ trên, "vân vân" này được hiểu theo nghĩa "còn nữa, không thể kể ra hết"? 

Theo Việt Nam từ điển (1931): "còn thế nữa" là cách hiểu như hiện nay ta đã hiểu. Với câu Kiều vừa dẫn chứng, Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị (1965) cũng có đưa vào mục từ "vân vân" (viết tắt v.v.). 

Cụ Đào Duy Anh cho biết thêm: "Cùng nghĩa như vân vi, chỉ lời này lời khác" (Từ điển Truyện Kiều). "Vân vi" là đầu đuôi câu chuyện", Đại từ điển tiếng Việt giải thích: "Đầu đuôi sự tình" và xếp chung "vân vân/vân vi".

Từ các giải thích trên, ta có thể hiểu nôm na, từ dùng chỉ việc/chuyện nọ, này, kia, còn nữa, còn chưa kể lể/liệt kê ra hết, đầu đuôi gốc ngọn thì sử dụng "vân vân/vân vi"; về sau, "vân vân" lấn lướt, chiếm ưu thế loại bỏ "vân vi". Rồi tự bao giờ "vân vân", chỉ viết gọn lại "v.v…", và ai là người tiên phong khởi xướng để nay đã trở thành thói quen phổ biến? 

Với câu hỏi cố tình bắt bí này, thú thật, tôi đây bí rị bà rì, xin nhường câu trả lời cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học.

Vẫn biết "v.v…" xuất hiện sau khi dứt sự liệt kê, nhưng vẫn có người viết/đọc cực kỳ ngộ nghĩnh: "Vân vân và mây mây". Cách diễn đạt ấy, chỉ có thể xuất hiện trên… báo Tuổi Trẻ Cười (số 1.10.2017), không ai khác chính là người phụ trách chuyên mục "Jesse Cười". 

Âu cũng là một cách nghịch ngợm nhằm tạo ấn tượng cho người đọc/nghe. Sở sĩ như vậy, ai cũng thừa biết "vân" là Hán Việt có nghĩa là mây.

Mây thì bay trên trời, tất nhiên, nhưng "Đi mây về gió" không chỉ hiểu theo nghĩa có phép mầu nhiệm, biến hóa thần kỳ; thường xuyên đi lại, ít ở một nơi cố định. 

Nay đã mở rộng nghĩa, chẳng hạn, chàng kia tâm tình: "Chẳng thèm nói phét làm gì, tớ đây thường xuyên đi mây về gió". Tức chàng ta là phi công - hành nghề bằng phương tiện hiện đại mà đầu thế kỷ XX, người dân nước Nam lần đầu tiên kinh ngạc trước sự việc lạ lùng - như Quận môn Nguyễn Hữu Bài đã cảm nhận: "Mới đó nhập nhờn vừa khỏi đất/ Bỗng đâu phất phới đã ngang trời". 

Đây cũng là lần đầu tiên trong thi ca Việt Nam xuất hiện bài thơ vịnh… chiếc máy bay.

Không chỉ có thế, "đi mây về gió" còn nhằm nói lên cảm giác của những ai nhiễm thói xấu lúc sử dụng chất kích thích để tìm cảm giác "phê như con tê tê". 

Còn "Buôn mây bán gió"? Câu thành ngữ này nhằm chỉ kẻ khoe khoang buôn bán nọ kia nhưng thực ra chẳng nghề ngỗng gì ráo.

Ca dao có câu so sánh rất hàm súc: "Đôi ta như nút với khuy/ Như mây với núi biệt ly không đành". Nếu dại dột thay thế "mây" bằng "vân" (dù không trái nghĩa) nhưng nghe khó lọt lỗ tai. 

Ngược lại, "Quả cau nho nhỏ/ Cái vỏ vân vân", nếu thay đổi "vân vân" bằng "mây mây" thì sao? Thì… tha hồ hứng lấy "gạch đá", vì rằng "vân vân" trong ngữ cảnh này lại hàm nghĩa có nhiều đường cong nhỏ lượn song song tự nhiên trên bề mặt của sự vật nào đó, chẳng dính dáng gì đến mây.

Vâng, dù nghe rõ mồn một từ mây nhưng chẳng dính líu gì đến "vân", cũng chẳng liên quan gì đến "mây". Chẳng hạn, "Mây tắt chẻ ngược, mây nước chẻ xuôi, mây đắng chẻ đầu đuôi chẻ lại", thì chẳng phải mây bay trên trời mà ở đây lại hướng dẫn cách chẻ cây mây. 

Nó cũng đã từng xuất hiện trong thành ngữ "Bứt mây động rừng", tương tự "Đánh trống động chuông", tức nhân việc này mà động đến việc khác. Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1897) của Paulus Của Huỳnh Tịnh cho biết, làm mất lòng nhau, thời đó cũng là gọi là "động".

"Giác Duyên từ biệt giã nàng/ Đeo bầu quẩy níp rộng đường vân du" (Truyện Kiều), thì "vân du" là từ nhằm chỉ đạo sĩ, người tu hành đi đó đi đây giống như mây trôi trên trời, mây bay đi. 

Thế nhưng, một người ân cần hỏi: "Tía má bạn đã trăm tuổi rồi sao?". Người này đáp: "Vâng ạ, song thân của tôi đã vân du tiên cảnh". Ta ngầm hiểu là người đó đã mất.

Ca dao Nam bộ có câu: "Đố ai lên võng đừng đưa/ Lên đu đừng nhún thì chừa lang vân". Dù chưa hiểu rõ nghĩa nhưng do có từ "chừa", lập tức ta biết đó là tính xấu; và sực nhớ đến câu "Lang vân trắc nết", tức thì "lang vân" là chỉ người phụ nữ hư thân mất nết, bỏ chồng đi theo trai.

Không những thế, ta cũng còn biết "vân vũ" là từ Hán Việt có nghĩa "mây mưa" nhằm chỉ thiên nhiên thời tiết, trời cao, thiên giới.

Mày là gì trong tiếng Hàn?

Sở sĩ như vậy, ai cũng thừa biết "vân" là Hán Việt có nghĩa là mây.

Gió từ Hán Việt là gì?

“风” trong tiếng Hán và “Gió” trong tiếng Việt đều chỉ một hiện tượng tự nhiên quen thuộc và cũng hết sức quan trọng đối với đời sống con người.

Liệt tiếng Việt có nghĩa là gì?

Kém, tồi, trái với ưu (cũ). Bài văn kém quá, bị xếp vào hạng liệt.

Vân vũ nghĩa là gì?

Chỉ trên trời cao, thiên giới.