Ngành tổ chức sự kiện học trường nào năm 2024

được nhiều bạn trẻ quan tâm mỗi khi có ý định đăng ký theo học. Vậy ngành tổ chức sự kiện sẽ học và thi khối nào, các vị trí công việc của chuyên ngành này ra sao? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể hơn về ngành học thú vị này nhé!

Tổ chức sự kiện học thi khối nào?

Tổ chức sự kiện học ngành gì? Trước khi tìm hiểu các ngành học thi tổ chức sự kiện, bạn đã biết đây là ngành học như thế nào chưa? Tổ chức sự kiện được hiểu là ngành học liên quan đến các hoạt động tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các sự kiện của nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tổ chức sự kiện học ngành gì và có thể đảm nhận công việc gì sau khi ra trường?

Khi lựa chọn theo học ngành này, các bạn sinh viên được truyền đạt những kiến thức cũng như các kỹ năng để tổ chức, quản lý và điều phối thành công sự kiện. Sự kiện đó có thể là quy mô nhỏ hoặc lớn, có thể là một chương trình văn nghệ, các cuộc hội họp hay các giải đấu thể thao quốc tế…

Có thể nói tổ chức sự kiện là một trong những công cụ để quảng bá và tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ… Hoạt động này cũng giúp thương hiệu tiếp cận người dùng, khẳng định vị trí và tăng doanh thu. Vậy ngành tổ chức sự kiện thi khối nào?

Để theo đuổi ngành học tổ chức sự kiện, bạn có thể chọn đăng ký các khối như: Khối C [Văn, Sử, Địa], Khối D [Toán, Văn, Anh], Khối A [Toán, Lý, Hóa], Khối A1 [Toán, Lý, Anh]. Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành học này, bạn có thể lựa chọn xét tuyển bằng hình thức nộp học bạ hoặc xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia.

Khi biết được tổ chức sự kiện học ngành gì sẽ giúp các bạn có định hướng học tập phù hợp. Bên cạnh những khối học trên, các bạn học sinh cần có ưu thế về ngoại ngữ, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.

👉 Xem thêm: Top 10 ngành dễ xin việc, lương cao, chế độ tốt 👉 Xem thêm: Top 10 ngành nên học hiện nay? Lương cao, công việc tốt 👉 Xem thêm: Văn Sử Địa học ngành gì, sau ra làm gì?

Tổ chức sự kiện là ngành học với các khối thi C, D, A và A1

Các vị trí và mức lương của nghề tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện học ngành gì đã được giải đáp vậy các vị trí và mức lương của nghề tổ chức sự kiện sau khi tốt nghiệp liệu bạn đã biết chưa? Không chỉ có nhiều khối ngành để thi vào tổ chức sự kiện mà ngành học này còn mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều vị trí công việc khác nhau.

Dưới đây là các vị trí công việc của nghề tổ chức sự kiện mà bạn có thể tham khảo:

Đạo diễn sự kiện

Đạo diễn sự kiện là người có vai trò cao nhất trong các chương trình, sự kiện, chịu trách nhiệm chỉ huy và đảm bảo sự kiện được tổ chức hiệu quả. Đạo diễn đưa ra những quyết định về kịch bản, chọn âm thanh, ánh sáng, diễn viên cũng như ngân sách của chương trình.

Đạo diễn sự kiện là người có vai trò quan trọng nhất trong khâu tổ chức sự kiện

Đạo diễn sự kiện hiện nay được chia thành rất nhiều lĩnh vực: Đạo diễn sân khấu, đạo diễn kịch bản, đạo diễn âm nhạc, đạo diễn ánh sáng. Vì có vai trò quan trọng, nên mức thu nhập của nghề này khá cao từ 20 triệu đến 50 triệu đồng. Đây là mức thu nhập 1 tháng hoặc có thể là thu nhập khi đạo diễn 1 sự kiện tùy theo kinh nghiệm làm nghề của người đạo diễn đó.

Công việc của đạo diễn sự kiên cần làm:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng [Doanh nghiệp, cá nhân]
  • Lên kế hoạch cho sự kiện và quản lý tổng các đầu mục
  • Sắp xếp nhân sự để triển khai sự kiện
  • Xây dựng thiệu cá nhân, trở thành đại diễn cho đơn vị sản xuất sự kiện của mình.

Điều phối viên sự kiện

Làm tổ chức sự kiện học ngành gì với các khối C, D, A, A1 đều có thể trở thành các điều phối viên. Vị trí điều phối viên sự kiện là những người có vai trò quan trọng trong hậu kỳ, hỗ trợ sắp xếp sự kiện và chương trình diễn ra đúng với kịch bản. Mỗi khu vực sự kiện sẽ có 1 điều phối viên phụ trách nhất định, vị trí này sẽ luôn theo dõi sát sao đội ngũ nhân viên trong tổ chức sự kiện để đảm bảo các khâu đều hoạt động hiệu quả.

Vị trí điều phối viên thường yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu 1 năm và có mức lương tương ứng khá cao, khoảng từ 10 - 30 triệu đồng/tháng. Hoặc điều phối viên có thể nhận lương trung bình cho các sự kiện khoảng 3 triệu đồng/sự kiện tùy theo quy mô tổ chức.

Công việc của điều phối viên sự kiện cần làm:

  • Nắm bắt yêu cầu, mong đợi của khách hàng cho sự kiện
  • Kết nối với các bên cung ứng của sự kiện
  • Quản lý chung khi sự kiện diễn ra
  • Tính toán và duy trì ngân sách cho sự kiện
  • Chọn địa điệm và setup cho sự kiện
  • Đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng tới sự kiện

Nhân viên kinh doanh sự kiện

Tổ chức sự kiện học ngành nào đều có thể đảm nhận vai trò của một nhân viên kinh doanh sự kiện. Trong đó, vị trí này có ngoại hình và khả năng nắm rõ giá cả thị trường tốt nhất để có thể tư vấn cho khách hàng các gói sự kiện phù hợp. Và để nhận được sự kiện, chốt hợp đồng với khách hàng cần có sự khéo léo trong cách ăn nói, tư vấn, yêu cầu của vị trí này là tối thiểu 1 năm.

Hiện nay, mức lương của nhân viên kinh doanh sự kiện cơ bản từ 8 triệu đến 12 triệu đồng là lương cứng và kèm theo doanh số. Một số vị trí nhân viên kinh doanh sự kiện, cao hơn là trường phòng kinh doanh có thể nhận thu nhập từ 100 triệu - 200 triệu đồng/tháng.

Công việc của nhân viên kinh doanh sự kiện cần làm:

  • Tìm kiếm khách hàng, nhà tài trợ
  • Khảo sát khách hàng trước và sau sự kiện
  • Thuyết trình kế hoạch sự kiện với khách hàng, nhà tài trợ
  • Lên hợp đồng, chi phí cho khách hàng, nhà tài trợ
  • Lên phương án kinh doanh phù hợp với loại hình sự kiện.

Lên kế hoạch tổ chức sự kiện [Event Planner]

Học ngành tổ chức sự kiện còn có thể trở thành là người lập kế hoạch tổ chức sự kiện, chương trình. Vị trí này có sức ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình với các công việc bao gồm: lên kế hoạch chương trình xuyên suốt, lựa chọn địa điểm tổ chức, kết nối làm việc với các bộ phần, đảm bảo các bộ phần đều triển khai suôn sẻ.

Event Planner là những người lập kế hoạch cho các sự kiện được diễn ra suôn sẻ

Vị trí này hay còn gọi là Event Planner có thể làm việc trong các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, hoặc các nhà hàng, khách sạn, hay cũng có thể là một người hoạt động riêng biệt… Mức lương của vị trí này ở bậc thấp có thể nhận trung bình 8 triệu đồng/tháng, sau một thời gian có thể tăng cấp bậc 10 triệu, 12 triệu hoặc 15 triệu đồng tùy kinh nghiệm.

Công việc của Event Planner cần làm:

  • Lên nội dung cho chương trình
  • Tìm kiếm hình ảnh, concept phù hợp
  • Xác định thời gian, địa điểm hợp lý
  • Tìm kiếm nghệ sĩ cho chương trình
  • Làm bản dự trù kinh phí
  • Lập kế hoạch tổng triển khai cho chương trình
  • Làm proposal cho chương trình
  • Xin cấp phép biểu diễn cho chương trình
  • Giữ liên lạc với các bên liên quan trong suốt chương trình
  • Đảm bảo các đầu mục công việc được tiến hành
  • Làm báo cáo sau khi chương trình đã được diễn ra

Nghề Quản lý Marketing – Quảng bá sự kiện

Nghề quản lý Marketing - quảng bá sự kiện là những vị trí đảm nhận việc thực hiện các hoạt động sản xuất hình ảnh, chụp hình, quay phim, hay thực hiện các tư liệu cho sự kiện, chương trình… Ngoài ra, vị trí này còn chịu trách nhiệm trong sản xuất poster, tờ rơi, các ấn phẩm quảng cáo và phát trực tiếp sự kiện để tiếp cận khách hàng. Vai trò của vị trí này giúp doanh nghiệp được nhiều người biết đến hơn và có những dấu ấn rõ ràng trên thị trường.

Trong lĩnh vực quản lý marketing có rất nhiều vị trí như: thiết kế 2D, thiết kế 3D, copywriter chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, ý tưởng cho sự kiện và truyền thông cho sự kiện… Mức lương của thiết kế 2D thường rơi vào khoảng 8 - 12 triệu đồng/tháng, thiết kế 3D khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng và copywriter là 8 - 12 triệu đồng/tháng.

Như vậy những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc tổ chức sự kiện học ngành gì cũng như các vị trí mà mức lương sau khi ra trường. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về ngành học cũng như các công việc liên quan. Nếu có mong muốn theo học tổ chức sự kiện BTEC FPT sẽ là ngôi trường mang đến chương trình đào tạo chất lượng cùng nhiều trải nghiệm thực tế để bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và tự tin làm việc ngay sau khi ra trường.

Tổ chức các sự kiện học ngành gì?

Ngành quản trị sự kiện là Ngành học đào tạo kỹ năng quản lý, tổ chức sự kiện trong, trước và sau sự kiện. Trong đó bao gồm các kỹ năng như: tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, thiết kế, lập kế hoạch, marketing, xây dựng thương hiệu…

Chạy sự kiện nên học ngành gì?

Tổ chức sự kiện học ngành gì? Các bạn có thể lựa chọn các ngành như: PR, quản lý sự kiện, quản trị sự kiện, đạo diễn, ngành truyền thông, quản trị kinh doanh, quản lý nhà hàng,khách sạn, marketing, quản trị sự kiện và lễ hội hay đạo diễn sự kiện.

Ngành tổ chức sự kiện ra trường làm gì?

4. Học quản trị sự kiện ra làm gì? Sau khi học quản trị sự kiện ra trường, bạn có thể làm trong lĩnh vực sự kiện tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty quảng cáo nhà hàng, khách sạn, các công ty du lịch và lữ hành, công ty giải trí, cơ quan truyền thông, cơ quan ngoại giao…

Học tổ chức sự kiện ở đâu Hà Nội?

Ngành tổ chức sự kiện học ngành nào?.

Chủ Đề