Nghèo xiêm y là gì

Tưởng giản đơn, nhưng đây lại là câu hỏi khó: “Người nghèo bao giờ hết nghèo?”. Ở Bạc Liêu, nếu lấy mốc thời gian năm 2015, khi đó cả tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo là 15,5%, hộ cận nghèo là 7,03%. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy “Về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020”, đến cuối năm 2018 giảm còn 4,3% - bình quân hằng năm giảm 3,75%. Theo tỷ lệ này thì vài năm nữa thôi, người nghèo Bạc Liêu hết… nghèo (tức không còn người nghèo)!?

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác - góc độ xã hội, cần hiểu rằng: Một tỉnh nghèo, ắt hẳn có nhiều người nghèo. Nhưng một tỉnh giàu, chắc gì chỉ có người giàu? Một quốc gia giàu nhất thế giới cũng đâu đã hết người nghèo?

Đặt vấn đề như vậy để chúng ta không chủ quan, càng phải nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt hơn trong công tác giảm nghèo. Đồng thời cũng để “nhắc nhớ” hộ nghèo (và cả những hộ không thuộc dạng nghèo) ý thức sâu sắc hơn, tự chủ hơn trong đời sống, sinh kế… Mỗi chúng ta cần nhận thức tiêu chí nghèo, cận nghèo là con số “ước định” trong hoàn cảnh cụ thể, thời gian cụ thể để phân loại và có hành động giúp đỡ, chia sẻ… Mục tiêu cao hơn phải là “chất lượng cuộc sống”, ở đó là sự đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của mỗi con người.

Mặc dù hiện tại, cả tỉnh chỉ còn 4,3% hộ nghèo (chưa kể hộ cận nghèo) nhưng nên nhớ, hộ cận nghèo trở lại… nghèo là một ranh giới rất mong manh (nếu chủ quan, không quyết liệt, không chí thú làm ăn). Mặt khác, cái mức thu nhập dưới 700 ngàn và dưới 900 ngàn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và thành thị, tương ứng như vậy là thu nhập 1 triệu đồng và 1 triệu 300 ngàn đồng với chuẩn cận nghèo là con số quá “khiêm tốn”. Chỉ cần một sự cố, một rủi ro gì đó… xem như cả tháng… nghèo, cả năm nghèo thậm chí cả đời nghèo (mà người nghèo rất dễ bị rủi ro, nhưng tư tưởng lại “chủ quan”: “có ai khó ba đời!”…).

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, dù số lượng hộ nghèo hiện tại không nhiều, nhưng có nhiều cái khó đặt ra. Về mặt thời gian, đây là giai đoạn nước rút. Về mặt công việc thì phần lớn là những vấn đề tồn đọng, “cù cặn”. Đối tượng nghèo thì đa dạng, đa thành phần, mà thành phần nào cũng thuộc dạng “nghèo khó” theo đúng nghĩa. Vì vậy mà nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề, nếu không có sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị của toàn xã hội… thì rất khó hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Trở lại với đối tượng nghèo trong thời gian nước rút này, có thể tạm chia thành 3 dạng sau đây để thấy vì sao lại khó.

Thứ nhất là dạng ba không: không đất sản xuất, không có phương tiện làm ăn, không nghề nghiệp, cuộc sống bấp bênh, “ba chìm, bảy nổi”… Xin được gọi đây là dạng “nghèo bẩm sinh” - tức sinh ra đã nghèo. Dạng này, phần lớn họ là những người “ly nông và … ly hương”, dùng sức lực của mình đi làm thuê làm mướn bất kể chuyện gì miễn có cái ăn qua ngày đoạn tháng… Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai… nơi xứ lạ quê người đã thành “quê hương” của họ tự lâu rồi!

Thứ hai là dạng người thiếu ý chí vươn lên, lười lao động, không biết ngày mai, có ngày nào “xả láng” ngày đó, mặc kệ số phận, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của ai đó… đến nỗi có người không còn sĩ diện với chính bản thân mình. Đã có trường hợp sau khi được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể… giúp đỡ thoát nghèo nhưng vẫn “quyết liệt đấu tranh” để được… nghèo để hưởng thụ các chính sách như đã nói mà khỏi lao động. Họ hãnh diện “khoe” sống được nhờ… nghèo!... Phải chăng đây thuộc dạng “nghèo có ý thức”?

Dạng nghèo này làm tôi nhớ câu chuyện tiếu lâm: có một thanh niên “lưng dài, vai rộng” ngày nào cũng “khổ nhục kế” đi ăn xin nhưng ngày nào cũng… say. Hỏi vì sao, anh ta “hồn nhiên” trả lời: say để đủ can đảm đi… xin!

Dạng nghèo thứ ba là dạng “nghèo… bền vững”. Đây là dạng nghèo thật sự xót xa. Họ là những người già neo đơn, không sức lao động, là phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, là những người mắc các bệnh hiểm nghèo, nhiễm chất độc da cam, thiểu năng trí tuệ… rất cần sự giúp đỡ của toàn xã hội, của lòng hảo tâm, bằng tình thương yêu con người… mới mong níu kéo họ sống qua ngày - nói chi đến… hết nghèo, hết khổ!

Đến đây, có lẽ câu hỏi “người nghèo bao giờ hết nghèo” phần nào đã có lời đáp. Tuy nhiên, cho dù họ là ai, dù “nghèo bẩm sinh, nghèo có ý thức hay nghèo bền vững” thì họ vẫn là người nghèo đáng thương (tất nhiên có một bộ phận đáng trách). Và cái nghèo là vấn đề xã hội như đã nói ở phần trên.

Xác định được thành phần, đối tượng, xác định được nguyên nhân là để tìm ra phương kế giúp đỡ, sẻ chia cùng họ vượt qua khó khăn, đẩy cái nghèo vào dĩ vãng. Bởi trong sâu thẳm của mỗi con người, chắc không ai muốn cái nghèo đeo bám theo cuộc đời mình.

Xiêm áo nghĩa là gì?

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: áo xiêm dt. Quần áo của lớp người sang trọng gắn với chức tước quan lại thời phong kiến; phân biệt với quần áo nói chung: áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi (Truyện Kiều).

Y phục có nghĩa là gì?

Danh từ (Trang trọng) Quần áo, đồ mặc (nói khái quát).

Xiêm có nghĩa là gì?

Xiêm là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Anh Siam (người phương Tây dùng danh này gọi tên nước Thái Lan từ thời vua thứ 4 triều đại Ma Hả Chắc Kri hiện tại). Tên gọi "Vương quốc của người Thái" (ราชอาณาจักรไทย - Ratcha Anachak Thai) đã thay thế cho tên gọi Xiêm trong thời kỳ 1939-1945 và thời kỳ 1949 đến nay.