Nghiệm thu sản phẩm là gì

Ngày hôm nay công ty xây dựng Kim Thành Vina sẽ giới thiệu cho bạn về quy trình, điều kiện và quá trình nghiệm thu. Là một đơn vị hoạt động lâu năm, chúng tôi chuyên các dịch vụ sửa chữa nhà, xây dựng nhà phố, chung cư, trường học, các căn biệt thự,.. với kinh nghiệm mà chúng tôi vốn có, chúng tôi luôn tin rằng sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất?

Trước khi đi vào quy trình công tác nghiệm thu thì trước hết bạn phải hiểu được khái niệm nghiệm thu là gì?

Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi thi công công trình, bạn có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là kiểm tra chất lượng công trình. Nghiệm thu công trình được các cơ quan chức năng có thẩm quyền, họ dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã thi công. Từ đó họ sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá xem công trình có đạt chất lượng theo tiêu chuẩn không và có thể sử dụng không.

Và trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức về nghiệm thu, biết đâu có thể có ích cho bạn sau này, bạn hãy tìm hiểu nhé !

1. Quy trình công tác nghiệm thu hoàn thành

- Có 3 quy trình chính

+ Quy trình 1: Nghiệm thu công việc xây dựng

+ Quy trình 2: Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

+ Quy trình 3: Nghiệm thu công trình khi đã hoàn thành, các hạng mục công trình xây dựng.

Cơ sở nghiệm thu công tác xây dựng

- Tất cả các yêu cầu của bộ hồ sơ mời thầu.

- Hợp đồng kinh tế về kĩ thuật phải được kí kết giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.

- Các văn bản pháp luật trong đầu tư và xây dựng.

- Các tiêu chuẩn kĩ thuật và định mức kinh tế - kĩ thuật.

Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành

- Hồ sơ nghiệm thu gồm có các biên bản nghiệm thu, tài liệu làm căn cứ để thực hiện việc nghiệm thu công trình nhanh hơn.

- Các biên bản nghiệm thu và bảng tính lượng công việc đã được nghiệm là là những thứ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ thanh toán công việc. Trong giai đoạn thi công, các hạng mục của công trình và hoàn thiện công trình.

2. Điều kiện để tiến hành công tác nghiệm thu

Với các công việc như xây lắp các bộ phận kết cấu, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và các thiết bị máy móc phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Những công trình đã được hoàn thành nhưng nó vẫn còn một số tồn tại như chất lượng công trình nhưng không hề ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng của công trình thì bình thường có thể được chấp nhận nghiệm thu nhưng phải tiến hành đầy đủ các công việc sau đây:

+ Lập bảng thống kê những tồn tại còn sót về chất lượng, quy định rõ ràng thời gian sửa chữa và khắc phục do nhà thầu thực hiện.

+ Các đơn vị liên quan phải có trọng trách theo sát và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục những tồn tại còn sót lại đã nói như trên.

+ Ngay sau khi được nhà thầu sửa chữa, khắc phục xong tình trạng trên thì bắt đầu tiến hành nghiệm thu lại lần nữa.

- Trong quá trình nghiệm thu công trình các thiết bị, máy móc phải tuân thủ tuyệt đối các quy định, nội quy về an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành.

Trong quá trình xây dựng và bàn giao để đưa công trình vào sử dụng thì các biên bản nghiệm thu dùng để làm căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình khi đã xong.

Nếu trong trường hợp, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có điều khoản có thể ứng tạm phí khi chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thiện, chưa thanh toán.

- Đối với trường hợp tiến hành nghiệm thu lại là do: công việc xây dựng đã nghiệm thu rồi nhưng lại thi công lại lần nữa hoặc các thiết bị máy móc đã được lắp đặt xong nhưng sau đó lại thay đổi bằng thiết bị máy móc khác thì tất nhiên phải nghiệm thu lại.

- Đối với việc xây dựng, giai đoạn đang thi công xây dựng, các bộ phận của công trình sau khi được nghiệm thu thì chuyển sang cho các nhà thầu khác thi công thì nhà thầu tiếp theo phải được tiến hành tham gia quá trình nghiệm thu và kí xác nhận vào biên bản.

Lưu ý: Tất cả công việc, kết cấu và bộ phận công trình xây dựng trước khi bị lấp kín thì phải được nghiệm thu xong.

- Khi sửa chữa, gia cố các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng thì không nghiệm thu được, thì sau khi sửa chữa gia cố xong thì phải tiến hành công tác nghiệm thu lại theo các phương pháp xử lí kĩ thuật của đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.

Nhưng sau khi sửa chữa gia cố xong mà không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu vững chắc, sử dụng bình thường thì các hạng mục công trình, kết cấu và bộ phận công trình xây dựng không được nghiệm thu.

3. Quá trình thực hiện việc nghiệm thu:

- Những đơn vị tham gia trực tiếp vào quá trình nghiệm thu gồm có:

+ Đại diện cho nhà thầu.

+ Đại diện cho phía chủ đầu tư.

+ Đại diện cho các bên thiết kế, các bên được mời.

- Có 4 quá trình thực hiện nghiệm thu

+ Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm đã được chế tạo sẵn, để đưa vào sử dụng trong công trình.

+ Nghiệm thu tất cả từng công việc trong thời gian xây dựng.

+ Nghiệm thu công trình theo từng bộ phận, từng giai đoạn thi công.

+ Nghiệm thu khi hạng mục đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

- Cho nên nghiệm thu là công việc vô cùng quan trọng để biết được công trình đó có đảm bảo tiêu chuẩn về mặt chất lượng và có được sử dụng hay không.

Nếu có nhu cầu hoặc đóng góp ý kiến thì hãy liên hệ theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH XD TM DV KIM THÀNH VINA

Địa chỉ: 66/85/9 Thống Nhất - P .15 Q. Gò Vấp - TP.HCM

Chi nhánh: 114/188/1/2 Tô Ngọc Vân, P.15, Q. Gò Vấp

Điện thoại: 0909 582 657

Email:

Website: //xaydungsuachuanha.vn

Video liên quan

Chủ Đề