Người ủy quyền là ai

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015, ủy quyền là việc cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thay thế cho mình. Người ủy quyền vẫn phải chịu các trách nhiệm liên quan tới quyết định, hành động của người được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định về giấy ủy quyền mà chỉ quy định về hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, giấy ủy quyền vẫn là một văn bản pháp lý ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Tại doanh nghiệp, thông thường những người có vị trí quản lý thường có sẵn cho mình một Giấy ủy quyển/ văn bản ủy quyền cho nhân viên khác trong công ty thực hiện nhiệm vụ của mình khi vắng mặt tại Công ty, đây là sự ủy quyền thường xuyên và có giá trị lâu dài.

Về vấn đề ủy quyền có làm mất đi quyền của bên ủy quyền hay không, thực tế có 2 quan điểm là có hoặc không.

Một phần có sự tranh cãi này là do pháp luật không có quy định chung cụ thể. Theo quan điểm của tôi lại cho rằng khi đã ủy quyền thì sẽ không làm mất đi quyền của người ủy quyền bởi vì quyền đó bản chất vẫn là quyền độc nhất của người ủy quyền và việc ủy quyền chỉ là cử một người thay mặt thực hiện quyền chứ không phải là chuyển quyền. Hơn nữa người ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt việc ủy quyền bất cứ lúc nào mà không cần sự đồng ý của người được ủy quyền [Theo quy định tại Điều 569, Bộ luật Dân sự 2015]

Đối với doanh nghiệp của bạn, bạn có thể chỉ cần làm một văn bản ủy quyền thường xuyên, trong nội dung quy định rõ là người được ủy quyền đó chỉ có quyền quyết định trong thời gian mà người ủy quyền vắng mặt và chỉ được thay mặt khi người được ủy quyền còn nắm giữ một chức vụ xác định nào đó trong công ty. Với quyền hạn là người quản lý, bạn có thể phân công, chỉ định và chấm dứt ủy quyền bất cứ lúc nào mà không có trách nhiệm, nghĩa vụ nào khác phát sinh.

Về phạm vi ủy quyền, bạn cần phải lưu ý một số các trường hợp không được phép ủy quyền theo quy định của pháp luật, chằng hạn như:

- Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng [Điểm a, khoản 1 Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN]

- Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc [Điểm a, khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015]

- Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền [Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015].

- Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình [Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010].

Ngoại trừ một số trường hợp cụ thể như trên, nếu nội dung ủy quyền không trái với đạo đức xã hội thì Văn bản ủy quyền của bạn sẽ được coi là hợp pháp.

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện [gọi là đại diện theo ủy quyền] hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật [gọi chung là đại diện theo pháp luật].

Ủy quyền là gì? Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu? [Ảnh minh họa]

2. Hình thức ủy quyền

Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

3. Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

- Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;

- Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;

- Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

4. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:

- Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

- Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

5. Một số lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền

– Khi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng ủy quyền, các bên cần lưu ý thỏa thuận một ngày, tháng, năm cụ thể hoặc một số lượng ngày, tháng hoặc năm tính từ mốc ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng ủy quyền.

– Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp:

+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

+ Người đại diện không còn đủ điều kiện phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;

+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

>>> Xem thêm: Nghĩa vụ của bên được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền là gì? Bên được ủy quyền có được phép ủy quyền lại không?

Ủy quyền cho con trai bán đất thì Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng hay không?

Có được ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không? Nếu được thì thời hạn ủy quyền là bao lâu?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Bản chất của việc ủy quyền là giúp thực hiện công việc của bên ủy quyền. Tuy nhiên, có thể vì một lý do nào đó mà bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc đã được giao phó. Vậy khi nào người được ủy quyền có thể ủy quyền tiếp cho người khác không thực hiện công việc ủy quyền ban đầu? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề trên đến quý bạn đọc.

Người được ủy quyền có thể ủy quyền tiếp cho người khác không

Các điều kiện được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba

Uỷ quyền tiếp cho người khác được hiểu là việc bên được ủy quyền thực hiện việc  ủy quyền cho người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền.

Mục đích của việc ủy quyền là thay mặt người ủy quyền thực hiện hành vi vì lợi ích của người ủy quyền. Do vậy, để thực hiện ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện công việc, các bên trong quan hệ ủy quyền lại cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] như sau, :

  • Việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý của người ủy quyền
  • Vì sự kiện bất khả kháng, nếu không áp dụng việc ủy quyền lại cho người khác thực hiện thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
  • Phạm vi ủy quyền lại không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
  • Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đâu.

>>>Xem thêm: Các lưu ý khi nhờ người khác bán nhà đất thông qua ủy quyền

Có thể ủy quyền tiếp thông qua hình thức nào?

Theo quy định tại BLDS, ủy quyền tiếp cho người khác có thể thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền lại. Trong nội dung hợp đồng ủy quyền lại sẽ bao gồm sự thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể, bên được ủy quyền lại có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền ban đầu, còn bên ủy quyền lại  phải trả thù lao, trong trường hợp thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Các bên trong quan hệ ủy quyền lại có thể thỏa thuận hình thức ủy quyền cho bên thứ ba tiếp tục thực hiện công việc nhưng phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền lại cho người thứ ba phải được lập bằng văn bản.

Việc phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu nghĩa được hiểu như sau:

  • Khi hợp đồng ủy quyền ban đầu được lập thành văn bản thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải tuân thủ hình thức này là được lập thành văn bản giữa bên được ủy quyền và bên được ủy quyền lại.
  • Nếu hợp đồng ủy quyền ban đầu theo quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận giữa các bên được thể hiện dưới hình thức hợp đồng có công chứng thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải lập thành văn bản có công chứng như hợp đồng ủy quyền ban đầu.

Về mặt nội dung ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền lại cũng không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Nếu hợp đồng ủy quyền lại vượt quá phạm vi ủy quyền so với  hợp đồng ủy quyền ban đầu thì phần vượt quá sẽ bị tuyên bố vô hiệu theo Điều 407 BLDS.

Trong trường hợp xảy ra thiệt hại do bên ủy quyền lại gây ra làm cho bên được ủy quyền lại vượt quá phạm vi thẩm quyền ủy quyền ban đầu thì bên ủy quyền lại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Còn trong trường hợp bên ủy quyền lại và bên được ủy quyền lại cố tình gây thiệt hại cho bên ủy quyền thì sẽ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Hiện nay, còn một hình thức khác để thực hiện việc ủy quyền tiếp cho người khác là hình thức giấy ủy quyền. Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về hình thức, nội dung của giấy ủy quyền lại do cá nhân lập, nhưng vẫn thừa nhận hình thức ủy quyền này thông qua việc quy định trình tự, thủ tục chứng thực Giấy ủy quyền được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015.

Đối với hình thức ủy quyền lại bằng Giấy ủy quyền thì hiện tại pháp luật đã giới hạn phạm vi, nội dung ủy quyền là không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường và chỉ giới hạn một số công việc đơn giản nhất định.

Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thực ủy quyền ban đầu

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại

Khi ký kết hợp đồng ủy quyền lại cho người thứ ba, bên được ủy quyền lại sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc theo ủy quyền và phải báo cho bên ủy quyền lại về việc thực hiện công việc đó.

Người được ủy quyền lại chỉ được thực hiện những hành vi trong phạm vi ủy quyền đã được ghi trong hợp đồng ủy quyền lại phù hợp với phạm vi trong hợp đồng ủy quyền ban đầu giữa bên ủy quyền và bên ủy quyền lại.

Bản chất của việc ủy quyền lại là thay người được ủy quyền thực hiện các công việc cho bên ủy quyền. Do vậy, quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại phụ thuộc vào các bên thỏa thuận, nhưng về cơ bản bên nhận ủy quyền lại sẽ kế thừa phần lớn các quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền quy định tại điều 565, 566 BLDS.

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại như sau:

  • Thực hiện công việc được ủy quyền lại và báo cho bên được ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người có liên quan trong công việc phải thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền lại.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền lại.
  • Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền lại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định.

Quyền của bên được ủy quyền lại được quy định như sau:

  • Yêu cầu bên ủy quyền lại cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền lại.
  • Hưởng thù lao, nếu các bên có thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền lại

Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người được ủy quyền lại toàn bộ hay một phần hành vi cần thiết để thực hiện những giao dịch dân sự. Khi này, bên ủy quyền lại có những nghĩa vụ như sau:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện đã nhận từ bên ủy quyền cho bên được ủy quyền lại thực hiện hành vi pháp lý đã được ủy quyền.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền lại thực hiện trong phạm vi đã ủy quyền với bên ủy quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền lại đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền.
  • Trả thù lao cho bên được ủy quyền lại, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Quyền của bên ủy quyền lại bao gồm các điều cơ bản sau:

  • Yêu cầu bên được ủy quyền lại thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
  • Yêu cầu bên được ủy quyền lại giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các trường hợp không được phép ủy quyền lại cho người khác

Từ điều kiện được phép ủy quyền lại theo điều 564 BLDS, người được ủy quyền không thể ủy quyền tiếp cho người khác trong trường hợp người ủy quyền không đồng ý việc cho ủy quyền tiếp cho người khác. Đồng thời nếu không xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến người được ủy quyền ban đầu không thể thực hiện công việc được ủy quyền. Quy định trên nhằm hạn chế việc ủy quyền lại một cách bừa bãi, không đúng với mục đích của việc ủy quyền.

Do pháp luật không quy định về hình thức của việc đồng ý cho phép ủy quyền tiếp, từ đó nên việc không đồng ý cho ủy quyền có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào như  văn bản hay lời nói.

Mặt khác, tại các doanh nghiệp, tùy theo điều lệ mà doanh nghiệp có thể hạn chế quyền ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện công việc nhằm đảm bảo quyền quyết định vãn thuộc về các thành viên trong ban quản trị doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp

Các trường hợp không được ủy quyền lại

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Người được ủy quyền có thể ủy quyền tiếp cho người khác không? Qua nội dung tư vấn như trên, nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

Video liên quan

Chủ Đề