Người chưa thành niên vi phạm nhưng không có tiền nộp phạt thì làm cách nào?

Cùng với tình trạng Covid -19 diễn biến phức tạp người dân ít ra đường hơn nên tình trạng vi phạm giao thông cùng với đó cũng giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện một số trường hợp người chưa thành niên vi phạm luật giao thông. Vậy người chưa thành niên vi phạm giao thông có bị phạt tiền hay không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: con trai tôi mới 15 tuổi tự lấy xe ở nhà đi và không đội mũ bảo hiểm nên bị cảnh sát giao thông tạm giữ xe. Vậy trong trường hợp này, con tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến cúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Bộ luật dân sự 2015

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020

– Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

– Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật; có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông; và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Theo đó người chưa thành niên vi phạm luật giao thông là người chưa đủ 18 tuổi; có hành vi vi phạm đến trật tự an toàn giao thông; và các vấn đề khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;

b] Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

c] Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

…………

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

…………..

Mỗi hành vi vi phạm giao thông sẽ có những mức phạt tương ứng. Ngoài phạt tiền; người vi phạm giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe và bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định.

– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt; quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính; thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định:

“Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”

Theo quy định thì người Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới; sẽ bị phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới sẽ bị phạt tiền; với mức phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên

– Hiện nay chưa có quy định xử phạt đối với người chưa đủ 14 tuổi vi phạm giao thông. Tuy nhiên sẽ phạt chủ sở hữu xe giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông; theo quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau :

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông [bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng];”

Vậy con trai bạn mới 15 tuổi vi phạm giao thông nằm trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo và không bị phạt tiền theo quy định trên.

  • Những lỗi vi phạm giao thông được nộp phạt tại chỗ
  • Công an phường được xử phạt vi phạm giao thông không?
  • Hướng dẫn tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông trên toàn quốc hiện nay

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người chưa thành niên vi phạm giao thông có bị phạt tiền hay không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:1. Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.2. Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.3. Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn4. Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích [Ví dụ như Bưu điện].

5. Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được  áp dụng các nguyên tắc sau đây:

1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;

4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a] Cảnh cáo;

b] Phạt tiền;

c] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b] Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

c] Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

d] Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý, trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

2. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính

1. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình.

2.Nhắc nhở: là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

a] Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

b] Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

3. Quản lý tại gia đình: là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mà bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

b] Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

c] Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng. Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Giáo dục dựa vào cộng đồng: là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.

Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề