Nguyên nhân dẫn đến gẫy xương

Gãy xương vấn đề thường gặp cần phải điều trị kịp thời

Gãy xương là tình trạng thường gặp đối với mọi lứa tuổi, diễn ra trong cuộc sống thường ngày, và thường không thể lường trước được. Vậy gãy xương là gì, nguyên nhân ở đâu, dấu hiệu gãy xương như thế nào, xử lý ra sao khi bị gãy xương. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Các nội dung chính

  • 1 Tìm hiểu về gãy xương, phân loại gãy xương
    • 1.1 Các loại gãy xương thường gặp
    • 1.2 Các vị trí dễ bị gãy xương
  • 2 Nguyên nhân dẫn đến gãy xương
  • 3 Dấu hiệu của gãy xương
  • 4 Đối tượng nguy cơ gãy xương cao 
  • 5 Các phương pháp điều trị gãy xương
  • 6 Phục hồi sau điều trị gãy xương

Gãy xương là tình trạng xương bị biến dạng bị gãy do gặp chấn thương hoặc chịu tác động lực quá mạnh. Trong trường hợp này, cần phải đi khám bác sĩ ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.

Các loại gãy xương thường gặp

Hình ảnh mô phỏng các loại gãy xương

Gãy kín: gãy xương nhưng không tạo ra vết thương hở trên da

Gãy hở: các mô và xương ở khu vực bị tổn thương lộ ra ngoài qua vết thương hở trên da

Gãy hoàn toàn: là tình trạng gãy xương thành 2 hoặc nhiều mảnh

Gãy xương đơn: Xương bị gãy thành hai mảnh

Gãy xương mảnh vụn: Xương bị gãy, nghiền thành nhiều mảnh

Gãy lún: Xảy ra ở các vùng xương xốp, dưới tác động của áp lực, xương bị đè ép, lún xuống

Gãy xương di lệch: Khi xương bị gãy thành nhiều mảnh và các đầu xương gãy lệch nhau

Gãy xương không di lệch: Xương gãy thành các đoạn riêng biệt nhưng các đầu xương gãy không lệch nhau.

Gãy xương không hoàn toàn: xương chỉ bị tổn thương một phần và không mất hoàn toàn tính liên tục.

– Nứt xương: Xuất hiện một vết nứt mỏng trên xương, phải dùng tia X mới nhìn thấy được

– Gãy xương cành xanh: Trong đó, một bên xương bị gãy, bên còn lại bị cong vào, gây ra di lệch gập góc

Rạn xương

Các vị trí dễ bị gãy xương

Do tính chất sinh hoạt và vận động trong cuộc sống, những vị trí thường xuyên bị gãy xương như sau:

– Gãy xương sườn

– Gãy xương cẳng tay, bàn tay  

– Gãy xương cẳng chân, bàn chân 

– Gãy xương đòn

– Gãy xương bánh chè

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương

2 có nhóm nguyên nhân chính dẫn tới gãy xương:

Gãy xương cho chấn thương: xảy ra do bị chấn thương như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, công việc, do chơi thể thao.

Gãy xương do bệnh lý: do mắc một số bệnh lý như u xương, loãng xương, viêm tủy xương,…làm giảm mật độ xương, làm xương dễ yếu và gãy xương.

Dấu hiệu của gãy xương

Trong trường hợp chấn thương va chạm, nếu có một trong những dấu hiệu sau thì hãy đến khám bác sĩ ngay nha:

Những triệu chứng của gãy xương

– Sau khi bị chấn thương, xương bị biến dạng ở chỗ bị chấn thương

– Đau, đặc biệt khi di chuyển và lúc chạm vào vết thương

– Xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy, đỏ ở khu vực chấn thương

– Mất chức năng ở vùng bị thương

– Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da và có thể chảy máu

– Có thể nghe thấy tiếng răng rắc khi chấn thương xảy ra

– Nghiêm trọng hơn có thể là những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu..

Đối tượng nguy cơ gãy xương cao 

Gãy xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ở giai đoạn trung niên và về già xương khớp bị suy yếu, bị lão hóa trở nên giòn, rất dễ gãy. Một khi đã gãy thì rất khó là phục hồi.

Người cao tuổi rất dễ có nguy cơ gãy xương do chấn thương hoặc ngã

Đặc biệt nghiêm trọng với những người cao tuổi có tiền sử huyết áp, tim mạch nếu bị ngã thì rất nguy hiểm, có thể gây ra liệt nửa người nếu không phát hiện kịp thời.

Chính vì thế, hãy bồi bổ thật tốt cho người lớn tuổi về sức khỏe, xương khớp tránh những điều không mong muốn xảy ra.

Ngoài vấn đề tuổi tác thì những ai bị loãng xương, mắc các bệnh nội tiết hoặc đường ruột, người đang dùng corticosteroid, người ít vận động luyện tập thể thao, người rượu bia thuốc lá nhiều thì khiến xương mỏng, suy yếu và tỷ lệ dễ gãy xương cũng cao hơn.

Các phương pháp điều trị gãy xương

Nguyên tắc điều trị gãy xương: Đưa các mảnh xương vỡ về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành, và tất nhiên cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa rồi.

2 phương pháp điều trị gãy xương bao gồm: 

Bó bột cố định, nẹp cố định: Giúp cho xương gãy ở vị trí thích hợp trong khi vết thương tự lành.

Phẫu thuật: Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị gãy xương.

[Nguồn: vinmec]

Phục hồi sau điều trị gãy xương

Sau khi tháo bột hoặc điều trị xong, người bệnh cần phải luyện tập, phục hồi để xương quen với trạng thái sinh hoạt hàng ngày, cần tuân thủ theo những gì bác sĩ hướng dẫn.

Người bị gãy xương cần có chế độ ăn uống hợp lý để mau hồi phục

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương rất quan trọng, người bị gãy xương nên ăn gì, kiêng ăn gì cho mau phục hồi sức khỏe bạn cần phải nắm rõ.

>>> Xem ngay: Bị gãy xương nên ăn gì, kiêng ăn gì cho mau lành vết thương, nhanh liền xương

Trên đây là toàn bộ những thông tin về gãy xương là gì, nguyên nhân triệu chứng, phương pháp điều trị. Trong trường hợp bị ngã, chấn thương hay chịu tác động lực lớn hãy kiểm tra xem cơ thể mình có bị vấn đề gì không, và hãy đến bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời nha.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn. Còn rất nhiều thông tin về gãy xương, loãng xương, tăng cường sinh lý…tại website: tamsoa.com đừng bỏ lỡ nha.

Gãy xương: nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị

Đánh giá sản phẩm

Chủ Đề