Nguyên tắc tập trung dân chủ trong trường học

Tài liệu "Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên" có mã là 286492, file định dạng zip, có 80 trang, dung lượng file 184 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Sư phạm. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 80 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG

NHÀ TRƯỜNG MẦM NON TẢN VIÊN NĂM HỌC 2021-2022

Như chúng ta đã biết thì mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường chính là việc thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất những điều trong Luật giáo dục theo phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của tập thể CBGV, nhân viên, học sinh trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng kỉ cương, nền nếp, trật tự trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là góp phần quan trọng trong việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ.

Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường phải đảm bảo 3 nguyên tắc :

          - Đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ nhà trường theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường.

          - Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải phù hợp với Hiến pháp và Pháp luật, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với kỉ luật, kỉ cương trong nhà trường. Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo nguyên tắc chế độ thủ trưởng trong quản lí điều hành.

          - Không được có hành vi lợi dụng dân chủ hoặc xâm phạm quyền dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.

Từ những nhận thức trên, trong những năm qua, trường mầm non tản viên đã triển khai và thực hiện quy chế dân chủ, cụ thể như sau :

1/ Triển khai các quy định như [ thường là đầu năm học, trong Hội nghị CBCC ]

- Nghị định 71/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

- Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT v/v ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường.

- Thông 09/TT-BGD&ĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD&ĐT v/v ban hành quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục.

- Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện quy chế chủ của ngành, của địa phương.

2/ Quá trình tổ chức thực hiện :

- Vai trò của chi bộ trong lãnh đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể được thể hiện khá rõ nét :

+ Chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị.

+ Trong sinh hoạt hàng tháng của chi bộ, đều có đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức đoàn thể và định hướng cho hoạt động trong tháng tiếp theo.

Giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng có xây dựng bảng phân công trách nhiệm vào đầu mỗi năm học và phổ biến đến CBCNV để tiện liên hệ trong công việc.

- Riêng hiệu trưởng có trách nhiệm :

          + Quản lí, điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.

          + Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thông qua họp Hội đồng giáo dục, sinh hoạt tổ chuyên môn, hoạt động đoàn thể, CMHS, trao đổi trực tiếp của cá nhân ... và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trưởng và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm của Hiệu trưởng

          + Thực hiện nghiêm túc tập trung dân chủ trong quản lí nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường. Đảm bảo nghiêm túc 3 công khai: Công khai kế hoạch hoạt động, tài chính, thi đua khen thưởng.

          + Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.  

          - Hàng năm, BGH và BCH công đoàn xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã:

          + Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Luật giáo dục.

          + Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường, các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, các báo cáo tổng kết, sơ kết, Những nội quy, quy định, quy chế làm việc của nhà trường, Quy chế chi tiêu nội bộ...

          + Kiên quyết chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỉ cương trong nhà trường. Trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, CBGV, nhân viên phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.

          + Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của CBGV, nhân viên, tôn trọng đồng nghiệp, CMHS và học sinh, có trách nhiệm bảo vệ uy tín của nhà trường.

- Trong nhà trường, CBGV, nhân viên đã được biết:

  + Những chủ trương chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với CBGV, nhân viên.

  + Các khoản đóng góp của học sinh, kinh phí hoạt động của nhà trường.

  + Việc nâng lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỉ luật.

  + Nhận xét, đánh giá CBGV, nhân viên hàng năm.

    Những việc trên đã được công khai bằng một trong các hình thức sau:

          + Niêm yết tại cơ quan

          + Thông báo trong Hội nghị công chức

          + Thông báo cho BCH công đoàn hoặc tổ trưởng các tổ để thông báo đến CBGV, nhân viên trong nhà trường.

- Học sinh được biết và được tham gia học tập, vui chơi đầy đủ.

Để đảm bảo quyền dân chủ của học sinh, nhà trường đã niêm yết công khai Nội quy học sinh, Nội quy lớp học. Nội quy học tập, vui chơi, tham gia các cuộc thi. Tiêu chuẩn xếp loại bé chăm ngoan học giỏi, kết quả học tập, thi đua khen thưởng... Mỗi năm học, nhà trường tổ chức ít nhất 2 lần họp CMHS để thông báo kế hoạch nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc CMHS, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, thông báo kết quả học tập, tu dưỡng của HS. Giáo viên chủ nhiệm lớp là đại diện của nhà trường tổ chức các hoạt động thưc hiện dân chủ tại lớp của mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của trẻ và CM trẻ để kịp thời phản ánh với Hiệu trưởng. Nhà trường đặt Hòm thư góp ý để HS có điều kiện đóng góp ý kiến.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường [Công đoàn, Đoàn thanh niên ...] đã :

          + Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19

         + Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, dân chủ bàn bạc các chủ trương, các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.

          + Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường, những kiến nghị hoặc thắc mắc để đề nghị Hiệu trưởng giải quyết.

3/ Đánh giá chung :

* Ưu điểm :

Hàng năm, đều có xây dựng quy chế dân chủ và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh covid-19.

- Trong hội nghị CBCNVC đầu năm, thường có lồng ghép lấy ý kiến các nội dung như kế hoạch năm học, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, …

- BGH và BCH công đoàn xây dựng thang điểm thi đua, tổ chức lấy ý kiến CBCNV, sau đó ban hành quy chế thi đua khen thưởng.

- Nhìn chung, CBCC nhà trường đã có nhiều chuyển biến tốt về tư tưởng, đã nêu cao được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nhất là công đoàn đã vận động đoàn viên góp vốn tham quan, góp vốn tương trợ, dạy bù, dạy thay, thăm hỏi tận tình khi CBCNV hoặc  người thân bị ốm đau bệnh tật - Phẩm chất chính trị và đạo đức của thầy cô giáo được giữ gìn trong sáng, uy tín của nhà trường được nâng lên rõ nét. Tất cả các thầy cô giáo biết yêu thương học sinh, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng phụ huynh học sinh.

* Hạn chế, nguyên nhân :

+ Cán bộ công đoàn thường xuyên thay đổi do thuyên chuyển công tác nên hoạt động công đoàn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu.

           + Cán bộ công đoàn, đôi khi chưa nắm bắt đầy đủ các quy định, chế độ chính sách, tâm tư nguyện vọng của công đoàn viên.

- Nhận thức của CBCNV về quy chế dân chủ chưa sâu :

+ Mặc dù quy chế dân chủ được xây dựng và triển khai đến từng CBCNV nhưng do  bận nhiều công việc chuyên môn nên giáo viên chưa tìm hiểu và nắm bắt kịp thời quy chế.

+ Việc quán triệt tư tưởng cho CBCC chưa được thường xuyên, Tinh thần phát huy quyền dân chủ của một vài CBCC còn hạn chế, nhất là công tác tự phê và phê bình chưa cao.

- Vấn đề thực hiện dân chủ giữa giáo viên và trẻ, giữa BGH với giáo viên  đôi khi chưa thực hiện nghiêm túc :

+ Giáo viên thường nhận xét một cách áp đặt đối với trẻ, phê bình trẻ một cách thái quá,

+ Đôi khi giáo viên còn e ngại chưa mạnh dạn đề ạt ý kiến dân chủ lên cấp trên[ BGH]

           4/ Bài học kinh nghiệm :

- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ, đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm góp phần đưa quy chế dân chủ của đơn vị đi vào thực tế cuộc sống.

- Lãnh đạo nhà trường luôn lắng nghe ý kiến góp ý của quần chúng và tập thể, luôn tôn trọng ý kiến tập thể, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy ý kiến đa số để quyết định những vấn đề quan trọng của nhà trường và kịp thời điều chỉnh những tồn tại ,khuyết điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo đạt hiệu quả công việc cao hơn.

- Tổ chức tốt các hội nghị dân chủ trong trường như :  Hội nghị cán bộ, công chức,  Hội nghị đối thoại, Hội nghị liên tịch. Thông thường, hội nghị dân chủ sẽ do một tập thể lãnh đạo và phân công người chủ trì, điều hành theo một chương trình đã được thống nhất. Kết thúc hội nghị có ban hành nghị quyết hoặc có tổng kết, kết luận hội nghị.

Qua đây có thể thấy trong những năm học qua trường mâm non Tản viên luôn thực hiện đúng quy chế dân chủ trong cơ quan trường học. Tập thể CBGVNV luôn đoàn kết chung qunh Ban giám hiệu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và tất cả các phog trào, hội thi, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao do các cấp các ngành tổ chức!

                                        Tác giả: Lã Thị Thanh Tâm - Bút ký: Trần Lã Tâm

Video liên quan

Chủ Đề