Năm 2010 có bao nhiêu trẻ em được sinh ra?

- Theo Ban chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trong giai đoạn 2011 – 2015, mỗi năm thành phố có khoảng 120.000 trẻ ra đời, tỷ suất sinh năm 2012 cao nhất là 19,36 phần nghìn sau đó giảm dần, dự kiến cuối năm 2015 tỷ suất sinh là 15,8 phần nghìn. Thành phố hoàn thành chỉ tiêu công tác dân số năm 2015 và giai đoạn 2011 – 2015.

 

 Ảnh minh họa [Nguồn: Bằng Yên]

Tương tự, năm 2012, toàn thành phố có 11.860 trẻ là con thứ ba, nhưng tỷ lệ sinh con thứ ba có xu hướng giảm dần từ năm 2013 trở lại đây. Dự kiến năm 2015, tỷ lệ sinh con thứ ba toàn thành phố đạt 7,13%, giảm 0,3% so với năm 2010, hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Tỷ số giới tính khi sinh từ 117 trẻ trai/100 trẻ gái [năm 2010] đã giảm dần qua các năm và đang duy trì ở mức 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Dự kiến cuối năm 2015, thành phố duy trì ở mức 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái, hoàn thành chỉ tiêu giai đoạn 2011 – 2015.

Trong 5 năm, tổng ngân sách đầu tư cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại thành phố là trên 191 tỷ đồng. Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã chi thù lao cho đội ngũ cộng tác viên theo quy định. Theo Ban chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, qua 5 năm triển khai, kết quả cho thấy nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành thì nơi đó chất lượng, hiệu quả chương trình được đảm bảo. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách về dân số cũng hiệu quả hơn ở các quận, huyện của thành phố. Nội dung và hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Các mô hình nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai hiệu quả, đặc biệt là đề án tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố, hạn chế số trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh và số trẻ mắc các bệnh chuyển hóa hàng năm.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là quy mô dân số đông, địa bàn rộng, trong đó còn 18 huyện, thị xã có mức sinh cao so với toàn quốc và các thành phố trực thuộc Trung ương. Mức sinh giảm nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ sinh con thứ ba có giảm nhưng chưa ổn định, ở một số huyện tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn ở mức cao. Tại một số đơn vị, công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở chưa được quan tâm thường xuyên, nhiều đơn vị chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm. Một số quận, huyện tuyển dụng viên chức làm công tác dân số còn chậm như Thạch Thất, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Ứng Hòa.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu duy trì mức sinh thấp hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, ổn định cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Trong giai đoạn này, thành phố phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản, duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 12,5 phần nghìn; giảm tỷ suất sinh bình quân 0,1 phần nghìn/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên bình quân là 0,1%/năm. Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh không vượt quá 115 trẻ trai/100 trẻ gái; đảm bảo ổn định quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, duy trì mức sinh thay thế một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn Thủ đô, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng./.

  • Quyết định số 322/QĐ-TTr Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Công văn số 2671/LĐTBXH-TCGDNN V/v hưởng ứng ngày Kỹ năng nghề thanh niên thế giới năm 2023
  • Quyết định số 853/QĐ-LĐTBXH về việc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với công ty cổ phẩn Vinaconex Sài Gòn
  • Quyết định số 852/QĐ-LĐTBXH về việc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với công ty TNHH đào tạo quốc tế Đông đô
  • Quyết định số 855/QĐ-LĐTBXH về việc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia Long

Khi bắt đầu chuyển sang năm mới 2019, vì cộng đồng UNICEF kêu gọi các quốc gia thực hiện đầy đủ quyền được sống và có sức khỏe tốt của mọi trẻ sơ sinh

02 Tháng 1 2019

UNICEF Viet Nam\Truong Viet HungTăng cường hỗ trợ vì cộng động chào đón 4000 trẻ em được sinh ra vào ngày đầu năm mới

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

NEW YORK/HÀ NỘI, ngày 1 tháng 1 năm 2019 – UNICEF ước tính có khoảng 4.240 em bé sẽ được sinh ra tại Việt Nam vào đúng ngày đầu tiên của năm mới 2019. Điều này cũng có nghĩa số Trẻ em Việt Nam sẽ chiếm khoảng hơn 1% số 395.072 trẻ ước tính được sinh trong ngày đầu tiên của năm mới trên toàn cầu.

Ở các thành phố trên khắp thế giới, người dân không chỉ chào đón năm mới với nhiều hoạt động lễ hội mà còn chào đón những công dân nhỏ tuổi nhất mới được sinh ra đời. Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm, Sydney sẽ chào đón khoảng 168 em bé chào đời, tiếp đến là Tokyo 310 em, Bắc Kinh 605 em, Madrid 166 em và cuối cùng là New York 317 em.

Fiji ở Khu vực Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ là nơi đón chào em bé được sinh ra đầu tiên của năm 2019. Hoa Kỳ sẽ là nơi cuối cùng. Ước tính hơn 20% trẻ em được sinh ra ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương. Ước tính hơn nửa số em bé được sinh ra vào năm mới sẽ ở tám quốc gia:

  1. Ấn Độ — 69,944
  2. Trung Quốc — 44,940
  3. Nigeria — 25,685
  4. Pakistan — 15,112
  5. Indonesia — 13,256
  6. Mỹ — 11,086
  7. Cộng hòa Dân chủ Công gô — 10,053
  8. Bangladesh — 8,428

Trên khắp thế giới vào ngày 1 tháng 1, các gia đình sẽ vui mừng chào đón vô vàn các em bé được đặt tên là Alexander, Avesha, Zheng và Zainab. Nhưng tại một số quốc gia khác, nhiều em bé thậm chí còn chưa kịp được đặt tên vì các em không may mắn sống sót qua ngày đầu tiên của cuộc đời mình.

Năm 2017, có khoảng 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong ngay trong ngày đầu đời và 2,5 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên. Hầu hết những trẻ em này tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được như sinh non; biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở; những lây nhiễm như nhiễm trùng và viêm phổi. Có thể thấy, đây chính là sự vi phạm quyền căn bản nhất của trẻ em là quyền được sống.

“Trong ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta hãy cùng cam kết thực hiện đầy đủ mọi quyền của trẻ em, bắt đầu với quyền được sống”, Bà Charlotte Petri Gornitzka, Phó Giám đốc điều hành UNICEF, chia sẻ. “Chúng ta có thể cứu được tính mạng của hàng triệu em bé nếu chúng ta đầu tư vào việc tập huấn và trang bị kiến thức cho những cán bộ y tế địa phương để tất cả trẻ em được sinh ra trong vòng tay an toàn.”

2019 cũng là năm đánh dấu 30 năm Công Ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em được thông qua, là dịp để UNICEF tiến hành các hoạt động kỷ niệm vì cộng đồng trong suốt cả năm. Theo Công Ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em, một trong những cam kết của các chính phủ là thực hiện các biện pháp để bảo đảm mọi trẻ em được sống thông qua việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng.

Trong vòng ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến những tiến bộ rõ rệt trong việc bảo đảm quyền được sống của trẻ em, giảm một nửa số trẻ em tử vong dưới năm tuổi. Tuy nhiên, những bước tiến đối với trẻ sơ sinh còn chậm. Trẻ em tử vong trong tháng đầu đời chiếm 47% tổng số trẻ tử vong dưới năm tuổi.

Chiến dịch Every Child Alive [Mọi trẻ em đều được sống] của UNICEF kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào việc cung cấp các giải pháp chăm sóc y tế có chất lượng, giá thành hợp lý, cho tất cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Những giải pháp này bao gồm cung cấp nước sạch và điện ổn định cho các cơ sở y tế, người đỡ đẻ có kỹ năng thành thạo hỗ trợ trong suốt quá sinh nở, trang thiết bị và thuốc men đầy đủ để phòng ngừa và điều trị các biến chứng trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh con. Đồng thời tăng quyền cho trẻ em gái và phụ nữ để họ hiểu và có nhu cầu sử dụng những dịch vụ y tế có chất lượng.

###

Ghi chú cho biên tập viên

Để biết thêm thông tin chi tiết về con số ước tính chưa được làm tròn về số lượng trẻ được sinh ra và tuổi thọ tương ứng ở 190 quốc gia, hãy bấm vào đây.

Để biết thêm thông tin về mười tên trẻ em phổ biến nhất ở 20 quốc gia và số trẻ được sinh ra ở 26 thành phố, hãy bấm vào đây. UNICEF hợp tác với  World Data Lab về mặt số liệu.

Số trẻ sơ sinh được ước tính từ các chỉ số và bảng số liệu từ Viễn cảnh Dân số Thế giới của Liên Hợp Quốc [2017]. Trên cơ sở những số liệu này, thuật toán mã hóa dữ liệu của World Data Lab dự đoán số trẻ em được sinh ra mỗi ngày theo quốc gia và tuổi thọ tương ứng của trẻ em quốc gia đó. Những phương pháp tương tự cũng được áp dụng để tính số trẻ em được sinh ra ở các thành phố của Mỹ và các thành phố khác trên thế giới. Những nguồn dữ liệu khác bao gồm Dữ liệu của Liên Hợp Quốc, các dịch vụ của chính phủ Mỹ, và số liệu thống kê của một số quốc gia.

Để tải ảnh minh họa cho thông tin này, mời truy cập tại đây.

Liên hệ báo chí:

  • Ông Louis Vigneault-Dubois, UNICEF Việt Nam +84-4-38500241; +84-966539673; email : lvigneault@unicef.org
  • Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-4-38500225; +84-904154678; email: ntthuong@unicef.org

Liên hệ báo chí

Bà Raquel Fernandez

Trưởng Chương trình Truyền thông

UNICEF Việt Nam

ĐT: +84 [024] 3850 0100

ĐT: +84 [0]98 549 9748

Email: rafernandez@unicef.org

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương

Chuyên gia Truyền thông

UNICEF Việt Nam

ĐT: +84 [024] 38500225

ĐT: +84 [0]904154678

Email: ntthuong@unicef.org

Giới thiệu về UNICEF

UNICEF thúc đẩy quyền và phúc lợi của mọi trẻ em, trong tất cả các hoạt động của mình. Cùng với các đối tác, chúng tôi hoạt động tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để biến cam kết thành hành động thiết thực, tập trung nỗ lực đặc biệt vào việc tiếp cận những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và bị loại trừ, vì lợi ích của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi.

Để biết thêm thông tin về UNICEF và công việc mà chúng tôi đang làm vì trẻ em hãy truy cập //www.unicef.org/vietnam/vi 

Chủ Đề