Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài

Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.

b]  Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.

Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.

Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả, nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,... Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp,...

Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: "Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hộ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gần với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại".

c]  Ý nghĩa phương pháp luận

Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân — quả. Trong thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại, không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.

Vì mối liên hệ nhân quả phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại ngụyên nhân để có phương háp giải quyết đúng đắn, phù hợp với môi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.

Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân - quả.

BẠN ĐANG ĐỌC

triết!!!!!! trời ơi là trời!:[[

Random

#biến #cap #chat #chứng #cuong #cuu #cài #các #câu #của #giữa #gì #gốc #hoc #hệ #lien #là #lênin #lượng #lạp #mac #mac-lenin #mat #mối #nghien #nghĩa #nguon #nhung #nhất #nlcb #phẩm #phố #rieng #thông #thực #tranh #triết #tru #vai #và #vật #đình #đầu #đẻ #đời

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.

50.9K 36

bởi phandaopro

bởi phandaopro Theo dõi

Chia sẻ

  • Post to Your Profile
  • Share via Email
  • Báo Cáo Truyện

Gửi

Send to Friend

Chia sẻ

  • Post to Your Profile
  • Share via Email
  • Report Story

                                    
                                          

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.
1. Định nghĩa.
- Nguyên nhân: là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.
- Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Ví dụ:
- Đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản -> Cách mạng vô sản [khách quan].
- Sự biến đổi mầm mống trong hạt lúa [nguyên nhân] -> Cây lúa [kết quả].
- Bão [nguyên nhân] -> thiệt hại mùa màng [kết quả xấu]
- Thực hiện đường lối đổi mới là nguyên nhân, mục tiêu dân giàu … là kết quả.
- Chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân của chiến tranh xâm lược
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Ví dụ:
+ Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản [là nguyên nhân bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau]
+ Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện trước còn cây lúa là kết quả nó xuất hiện sau.
+ Bão [nguyên nhân] xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do bão gây ra thì phải xuất hiện sau.
+ Người bị ô tô chèn chết đấy là kết quả xấu nhất nguyên nhân của nó là do việc thực hiện luật lệ giao thông không đúng [không nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ giao thông].
Chú ý: Tuy nhiên không phải mối liên hệ nối tiếp nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ:
- Ngày không phải là nguyên nhân của đêm
- Mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè.
[Nguyên nhân của ngày và đêm là do quả đất quay một trục và quả đất tự quay xung quanh mặt trời 365 ngày và hình thành 4 mùa xuân, hạ, thu đông…]
Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân cũng có thể nảy sinh ra nhiều kết quả.
Ví dụ:
Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam thống nhất đất nước nó là kết quả của nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chính là do dân tộc ta quyết tâm [thà quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ].
Dưới sự ủng hộ của các nước, các dân tộc xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh [một nguyên nhân] là nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập đạt được của họ.
Cùng một nguyên nhân như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau đối với từng học sinh. Có những học sinh đạt kết quả học tập giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
Đốt lửa vào ngọn đèn dầu [Nguyên nhân] nó sinh ra kết quả.
Kết quả thứ nhất: có ánh sáng để cho mọi người học tập và làm việc.
Kết quả thứ hai: Bấc ngắn, dần cạn đi.
Kết quả thứ ba: làm tăng nhiệt độ môi trường.
Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của vật chất, không có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không được xem một kết quả nào là kết quả cuối cùng. [Đọc Ăng Ghen trang 174 giáo trình]
Ví dụ:
Lực lượng sản xuất -> Quan hệ sản xuất = Phương thức sản xuất mới được nguyên nhân phá bỏ quan hệ sản xuất cũ [kết quả] thể hiện lực lượng sản xuất mới mâu thuẫn quan hệ sản xuất cũ.
Quả trứng -> Gà con -> Quả trứng
KQ [NN của QTSSản] Kết quả [nguyên nhân] Kết quả [nguyên nhân]
Quả dừa -> Cây dừa -> Quả dừa
3. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Mối liên hệ nhân quả có tính chất kết quả, không có một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân tồn tại, vì vậy mối quan hệ nhân quả trang bị cho chúng ta quan điểm đúng đắn về quyết định luận duy vật và khẳng định vai trò của con người trong việc vận dụng của quy luật vì mục đích sống của mình.
- Mỗi sự vật và hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân [bên trong hay bên ngoài, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián tiếp].
Kết quả do nguyên nhân gây ra nhưng nó không tồn tại một cách thụ động [vì vậy phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển].

Đọc phần tiếp theo

Thêm

Danh Sách Đọc Mới

Bình chọn

  • Post to Your Profile
  • Share via Email
  • Báo Cáo Truyện

Các truyện được quảng cáo

Bạn cũng sẽ thích

Chủ Đề