Người ta dụng công thức NPV Net Present Value để lạm gì

Việc dùng phương pháp Giá trị hiện tại thuần [Net Present Value – NPV] cho các quyết định đầu tư luôn hợp lý. Nếu các ước tính về dòng tiền là khách quan thì có thể tự tin các phép tính này sẽ đưa chúng ta tới những quyết định tốt về phương án đầu tư.

Để tìm hiểu NPV là gì, chúng ta sẽ nghiên cứu về một ví dụ đơn giản bên dưới.

Mua xe tải, đánh giá khoản mục đầu tư này bằng NPV

Công ty của bạn đang cân nhắc mua một chiếc xe tải có giá khoảng 700 triệu đồng. Thời gian sử dụng dự kiến là 7 năm, sau đó sẽ thanh lý.

Ước tính mỗi năm chiếc xe này sẽ mang về cho công ty 150 triệu đồng.

Tỷ suất chiết khấu [theo chi phí lãi vay ngân hàng] là 10%.

Khoản chi 700 triệu đồng với công ty bạn là khá lớn, đòi hỏi một lượng tiền mặt và cũng bao hàm một mức độ rủi ro nào đó về việc liệu chiếc xe này có mang lại lợi nhuận như đã kỳ vọng hay không.

Vậy công ty có nên mua chiếc xe này không?

Chúng ta sẽ dùng phương pháp tính giá trị hiện tại thuần để phân tích khoản mục đầu tư cơ bản này. Đây là phương pháp mà các chuyên gia tài chính thường sử dụng để đánh giá các khoản mục đầu tư bên cạnh phương pháp IRR.

Phương pháp Giá trị hiện tại thuần [Net Present Value – NPV] là gì?

Giá trị hiện tại thuần – NPV là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào [cash inflows] và giá trị hiện tại của dòng tiền ra [cash outflows]. Phương pháp này sử dụng giá trị tiền tệ theo thời gian để khấu trừ dòng tiền tương lai thu về giá trị hiện tại của một khoản mục đầu tư cơ bản, dựa trên lãi suất chiết khấu kỳ vọng.

Hãy nhìn vào ảnh bên trên để hình dung, tính NPV là chuyển chuỗi dòng tiền thuần ở các thời điểm trong tương lai [future] về giá trị hiện tại [now] theo tỉ suất chiết khấu. Sau đó, ta tiếp tục lấy kết quả trừ cho chi phí đầu tư ban đầu.

Công thức tính NPV

Trong đó

Ct : Dòng tiền thuần tại thời gian t [Cashflow]

C0 : Chi phí vốn ban đầu của khoản đầu tư/dự án

r : Tỉ lệ chiết khấu

n : Tổng thời gian thực hiện dự án

t : Thời gian tính dòng tiền

Tính NPV bằng hàm Excel

Nếu bạn cảm thấy khó khăn với công thức trên, ta có thể dùng hàm NPV trong excel để tính toán cho mau.

Hàm NPV như sau: “=NPV[rate,value1,[value2],…]+value0

Trong đó:

rate : Lãi suất chiết khấu [theo ví dụ là 10%].

value0: Chi phí vốn ban đầu [theo ví dụ là 700 triệu đồng, để dấu âm].

value1, 2, 3 : Dòng tiền mỗi năm 1, 2, 3… [theo ví dụ là 150 triệu đồng mỗi năm].

Dấu trong hàm NPV có thể là dấu “phẩy” hoặc “chấm” tuỳ thiết lập máy tính của bạn. 

Dựa vào công thức tính NPV và dữ liệu được cho ở đầu bài viết, ta lập bảng tính và cú pháp như ảnh:

Tính NPV bằng hàm NPV trong excel

Kết quả NPV cho quyết định mua xe là khoảng 30 triệu đồng [làm tròn]. Tức NPV > 0.

Ta nên hiểu điều này như thế nào?

Nếu giá trị hiện tại thuần NPV của một dự án đầu tư lớn hơn 0, dự án đó nên được thông qua [NPV > 0]. Bởi vì thu nhập thu về đã lớn hơn ngưỡng hoà vốn. Ở đây, con số dòng tiền dương là khoảng 30 triệu đồng cho thấy nó có lợi tức cao hơn 10%.

Nếu NPV = 0 đạt ngưỡng hoà vốn, có thể thông qua hoặc không tuỳ vào tỷ suất chiết khấu kỳ vọng của bạn đưa ra ban đầu là lạc quan hay thận trọng.

Còn NPV 0 đều sẽ làm gia tăng giá trị cho cổ đông. Với điều kiện là các ước tính của bạn phải hợp lý.

[2] Phép tính NPV dựa trên các ước tính

Chúng ta thấy rằng để tính được NPV, bạn phải giả định các con số quá nhiều.

Chi phí ban đầu của một dự án có thể dao động, tình trạng “đội vốn” rất dễ xảy ra. Đơn cử như ví dụ bên trên của chúng ta thì giá xe dễ dự đoán, nhưng nếu bạn đang muốn xây dựng một khu chung cư thì sao?

Dòng tiền mỗi năm cũng tương tự, chỉ là các phỏng đoán của bạn. Còn tỷ lệ chiết khấu nữa, bạn căn cứ vào đâu để đưa ra tỷ lệ này?

Đấy, một bài tập trên lớp thì khá đơn giản vì các con số đã được cho sẵn. Nhưng khi bước vào một tình huống thực tế tại công ty của bạn thì các con số này bạn phải tự ước tính rồi sau đó mới sử dụng công thức NPV để ra kết luận cuối cùng.

Dân tài chính hay có từ lóng là “bốc thuốc” cho việc đánh giá các dự án đầu tư.

Nghĩa là các con số do bạn đưa ra, NPV dương hay âm là do bạn. Bạn muốn NPV >0 thì chỉ cần cho các dòng tiền thu về hàng năm cao một chút hoặc thay đổi các con số khác, và ngược lại.

Thế nên khi dùng NPV để đánh giá dự án đầu tư, việc ước tính các con số phải khách quan.

Việc hiểu rõ cách tính NPV có thể giúp bạn đặt câu hỏi về giả định của người khác và tự tin hơn trong việc giải thích tại sao nên tiến hành đầu tư hay không.

Kiên Huỳnh

Blog Tôi Đầu Tư

Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp… thường sử dụng chỉ số NPV để đánh giá tính khả thi của dự án. Vì vậy các nhà đầu tư, kinh doanh, chủ doanh nghiệp đều nên nắm rõ NPV là gì, ý nghĩa cũng như cách tính chỉ số này và việc vận dụng đánh giá NPV trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

1. NPV là gì?

Giá trị hiện tại ròng [Net Present Value – NPV] là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền vào và giá trị hiện tại của các dòng tiền ra trong một khoảng thời gian. Hay nói theo một cách khách thì NPV là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền trong tương lai khi được chiết khấu về thời điểm hiện tại. NPV được sử dụng nhiều trong lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư để phân tích khả năng sinh lời của một dự án đầu tư đầu tư. 

Cơ sở xuất hiện NPV và phương pháp tính, đánh giá chỉ số NPV là sự giảm đi trong giá trị của tiền vì lạm phát dẫn đến hiện tượng thu nhập từ dự án đầu tư có thể thay thế sau một thời gian. Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì người ta đánh giá chỉ số NPV để quyết định đầu tư vì một đồng thu được trong tương lai sẽ không giá trị bằng một đồng thu được tại hiện tại.

>>> Đọc thêm: Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất


2. Cách tính chỉ số NPV

Sau giải thích ở trên thì độc giả đã nắm được NPV là gì. Vậy cách tính chỉ số NPV như thế nào? Công thức tính chỉ số NPV như sau:

Trong đó:

  • Bi: Các khoản thu của năm i [có thể là doanh thu thuần và giá trị thanh lý, thu hồi vốn lưu động…];
  • Ci: Các khoản chi của năm i [có thể chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra, cũng như chi phí vận hành hàng năm…];
  • n : Số năm hoạt động của đời dự án;
  • r : Tỷ suất chiết khấu được chọn.

Ví dụ : Một dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 tỷ, thời gian hoạt động là 5 năm. Doanh thu và chi phí hàng năm như sau:

Tiêu chí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu 12 17 27 39 51
Chi phí 5 9 11 14 17

Giá trị còn lại của dự án là 10 tỷ. Tỷ suất chiết khấu là 15 %/năm. Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án và nhận xét. 

Hướng dẫn thực hiện:

Ta có bảng sau:

Tiêu chí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu 12 17 27 39 51
Chi phí 50 5 9 11 14 17
Sửa chữa định kỳ
Thanh lý
Lợi nhuận ròng -50 7 8 16 25 34

Căn cứ vào công thức ta có NPV của dự án là:

Như vậy, nếu thực hiện dự án thì chủ đầu tư thu được lợi nhuận là 3.854205719 tỷ đồng.

>>> Đọc thêm: Các vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp

3. Ý nghĩa của NPV

Chỉ số NPV được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án nên chúng ta phần nào hiểu được ý nghĩa của chỉ số này. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu những ý nghĩa của chỉ số NPV:

  • Trường hợp NPV > 0: Điều này thể hiện rằng thu nhập thu được trong tương lai từ dự án đầu tư lớn hơn so với chi phí dự kiến cho dự án đó. Vì vậy, những dự án có NPV > 0 là những dự án có lời và nhà đầu tư, kinh doanh hay chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư.
  • Trường hợp NPV < 0: Điều này thể hiện lợi nhuận kỳ vọng kiếm được thấp hơn so với chi phí dự kiến đổ vào dự án. Tuy không đồng nghĩa với việc đầu tư vào dự án là lãng phí, dự án “mất tiền” nhưng về cơ bản thì NPV < 0 tức là dự án không tạo ra lợi nhuận hoặc nếu NPV âm lớn thì dự án lỗ nặng. Lúc này, nhà đầu tư, kinh doanh hay chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc từ chối đầu tư.
  • Trường hợp NPV = 0: Điều này thể hiện rằng dự án đầu tư đó sẽ hòa vốn [không có lãi và cũng không có lỗ].

>>> Đọc thêm một số chỉ số tài chính doanh nghiệp:

4. Ưu nhược điểm của chỉ số NPV

4.1 Ưu điểm vượt trội của chỉ số NPV

Thông thường, nhà đầu tư, kinh doanh hay các chủ doanh nghiệp thường đánh giá chỉ số NPV để đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư. Vì về cơ bản, chỉ số này cho phép đánh giá đúng lãi mà dự án có thể tạo ra khi đã bỏ qua chi phí vốn đầu tư ban đầu và các khoản chi phí khác, bao gồm cả việc tiền bị mất giá theo thời gian [lạm phát].

Các nhà đầu tư, kinh doanh hay chủ doanh nghiệp có thể so sánh chỉ số NPV của các dự án với nhau để đưa ra phương án đầu tư phù hợp nhất với khả năng sinh lời cao nhất. 

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn hạch toán kế toán xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp

4.2 Một số nhược điểm còn tồn đọng

Một trong những nhược điểm lớn nhất của chỉ số NPV là khả năng ước tính. Các chuyên gia chỉ ra rằng việc tính toán một cách chính xác chi phí cho dự án, nhất là đối với các dự án kéo dài nhiều năm, là điều gần như bất khả thi. 

Bên cạnh đó, chỉ số này cũng không thể hiện khả năng sinh lời theo tỷ lệ % nên đôi khi sẽ dẫn đến hiện tượng khó đánh giá. Ngoài ra, chỉ số NPV cũng không xem xét đến chi phí cơ hội hay quy mô của dự án khi đánh giá.

Nhìn chung, chỉ số NPV cũng tương tự như các chỉ số tài chính khác đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy, khi xem xét đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư thì nhà đầu tư, kinh doanh hay chủ doanh nghiệp cần xem xét trên nhiều khía cạnh và kết hợp đánh giá cùng nhiều chỉ số khác để có quyết định phù hợp nhất.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn các trường hợp hoàn thuế GTGT dự án đầu tư mới

5. Mối quan hệ giữa NPV và IRR

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ hay tỷ suất chiết khấu [Internal Rate of Return – IRR] là tỷ lệ lợi nhuận thường được sử dụng trong hoạt động lập ngân sách vốn. Thông thường, người ta sử dụng IRR để đánh giá mức độ cần thiết của một dự án đầu tư. 

Mối quan hệ giữa NPV và IRR rất đơn giản khi IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV= 0, cũng có nghĩa là khi một dự án không lãi cũng không lỗ. Điều này cũng thể hiện rằng khi dự án đạt điểm hòa vốn [NPV = 0] ta sẽ tính được IRR và sử dụng nó như một thước đo rủi ro của dự án đầu tư đó.

Cách xác định hai chỉ số IRR và NPV cũng có điểm khác biệt:

  • IRR xác định theo tỷ lệ %
  • NPV xác định theo số tiền.

Như vậy, trong một số trường hợp cùng dữ liệu thì chỉ số NPV được ưu tiên hơn. Hoặc nếu doanh nghiệp cần đánh giá nhiều dự án tại một thời điểm, không cần quá nhiều yếu tố kỹ thuật và thời gian thì IRR lại là ưu tiên lựa chọn.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi hoạt động đầu tư vào công ty con với phần mềm MISA AMIS. Ngoài ra, phần mềm cho phép kế toán viên:

  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • ….
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày full tính năng ngay hôm nay.

Tác giả tổng hợp: Phương Thanh

 616 

Video liên quan

Chủ Đề