Ngân hàng nào cho Tân Hoàng Minh vay

Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho biết, công ty đã thực hiện tư vấn hồ sơ chào bán trên cơ sở các thông tin, tài liệu do Công ty Ngôi Sao Việt cung cấp.

Đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên trong năm 2021 của Ngôi sao Việt tổ chức phát hành chịu trách nhiệm về những thông tin công bố trong hồ sơ chào bán. Kết quả thực hiện chào bán sơ cấp [lần đầu] toàn bộ số lượng trái phiếu phát hành tương đương giá trị 800 tỷ đồng cho một nhà đầu tư tổ chức là Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Công ty CP Chứng khoán An Bình [ABS] cũng lên tiếng xác nhận đã tư vấn phát hành cho Công ty Soleil mã hiệu trái phiếu SOLCH2123001, với tổng trị giá 800 tỷ đồng là trái phiếu có tài sản bảo đảm và bảo lãnh thanh toán. Tập đoàn Tân Hoàng Minh tiếp tục nhà đầu tư duy nhất mua toàn bộ số trái phiếu của đợt phát hành này.

Cả BVSC và ABS đều khẳng định không tư vấn hay phân phối tài liệu chào bán hoặc tham gia bất kỳ khâu nào để bán thứ cấp đối với trái phiếu này từ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh hay bất kỳ trái phiếu nào liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh hoặc các công ty liên quan cho các nhà đầu tư khác.

Công ty Ngôi Sao Việt có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ với nhà đầu tư có tên trong danh sách trái chủ tính đến ngày 3/4/2021 được đăng ký lưu ký tại BVSC.

Đại diện ABS khẳng định không cung cấp hoặc hợp tác với bên thứ ba để cung cấp bất kỳ sản phẩm tài chính nào liên quan tới trái phiếu nêu trên; không cam kết thu xếp thanh khoản, tìm kiếm khách hàng mua, mua lại trái phiếu này trên thị trường thứ cấp.

"ABS không đầu tư tự doanh, nắm giữ trái phiếu này hoặc trái phiếu bất kỳ của Tập đoàn Tân Hoàng Minh hoặc các công ty liên quan. Với tư cách là đại lý lưu ký, ABS đã dừng tiếp nhận và giải quyết thủ tục chuyển nhượng trái phiếu mã SOLCH2123001 từ ngày 03/4/2022", ABS cho biết.

Ngân hàng SHB cũng khẳng định SHB là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu SOLCH2123001 của Công ty Cổ phần Đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, trị giá lô trái phiếu 800 tỷ đồng; và lô trái phiếu NSVCH2125001 của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt, trị giá lô trái phiếu 800 tỷ đồng.

Việc SHB cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm là phù hợp với quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của SHB chỉ giới hạn trong nghiệp vụ cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản mà không tham gia vào giao dịch giữa các bên

SHB khẳng định không bảo lãnh phát hành, không bảo lãnh thanh toán, không đầu tư và không phân phối 2 lô trái phiếu nêu trên. SHB chỉ là tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm như đã nêu trên. SHB cam kết sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với dịch vụ quản lý tài khoản và dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm cho 2 lô trái phiếu trên theo quy định của pháp luật.

"Nghĩa vụ của SHB chỉ giới hạn trong nghiệp vụ cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản mà không tham gia vào giao dịch giữa các bên", ngân hàng SHB cho hay.

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước [UBCKNN] hôm 3/4 đã công bố hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7/2021 - 3/2022 của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil [thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh].

Theo UBCKNN, các công ty này đã có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin khi phát hành trái phiếu riêng lẻ, thực hiện 9 đợt chào bán trái phiếu để huy động vốn với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng.

Vẫn ‘ngóng’ chờ tin phân bổ room tín dụng

22:56 2/9

Trước nỗi lo lạm phát ngày càng tăng, quan điểm cứng rắn về tăng trưởng tín dụng của cơ quan điều hành khiến nhiều ngân hàng bị "hẫng".

Lý do tốc độ tăng trưởng tín dụng chững lại Sốt ruột chờ nới 'room' tín dụng

VCBS: Nếu Tân Hoàng Minh vỡ nợ, nhiều ngân hàng và thị trường tài chính sẽ bị ảnh hưởng

Các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán VCBS cũng cho rằng, sự việc Tân Hoàng Minh sẽ tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng huy động vốn của nhóm doanh nghiệp ngành này.

Tài sản đảm bảo trái phiếu doanh nghiệp của nhóm Tân Hoàng Minh có mức độ khả thi thấp

Liên quan đến quyết định hủy 9 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của nhóm công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, các chuyên gia phân tích của VCBS cho rằng, theo thông tin công bố trên cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp, các khoản trái phiếu của các doanh nghiệp trên đều là các trái phiếu có tài sản đảm bảo bằng quyền sử dụng đất kèm chứng thư định giá hoặc bằng các tài sản thế chấp là cổ phiếu với giá trị theo chứng thư định giá có giá trị 130% - 200% giá trị của các đợt huy động.

Tuy nhiên, đây hầu hết là các doanh nghiệp chưa niêm yết do đó khả năng thanh lý tài sản đảm bảo sẽ có mức độ khả thi thấp hơn và mất nhiều thời gian trong quá trình xử lý thu hồi tài sản đảm bảo.

Trên thực tế, các lô trái phiếu trên phần nhiều đã được phân phối đến các nhà đầu tư cá nhân với các gói kỳ hạn và giá trị linh hoạt. Cùng với đó, trong 8 lô trái phiếu đã tiến hàng công bố thông tin, 2 lô đã hoàn thành kỳ trả lãi đầu tiên cho các trái chủ. Điều này tiềm ẩn nhiều phức tạp trong quá trình huỷ các đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trên. Do đó, cần thêm thời gian để chờ đợi các văn bản hướng dẫn của các cơ quan lý đối với hướng giải quyết dành cho các trái chủ.

Ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản và thị trường tài chính bị ảnh hưởng

VCBS đánh giá, trong trường hợp các cơ quan quản lý có thể phối hợp với Tân Hoàng Minh giải quyết ổn thỏa quyền lợi của trái chủ là tổ chức và cá nhân thì mức độ thiệt hại sẽ được giới hạn trong phạm vi hẹp.

Ngược lại nếu Tân Hoàng Minh vỡ nợ hoặc phá sản thì lúc đó thị trường tài chính cũng như các ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng cho Tân Hoàng Minh sẽ chịu tác động lan tỏa mạnh hơn. Về phía các ngân hàng, tác động trực tiếp của việc hủy kết quả phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh là không nhiều.

Đối với các ngân hàng với vai trò là bên mua trái phiếu, theo thông tin hiện có thì các tổ chức tín dụng đã tham gia mua ít nhất 3 đợt phát hành trái phiếu của nhóm Tân Hoàng Minh, tuy nhiên quy mô của 3.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của 3 đợt ở trên và 10.000 tỷ đồng trái phiếu của cả 9 đợt phát hành vẫn là mức có tỷ trọng thấp so với tổng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản, việc hủy kết quả phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh trong ngắn hạn sẽ tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng huy động vốn của nhóm doanh nghiệp cùng ngành trên khi nhà đầu tư sẽ có góc nhìn dè dặt hơn rất nhiều về tính an toàn của sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp bất động sản từ năm 2018 khi nguồn tín dụng cho bất động sản bắt đầu được siết chặt.

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản tương đương có thể cân nhắc tất toán bán lại trước thời hạn và chấp nhận chi phí phạt hoặc bán với giá chiết khấu.

Ở chiều ngược lại, các tổ chức tài chính có thể được hưởng lợi về phí, nhưng sẽ đối mặt áp lực hấp thụ nguồn cung đột biến này. Điều này có thể tạo ra sự dịch chuyển dòng vốn sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản hay vàng trong bối cảnh lãi suất ngân hàng vẫn đang được duy trì ở ngưỡng thấp so với thời điểm trước dịch.

Nhìn rộng hơn, đứng từ góc độ cơ quan quản lý, đây là bước đi được cho là cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong dài hạn.

Đồng thời, không loại trừ khả năng thông tư sửa đổi Thông tư 153 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ có những điều khoản siết chặt hơn so với dự thảo đang được đưa ra lấy ý kiến thị trường.

Ở một khía cạnh khác sự kiện này là cơ hội để các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp chất lượng khẳng định được độ tín nhiệm với các nhà đầu tư.

“Nhìn chung, các động thái gần đây của các cơ quan quản lý với các sai phạm trong linh vực tài chính, chứng khoán sẽ góp phần thanh lọc thị trường gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán nói riêng và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nói chung”, VCBS nhận định.

Theo thông tin trên website chính thức của Tân Hoàng Minh Group, tập đoàn này có 7 đơn vị thành viên là: Công ty CP Đầu tư & Dịch vụ Khách sạn Soleil; Công Ty CP Cung điện Mùa Đông; Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt; Công ty CP Quản lý Bất động sản ALG; Công ty Cổ phần THM Green; Công ty CP sản xuất và thương mại THM - Concrete; Công ty CP Nhà D' Land.

Tìm hiểu của PV. VietNamNet cho thấy, 5/7 công ty con của tập đoàn đã vay nợ hàng nghìn tỷ đồng thông qua việc sử dụng các tài sản đảm bảo. Trong đó, năm 2013, Công ty Cổ phần Đầu tư & Dịch vụ Khách sạn Soleil [Công ty Soleil] đã vay tới 1.250 tỷ đồng để hoạt động kinh doanh.

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh - tại buổi đấu giá đất Thủ Thiêm ngày 10/12/2021

Một thành viên khác của Tân Hoàng Minh là Công ty CP Cung điện Mùa Đông cũng đã được cấp tín dụng trị giá gần 650 tỷ vào ngày 17/12/2020. Tài sản đảm bảo cho khoản vay lớn trên là quyền tài sản đối với toàn bộ phần diện tích thương mại thuộc Dự án Công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ và căn hộ chung cư tại số 2 Đặng Thai Mai [quận Tây Hồ, TP.Hà Nội].

Mới đây, ngày 22/11/2021, Công ty Tài chính CP Điện lực cũng cho Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông vay 254 tỷ. Tài sản thế chấp là toàn bộ quyền tài sản hình thành từ hợp đồng của công ty con Tân Hoàng Minh vào dự án khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng tại Dự án Khu Du lịch phức hợp Hoàng Hải [huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang].

Chưa dừng lại, DN nổi tiếng trong vụ “hét giá tỷ đô rồi bỏ cọc” tại Thủ Thiêm là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt cũng vay ngân hàng số tiền lớn vào cuối năm 2021. Tài sản đảm bảo ước tính khoảng 600 tỷ đồng. Cụ thể, tài sản là hơn 3 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và thương mại Việt Tiến do Công ty Ngôi Sao Việt nắm giữ. Ngoài ra, ông Đỗ Hoàng Minh và ông Đỗ Hoàng Việt [hai con của ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tân Hoàng Minh] cũng thế chấp khoảng số cổ phần giá trị gần 300 tỷ.

Trước đó, một thành viên khác của Tân Hoàng Minh là Công ty Cổ phần THM Green đã thực hiện vay vốn hàng trăm tỷ bằng việc thế chấp cho ngân hàng toàn bộ các quyền tài sản và lợi ích liên quan tới việc mua bán 45 căn hộ chung cư thuộc Dự án D’Palais De Louis [quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội]. Đây được coi như nơi quy tụ các “căn hộ đế vương” của Tân Hoàng Minh.

Không chỉ thế chấp nhiều dự án BĐS để vay hàng trăm tỷ, một công ty con khác là Công ty CP sản xuất và thương mại THM - Concrete lại đứng pháp lý, vay những khoản tín dụng nhỏ.

Đơn cử, với khoản vay vào giữa năm 2020, Công ty Concrete thế chấp trạm trộn; công trình biến áp; máy phát điện; hệ thống thiết bị làm mát nước; máy đào để vay 13,3 tỷ đồng. Thậm chí, thành viên trong hệ sinh thái Tân Hoàng Minh tiếp tục thế chấp 30 xe trộn bê tông để vay gần 30 tỷ đồng và 2 máy xúc để vay 1,3 tỷ đồng.

Trần Chung

Nhà ông Đỗ Anh Dũng: Con thứ bị bắt cùng bố, con cả nắm quyền quản lýTrong các bị can, Đỗ Hoàng Việt, con trai thứ của ông Đỗ Anh Dũng, giữ chức Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.

 

Video liên quan

Chủ Đề