Nghỉ bao nhiêu ngày không phải đóng bhxh

Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì: "Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản". Vậy tôi muốn hỏi một trường hợp như sau: 1. Công ty trả lương với hình thức lương tháng 2. Tháng 02/2019 có 28 ngày. Trong đó theo lịch làm việc của công ty thì: - Ngày làm việc: 16 ngày - Nghỉ lễ tết [theo quy định của nhà nước]: 05 ngày - Nghỉ cuối tuần [theo nội quy công ty]: 04 ngày - Nghỉ tăng cường [công ty cho nghỉ thêm]: 03 ngày => Người lao động đi làm đủ 16 ngày làm việc thì sẽ được hưởng đủ lương và các chế độ khác theo quy định. Trong tháng 02/2019 có một trường hợp NLĐ: Xin nghỉ không hưởng lương 13 ngày [trong 16 ngày làm việc] và đi làm 03 ngày [trong 16 ngày làm việc] => Vậy trường hợp này có thuộc đối tượng phải tham gia đóng các loại bảo hiểm bắt buộc không? Số ngày làm việc của doanh nghiệp tất cả các tháng đều < 26 ngày [từ 16 - 25 ngày]. Do đó, doanh nghiệp rất mong nhận được câu trả lời chi tiết, rõ ràng, chính xác cho câu hỏi trên [không phải là trích dẫn luật rồi thêm câu "Doanh nghiệp căn cứ vào đó để thực hiện"] để chúng tôi có căn cứ áp dụng cho các trường hợp tương tự khác.

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Nội dung trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì: "Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản".

Đối với trường hợp người lao động của đơn vị, trong tháng 2/2019 nghỉ không hưởng lương 13 ngày [dưới 14 ngày], do vậy trong tháng 2/2019 trường hợp này vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 [được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020] quy định như sau:

Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
...

Theo đó người lao động đi làm tại doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho cho cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua doanh nghiệp.

Như vậy, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.

Người lao động không làm việc từ bao nhiêu ngày trong tháng trở lên sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội? [Hình từ Internet]

Người lao động không làm việc từ bao nhiêu ngày trong tháng trở lên sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội?

Tại khoản 4 Điều 42 Quy trình hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có hướng dẫn:

Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...

Như vậy, khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Trong trường hợp này nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương thì thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

- Với trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

- Đối với người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản thì thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm tai nạn và được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ gì?

Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a] Ốm đau;
b] Thai sản;
c] Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d] Hưu trí;
đ] Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a] Hưu trí;
b] Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Theo đó, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định là:

Nghỉ bao nhiêu ngày thì không phải đóng BHXH?

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Vào công ty bao lâu thì được đóng bảo hiểm?

1. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2023 được bao nhiêu?

Rút BHXH 1 lần năm 2023 được bao nhiêu? Mức hưởng BHXH một lần đối được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: - 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; - 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Khi nào phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

BHXH bắt buộc được thực hiện với NLĐ có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên bắt đầu từ thời điểm tháng 1.2018. Do đó, nếu bạn có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên thì buộc phải tham gia BHXH bắt buộc. Mức đóng BHXH [bao gồm cả BHYT, BHTN] của NLĐ hiện nay là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH [bao gồm cả lương và các phụ cấp].

Chủ Đề