Mẹ bị Basedow có nên cho con bú

Bài viết được tham vấn chuyên môn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trong các rối loạn tuyến giáp sau sinh, cường giáp sau sinh là bệnh lý phổ biến. Đặc biệt, cường giáp dễ tái phát và tiến triển nặng hơn ở giai đoạn sau sinh vì thời điểm này sản phụ ít chú ý tới việc tái khám định kỳ và điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước dưới cổ. Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hormon giáp trạng, tiết vào máu tới các mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ bắp và các cơ quan khác có thể hoạt động ổn định.

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng khả năng sản xuất hormone tuyến [gồm thyroxin và triiodothyronin]. Ở bệnh nhân cường giáp, lượng thyroxin quá nhiều trong cơ thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất tăng cao tới mức độ bất thường.

Người bệnh thường có một số dấu hiệu điển hình như khó ngủ, khó chịu, yếu cơ, tăng nhịp tim, không chịu được nóng, tiêu chảy, phì đại tuyến giáp [bướu cổ] và sụt cân.

Bệnh cường giáp thường được phát hiện với các triệu chứng điển hình

Nguyên nhân gây cường giáp trong quá trình mang thai chủ yếu là do bệnh Basedow [chiếm 80 - 85% các ca bệnh], tỷ lệ gặp là 1/1.500 phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, một vài trường hợp tăng hCG quá cao cũng gây triệu chứng cường giáp.

Cường giáp có thể khiến thai phụ sinh non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ cao mắc suy tim hoặc nhiễm độc giáp cấp. Bệnh Basedow có thể được cải thiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc nặng hơn ở thời kỳ hậu sản.

Những nguy cơ của cường giáp đối với thai nhi là:

  • Cường giáp không được kiểm soát tốt, khiến trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, thai chết lưu, trẻ bị sinh non hoặc có thể bị dị tật bẩm sinh;
  • TSI [hormone kích thích tuyến giáp tăng quá cao]: Đi qua nhau thai, có thể tác động tới tuyến giáp của thai nhi và gây cường giáp ở trẻ sơ sinh;
  • Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp là Thyrozol và PTU đi qua nhau thai, có thể ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp và gây bướu cổ thai nhi.

Bệnh cường giáp trong giai đoạn thai kỳ khiến sản phụ có nguy cơ bị tiền sản giật

Với các trường hợp thai phụ bị cường giáp nhẹ [triệu chứng mờ nhạt, nồng độ hormone tăng nhẹ] sẽ được theo dõi chặt chẽ mà chưa cần điều trị. Với các trường hợp cường giáp nặng, cần điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp thì nên lựa chọn PTU và theo dõi chặt chẽ hormone tuyến giáp hằng tháng, tránh gây suy giáp cho mẹ và bé.

Những thai phụ bị dị ứng thuốc, không thể điều trị với thuốc kháng giáp tổng hợp có thể lựa chọn phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt tuyến giáp cần được cân nhắc chặt chẽ vì nguy cơ biến chứng cao trong gây mê, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Chống chỉ định điều trị i ốt phóng xạ cho phụ nữ mang thai vì i ốt phóng xạ qua nhau thai gây mất chức năng tuyến giáp của thai nhi.

Theo dõi sát chặt chức năng tuyến giáp sau sinh nhằm hạn chế nguy cơ cường giáp tái phát và gây biến chứng nặng

Thông thường, phụ nữ bị cường giáp sau khi sinh bệnh sẽ nặng hơn [trong 3 tháng đầu sau sinh]. Do đó, cần tăng liều thuốc kháng giáp trong thời điểm này. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần được giám sát chặt chức năng tuyến giáp. Trẻ sơ sinh có thể bú sữa mẹ nếu người mẹ được điều trị bằng PTU vì PTU gắn với protein máu cao, ít qua sữa mẹ hơn các loại thuốc điều trị cường giáp khác.

Thời gian điều trị và theo dõi cường giáp khá dài. Nguy cơ tái phát cường giáp sau sinh là khá cao vì ở thời điểm này sản phụ quá bận rộn nên không chú trọng tới việc khám sức khỏe định kỳ. Đã có nhiều trường hợp nhập viện với tình trạng xấu do cường giáp tái phát.

Do đó, sau khi sinh, sản phụ cần đặc biệt chú ý tới việc tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ trong việc tái khám định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định. Việc này tránh để tình trạng cường giáp ngày càng nặng hơn hoặc chuyển sang trạng thái suy giáp do dùng thuốc quá liều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời, bên cạnh việc dùng thuốc và tái khám theo dõi, người mẹ cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống, hạn chế căng thẳng, lo âu,...

Tập thể dục sau sinh nhằm phòng ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp

Để phòng ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp sau sinh, phụ nữ mới sinh nên chú ý tới những điều sau:

  • Ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều trái cây, các loại ngũ cốc, thịt nạc vào chế độ ăn,... Đây là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe và tốt cho sữa mẹ;
  • Tập thể dục sau sinh, khởi đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ theo tình trạng sức khỏe bản thân;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Người bị cường giáp nên hạn chế thức ăn nhiều i ốt và các chế phẩm từ sữa như cá biển, tảo bẹ, cua biển, nước mắm, muối i ốt, phô mai, bơ, kem, sữa chua,...

Nếu băn khoăn về bệnh cường giáp, đặc biệt khi có ý định mang thai, sinh con, tốt nhất người bệnh nên đi khám chuyên khoa nội tiết tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City để được thăm khám và nhận được lời khuyên chính xác nhất.

Vinmec Times City là địa chỉ khám nội tiết được nhiều khách hàng lựa chọn vì:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân;
  • Cơ sở vật chất tiện nghi, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh;
  • Cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện;

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị Basedow và đã điều trị bình giáp từ 2017. Đến 2020, em mang thai và có đi kiểm tra thì bệnh vẫn ổn. Hiện giờ, bé được 9 tháng và em bị tái phát. Kết quả xét nghiệm: T3 là 5,25, TSH < 0,005. Bác sĩ cho em hỏi điều trị Basedow khi cho con bú như thế nào? Em có thể uống thuốc nào? Em có phải cai sữa bé không thưa bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ nội trú Trịnh Ngọc Anh - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Điều trị Basedow khi cho con bú như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Trường hợp người bệnh Basedow bị cường giáp tái phát sau sinh khá thường xảy ra. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ bệnh và lựa chọn phương án điều trị. Vì các thuốc kháng giáp khi uống có thể bài tiết qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến bé nên giải pháp tốt nhất là bạn nên cai sữa cho con để tập trung vào điều trị bệnh.

Nếu bạn còn thắc mắc về Basedow, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Khi mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú không?

Thứ Ba ngày 25/12/2018

  • Những lưu ý sau khi mổ bướu cổ mà bạn cần nắm
  • Chữa bướu cổ bằng quả óc chó với mật ong hiệu quả bất ngờ
  • Chú ý: Cảnh giác trước nguy cơ bướu cổ đơn thuần ở trẻ em

Khi mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và đặt ra. Vậy thì, chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

Bệnh bướu cổ là bệnh gì?

Bệnh bướu cổ thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Bệnh bướu cổ là một bệnh lý mà tuyến giáp của một người phát triển lớn hơn bình thường. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do người bệnh có chế độ ăn hàng ngày bị thiếu Iot.

Xét về giới tính, bệnh lý này thường mắc ở nữ giới nhiều hơn nam giới và đặc biệt là bệnh bướu cổ đơn thuần ở trẻ emtrong độ tuổi dậy thì, cho con bú hay mãn kinh. Chính vì thế, rất nhiều phụ nữ trong thời kì cho con bú mắc phải bệnh lý này và họthường đưa ra câu hỏi mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú hay không.

Vì sao phụ nữ cho con bú dễ mắc bệnh bướu cổ?

Như đã nói ở trên, phụ nữ trong thời kì cho con bú là một đối tượng rất dễ mắc bệnh bướu cổ. Vậy, nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu?

Bình thường, khi cơ thể một người hấp thụ một lượng iot thì sẽ phục vụ và đáp ứng hoàn toàn cho nhu cầu của người đó. Tuy nhiên, khi cho con bú, lượng iot phải chia cho cả bé hấp thụ thông qua việc cho bú. Chính vì thế, lượng iot của mẹ không đủ.

Khi lượng iot trong cơ thể không đủ thì rất dễ khiến cho mẹ bị mắc bệnh bướu cổ. Đó cũng chính là một nguyên nhân khá đơn giản khiến cho các chị em trong thời kì cho con bú dễ mắc bệnh bướu cổ.

Khi mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú không?

Mẹ nên lưu tâm đến quá trình điều trị cảu mình để quyết định có cho con bú hay không

Có lẽ câu hỏi này là một câu hỏi được các mẹ bỉm sữa không may mắc phải bệnh lý này đặc biệt quan tâm. Vẫn biết rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu cũng như rất tốt cho sức đề kháng của bé.

Tuy nhiên, tùy vào từng loại bệnh bướu cổ khác nhau mà có những can thiệp y tế khác nhau. Trong quá trình cho con bú, nếu như điều trị bằng bất cứ phương pháp nào thì các mẹ cũng cần đặc biệt lưu tâm và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Khi mẹ uống thuốc bướu cổ khi mang thai, không ít thì nhiều thuốc đó sẽ ảnh hưởng tới sữa mẹ cho bé bú. Và, đã là thuốc kháng sinh thì thường có những tác động không tốt chút nào tới bé. Chính vì thế, mẹ phải nghiên cứu kĩ lưỡng cũng như nghe tư vấn từ bác sỹ đề có quyết định tốt nhất.

Các nghiên cứu về thuốc kháng giáp đều cho thấy rằng các loại thuốc này hoàn toàn có thể sử dụng cho đối tượng phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, tùy vào từng loai thuốc cũng như liều lượng sử dụng mà mức độ ảnh hưởng tới bé là nhiều hay ít.

Mẹ cần phải đi khám để nắm được tình trạng bệnh lý của mình đang ở mức độ nào cũng như báo cho bác sỹ biết mình đang cho con bú để có phương pháp và loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Từ đó, mới không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú hay không còn phụ thuộc vào loại thuốc mà mẹ sử dụng. Đa số hiện nay, các trường hợp khi sử dụng phương pháp đúng theo lộ trình bác sỹ đưa ra đều hoàn toàn có thể cho con bú tới 2 tuổi mà không ảnh hưởng tới bé.

Mặc dù, bệnh bướu cổ không ảnh hưởng quá nhiều tới phụ nữ cho con bú nhưng nói đi cũng phải nói lại, bệnh nên được phát hiện và điều trị sớm để tránh để lại biến chứng. Nên phòng bệnh bằng những phương pháp cực kì đơn giản mà hiệu quả.

Phòng tránh bệnh bướu cổ như thế nào?

Nên xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý

Để không phải đặt ra câu hỏi mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú thì chúng ta nên có phương pháp phòng bệnh ngay từ bây giờ. Phương pháp phòng bệnh này được đánh giá là cực kì đơn giản và hiệu quả, ai cũng có thể áp dụng được.

Nói đến bệnh bướu cổ thì nguyên nhân hàng đầu chính là do thiếu iot trong khẩu phần ăn hàng ngày của người đó. Gây nên tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng và khiến cho tuyến giáp tiết quá nhiều trong dài ngày, tuyến giáp bị sưng to.

Từ đó, các tế bào tuyến giáp có thể xuất hiện tình trạng hoại tử, sưng to… Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Theo lời khuyên của các bác sỹ thì các bà nội trợ cần tăng cường sử dụng các loại muối iot trong bữa ăn hàng ngày. Nếu như trước đây muối iot xuất hiện trong bữa ăn nhiều và phổ biến thì hiện nay các loại hạt nêm đôi khi hàm lượng muối iot thấp không đủ cho cơ thể.

Vậy nên, để không phải đặt ra câu hỏi mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú không hãy là một người nội trợ thông minh, xây dựng cho mình một khẩu phần ăn uống hợp lý với hàm lượng iot đầy đủ. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn không phải đối mặt với bệnh bướu cổ.

Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi mẹ bị bướu cổ có nên cho con bú không sẽ giúp các mẹ bỉm sữa cũng như quý bạn đọc hiểu hơn bệnh lý này trong giai đoạn cực kì nhạy cảm.

Diệu Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bướu cổ
  • ung bướu

Video liên quan

Chủ Đề