Người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu? …. Các vấn đề liên quan đến vi phạm hành chính luôn nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. vì thế, để giải đáp các thắc mắc của bạn công ty luật ACC cung cấp đến bạn một số thông tin thông qua bài viết dưới đây. vậy cùng tìm hiểu về Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?. Mời bạn cùng tham khảo!

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu

1.1. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông.

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh [trừ thiết bị trợ thính].

– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông.

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng ô [dù], điện thoại di động.

2. Lỗi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông

Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy, lỗi sử dụng điện thoại khi đi ô tô, lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe, lỗi nghe điện thoại là gì?

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy là việc một người vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại, gọi điện, nghe nhạc… Điều này sẽ khiến người điều khiển xe mất tập trung [nghe nhạc không tập trung chú ý tín hiệu của các phương tiện khác…], không đảm bảo điều kiện lái xe [vì một tay cầm điện thoại nên người điều khiển phải lái xe bằng một tay]

3. Công ty Luật ACC

Trên đây là một số thông tin liên quan đến câu hỏi Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?. Ngay khi cần được hỗ trợ dịch vụ sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ngay với ACC Group qua website: //accgroup.vn/ hoặc Hotline: +84 90 992 88 84 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
ACC Group luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trên bước đường đi đến thành công!

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

24/10/2021 09:27

Giaothonghanoi - Mặc dù đã có quy định rõ ràng với mức phạt tăng cao so với trước, song trên thực tế hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông vừa điều khiển phương tiện, vừa nghe điện thoại, nhắn tin... vẫn diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.


Vừa chạy xe máy vừa xem điện thoại ngày càng trở nên phổ biến trên đường phố. 

Sự thờ ơ với ATGT

Luật Giao thông đường bộ đã quy định “Cấm người đang điều khiển mô tô, xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động”. Tuy nhiên, trên đường phố Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông vừa sử dụng điện thoại di động vừa điều khiển xe. Chính sự thờ ơ của một bộ phận này đã gây nguy hiểm cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông.

Chiều 20/10, trên đường Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội, mật độ phương tiện khá đông. Tuy nhiên, một tài xế công nghệ vẫn ung dung một tay lái xe, một tay cầm điện thoại mà không hề tập trung nhìn đường. Đáng nói, tài xế này không chỉ sử dụng trong chốc lát mà liên tục sử dụng trên một đoạn đường dài.

Đặc biệt, tại các nút giao thông, khi đèn tín hiệu chuyển đỏ, hàng loạt các chủ phương tiện bắt đầu mở điện thoại ra sử dụng. Đến khi đèn chuyển xanh, một số người mắt vẫn dán vào chiếc điện thoại mà không chịu di chuyển, khiến cho dòng phương tiện ùn ứ lại. Ngoài việc sử dụng điện thoại để nghe, gọi, nhiều người thậm chí còn dùng điện thoại nhắn tin, nghe nhạc, lướt mạng khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông trước sự bức xúc của nhiều người đi đường.

Tình trạng tương tự trên cũng xảy ra phổ biến trên nhiều tuyến đường khác tại Hà Nội, trong đó phổ biến là đội ngũ lái xe công nghệ. Điển hình như tại khu vực cổng các bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm liên tục xuất hiện hàng trăm lái xe công nghệ. Tuy nhiên, quá trình chở khách, nhận hàng, hàng loạt tài xế vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại để liên hệ. Một số lái xe đặt trụ giữ điện thoại trên đầu xe, song quá trình di chuyển trên đường họ thường xuyên mất tập trung do mắt chỉ chăm chú vào điện thoại.

 Nhiều trường hợp lưu thông trên đường mà mắt “dán” vào chiếc điện thoại, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Nguy cơ tai nạn cao

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp vì mải sử dụng điện thoại để nói chuyện, nhắn tin, hay đeo tai nghe tập trung vào nội dung của nhạc khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường nên thiếu quan sát, không kịp thời xử lý tình huống bất ngờ dễ xảy ra tai nạn.

Anh Nguyễn M.T. [SN 1989, Hà Đông, Hà Nội] kể: Ngày 16/10 vừa qua, anh T. chạy xe máy trên đường Trần Phú, Hà Đông, bỗng dưng chuông điện thoại reo, vì có việc gấp nên anh T. không dừng xe mà vẫn tiếp tục điều khiển xe máy bằng 1 tay, còn tay kia cầm điện thoại nói chuyện. Do mất tập trung khi sử dụng điện thoại, nên xe máy của anh T. đâm vào phía sau một xe ô tô đang dừng bên đường, khiến anh và xe máy ngã xuống đường. Vụ va chạm trên không gây hư hại gì cho xe ô tô, nên chủ xe cự nự anh T. vài câu rồi bỏ đi.

“Chỉ vì nghe một cuộc điện thoại mà khiến tôi té ngã xây xước người, còn xe máy bị gãy phuộc trước phải sửa mất gần 1 triệu đồng. Từ nay, nếu đi xe mà có cuộc gọi thì tôi sẽ dừng xe lại sát bên lề đường để trả lời, tránh nguy hiểm đến tính mạng và hư hỏng tài sản”, anh T. rút kinh nghiệm.

Đó chỉ là 1 trong số rất nhiều những vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện tự tông xe vào vật chắn, hay lao thẳng vào các phương tiện khác đang dừng ở bên đường vì mải nhìn vào màn hình điện thoại.

Theo ông Tạ Đức Giang, Phó chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội, hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại vẫn diễn ra phổ biến trên đường phố, trong đó nhiều nhất là lái xe công nghệ. “Vừa lái xe vừa sử dụng thiết bị di động tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến tài xế không thể phản ứng khi gặp những tình huống bất ngờ, xảy ra tai nạn là điều khó tránh khỏi”, ông Giang nói và cho rằng, người tham gia giao thông nếu bắt buộc phải sử dụng điện thoại, hãy dừng hẳn xe. Đây là cách an toàn cho cả người lái xe và những người xung quanh.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch tuyên truyền mạnh mẽ đến người tham gia giao thông, nhất là các lái xe công nghệ để hạn chế tình trạng này”, ông Giang nói và đề nghị các lực lượng chức năng của TP Hà Nội tăng cường xử phạt hành vi này.

 Một trường hợp lưu thông trên đường Tố Hữu [Hà Đông] vừa tham gia giao thông vừa nghe điện thoại.

Mức phạt chưa đủ sức răn đe

Qua trao đổi với chúng tôi, nhiều CSGT cho biết, mặc dù lực lượng CSGT vẫn thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc xử lý gặp không ít khó khăn, bởi hành vi diễn ra nhanh chóng, khó thu thập chứng cứ, có những người vi phạm còn chối cãi… Đặc biệt là đối với xe ô tô, hiện nhiều xe ô tô dán kính mờ, kính màu nên việc phát hiện và xử lý là không hề đơn giản.

Thực tế cũng chỉ ra rằng, những trường hợp sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông thường kéo theo các lỗi như vượt đèn đỏ, rẽ trái, phải không xi nhan, lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên… vì lúc đó người điều khiển không tập trung. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi bị xử phạt, hỏi lý do vi phạm, thì cho rằng không biết có quy định cấm. Nhưng cũng có không ít người thừa nhận là biết vừa điều khiển phương tiện, vừa nghe điện thoại di động là vi phạm luật nhưng lại viện dẫn lý do “gấp quá nên không kịp dừng xe”.

Để tăng sức răn đe, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông được áp dụng từ 1/1/2020, mức phạt các hành vi vi phạm tăng rất cao so với quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đây. Trong đó, đáng chú ý là quy định tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe.

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị xử phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Tương tự tài xế điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng [điểm h, khoản 4, Điều 6]; “Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô [dù], điện thoại di động thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng [điểm h, khoản 1, Điều 8].

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác, mỗi người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ, khi cần thiết phải sử dụng điện thoại di động hãy dừng xe tại vị trí an toàn, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc do chính sự chủ quan và bất cẩn của bản thân.

Một tài xế xe ôm công nghệ vừa chạy xe máy vừa cầm điện thoại.

Tag:

Các tin khác

Độc giả bình luận

Chủ Đề