Mua đứt bán đoạn tiếng anh là gì năm 2024

đến nay đã thực sự tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách; xây dựng, triển khai các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chuyên ngành phù hợp với điều kiện cụ thể, quy luật tự nhiên "thuận thiên", chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, sống chung với hạn, mặn.

Có thể nói, Nghị quyết đã mang lại luồng sinh khí mới, tạo sự quan tâm sâu rộng cũng như tạo nên tiếng nói chung cho sự phát triển bền vững của Vùng ĐBSCL, đây là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế biến "nguy thành cơ". Hiện nay chúng ta đang chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Trên cơ sở đó, tỉnh Bạc Liêu đã xác định và chỉ đạo triển khai thực hiện "Nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo" là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với nhiều giải pháp nhằm nâng tầm nông - thủy sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP; xây dựng mô hình nông nghiệp điển hình dựa trên các lợi thế, đặc thù của tỉnh.

Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước đa dạng, với 3 vùng sinh thái [mặn, lợ, ngọt] nên, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản, với diện tích trên 140.000 ha; với nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao hàng đầu quốc gia.

Là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của cụm sản xuất, chế biến, xuất khẩu, tiêu thụ tôm của vùng ĐBSCL, Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng đề án Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, và UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 28/7/2020.

Từ những lợi thế đó, thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm và đạt được nhiều thành quả quan trọng, khẳng định việc xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn cả về trước mắt lẫn lâu dài; không chỉ tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn khẳng định đây là hướng đi đúng, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tăng nhanh năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng và bền vững gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường, hướng đến tạo thương hiệu "tôm sạch Bạc Liêu".

Dù vậy, ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn như:

[1] Về môi trường và cơ sở hạ tầng: Nhất là biến đổi khí hậu, nước biển dâng; môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm [do việc xả thải trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất của các công ty, doanh nghiệp, nguồn nước bị nhiễm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ việc sản xuất nông nghiệp vùng ngọt và ảnh hưởng của việc xả thải từ mô hình nuôi tôm siêu thâm canh,…], dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ngày càng nhiều.

Thời gian qua tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nói chung, trong nuôi tôm nói riêng, nhất là trang bị đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nước thải đảm bảo theo quy định trước khi thải ra môi trường [Hầm Biogas, ao chứa thải xử lý,...] và tỉnh cũng ban hành quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, kiên quyết có chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, vấn đề này thời gian qua tỉnh còn nhiều khó khăn do hệ thống hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản của tỉnh còn yếu, thiếu, hệ thống thủy lợi không thể tách riêng [hệ thống kênh cấp và hệ thống kênh thoát]. Các công trình Cầu, Cống theo tuyến đê biển Đông làm chậm nên dẫn đến thiếu nước cung cấp vùng sản xuất.

[2] Khó khăn về chi phí đầu vào như: con giống, thức ăn, chế phẩm xử lý môi trường,… đều tăng rất mạnh, giá tôm không ổn định. Nguồn tôm giống chất lượng chưa được người nuôi quan tâm.

[3] Quản lý ngành công nghiệp phụ trợ [giống, thức ăn, thức ăn bổ sung, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, sản phẩm xử lý môi trường,…] cũng rất khó khăn, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng thường xuyên xảy ra gây nguy hại cho người tiêu dùng và gây thiệt hại đối với sản xuất của nông, ngư dân.

[4] Việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống, một bộ phận thiếu vốn đầu tư cũng như thiếu các thông tin kỹ thuật mới và trình độ trong việc áp dụng các khoa học kỹ thuật [đa số lao động trẻ có xu hướng ra thành thị làm việc, lao động nông thôn chủ yếu là người lớn tuổi nên việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế].

[5] Mô hình hợp tác, liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp bước đầu được triển khai nhưng còn bất cập về phương thức đầu tư, liên kết bao tiêu sản phẩm, quy mô sản xuất thủy sản chủ yếu là kinh tế hộ, còn manh mún, nhỏ lẻ, sản lượng sản xuất chưa đủ lớn, tập trung. Chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

[6] Tỉnh chưa xây dựng và phát triển được thương hiệu. Hiện nay, tỉnh đang đẩy nhanh xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Tôm sạch Bạc Liêu" cho sản phẩm tôm của tỉnh Bạc Liêu và tăng cường hướng dẫn, mã số ao nuôi.

[7] Người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và tầm quan trọng của việc đăng ký cấp mã số đối tượng nuôi chủ lực; chưa thấy được quyền lợi từ việc đăng ký mã số cơ sở nuôi.

[8] Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa nắm bắt kịp các tiêu chuẩn, yêu cầu của nước nhập khẩu như "Lệnh 248" về quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu và "Lệnh 249" về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Đã ảnh hưởng một phần trong chuỗi cung ứng thủy sản [do không đáp ứng các yêu cầu, bị trả hàng] các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu. Đây có thể nói là khó khăn lớn của các công ty, doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu thủy sản và cũng là cơ hội để chuẩn hóa ngành hàng thủy sản theo các yêu cầu của quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chủ Đề