Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với con người trong công tắc giáo dục

CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾNVỚI BÀI THUYẾ TRÌNH NHÓM 10NÊU VÀ PHÂN TÍCH HÊ THỐNGCÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤCNguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục1. Nội dung nguyên tắca. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong hoạt độnggiáo dục là gì?Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dụclà nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải cómục đích và phải được định hướng theo mục đích ấy trongsuốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra.b. Mục đích và mục đích giáo dục là gì?Theo Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng thì mụcđích là “hình ảnh nhận thấy được của kết quảdự đoán trước, hướng hành động của conngười đến sự phấn đấu để đạt được kết quảđó”.Và xét dưới góc độ giáo dục thì mục đích giáodục là mẫu nhân cách mà giáo dục cần đào tạođể đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giaiđoạn phát triển của nó.2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này?Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cảcác hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục.Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng,không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thải. Nếuhoạt động giáo dục không có mục đích thì chẳng khácgià con tàu đi trên biển mà không có la bàn. Nó khôngbiết mình đang ở đâu và sẽ trôi về đâu. Nên việc đếnđược bến bờ như ý muốn ban đầu là một điều cực kỳkhó khăn, và nếu như có đến được chăng nữa thì cũngdựa vào hai chữ “hên – xui”.Vì vậy việc đạt được kết quả cao nhất trong một HĐGDlà một điều viễn tưởng. Vì chỉ riêng việc thoát khỏi “mớbòng bong” do không có mục đích gây ra đã khó rồihuốn gì đạt được hiệu suất hoạt động tốt nhất.Xác định được mục đích cho hoạt động quả rất quantrọng nhưng việc dùng mục đích đó để định hướngxuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục diễn racũng quan trọng không kém. Bởi vì, nếu như đã xácđịnh được mục đích giáo dục rồi nhưng lại không dùngnó để định hướng thì việc xác định mục đích chỉ là“công dã tràng”.Mục tiêu giáo dục với học sinh trung học cơsở là giúp các em hình thành ý thức và tìnhcảm đạo đức một cách cụ thể và dễ thựchiện nhất là: chăm chỉ học hành, ngoanngoãn lễ phép, kính trên,nhường dưới,…phấn đấu trở thành những công dân có íchcho xã hội.Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu caođối với con ngườiTôn trọng nhân cách học sinh là tôn trọng nhânphẩm,tài năng trí tuệ, tự do tư tưởng,…Tôntrọng nhân cách còn bao gồm cả tôn trọng thânthể, không ai được xúc phạm đến phẩm giá conngười và không được xúc phạm đến phẩm chấtcon người.Tôn trọng nhân cách con ngườicũng đồng nghĩa với tin tưởng conngười, tin tưởng khả năng trí tuệ ,khả năng lao động sáng tạo củacon người . Như vậy, tin tưởng làsự thể hiện sự mong muốn của cácnhà giáo dục và đồng thời cũng làmột biện pháp tế nhị buộc họ phảicố gắn hoàn thành nhiệm vụ.Trong quá trình GD cùng với việc tôntrọng nhân cách HS .Yêu cầu chính là sựđòi hỏi cao hơn khả năng thực tế của cácem phấn đấu.Bằng hệ thống những mụctiêu, những tiêu chuẩn nâng cao từngbước, thúc đẩy HS phấn đấu liên tục. Khinhà giáo dục đặt ra những yêu cầu cao, HSsẽ cảm nhận được sự tin tưởng của cácthầy giáo về mình và cố gắn hơn.Như vậy,yêu cầu cao chính là sự thể hiện niềm tinvà sự tôn trọng nhân cách con ngườiMuốn GD con người phải tôn trọngnhân cách con người và phải cónhững yêu cầu cao đối với conngười.Những điều cần lưu ý khi thực hiện nguyên tắc nàytrongtrườngTHCS:+ Nhà GD không được xúc phạm đến nhân cách họcsinh dù bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ lí do gì, tránhmọi thành kiến đối với HS dù họ mắc khuyết điểmtrong một tình huống nhất thời nào đó.+ Nhà GD tránh những thái độ gay gắt, nhạo báng , xỉamai, mệnh lệnh,áp đặt, nhưng đồng thời tránh nhữngdễdãi,xuềxòa”vônguyêntắc”+ Nhà GD luôn đánh giá HS cao hơn một chút so với cáimà họ đã có, đòi hỏi cao hơn so với những gì họ đã đạtđược. Tế nhị, khéo léo, có tình, có lí trong ứng xử sưphạm đó là nghệ thuật sư phạm của GV.+ Phải xác nhạn những ưu điểm, những thành công củaHS dù đó là nhỏ bé nhất, phải ghi nhận thành tích củatập thể trong đó có những đóng góp của từng cá nhân,lấy ưu điểm làm cơ sở để tạo ra những thành công mớitrong quá trình phấn đấu của HS.Nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểmNguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểmlà”lấy xây để chống:,”tăng cường sinh lực để phòng chốngbệnh tật “ đây là một nguyên tắc GD rát có hiệu quả.Trong các trường THCS các nhà GD cần lưu ý:+Tổ chức tốt các phong trào thi đua, theo dõi nhũng điểnhình gương mẫu, thường xuyên động viên, khen thưởng,khích lệ HS.+ Mỗi năm có tổng kết, đánh giá xếp loại và khenthưởng những HS đạt thành tích cao trong học tập vàtu dưỡng.+ Cần thiết có sự bao dung ,rộng lượng của các nhà sưphạm , của tập thể, của bạn bè đối với từng HS , hãynâng đỡ họ khi vấp váp,…Đối với bạn bè thì phải thựchành khẩu hiêu” chị ngã em nâng”.+ Điều đáng ghi nhớ sau phê bình, trách phạtphải là lòng nhân ái, vị tha vì sự tiến bộ củacon người.+ Tuy nhiên, nguyên tắc này không đồn nghĩavới bao che khuyết điểm, thủ tiêu đấu tranh,từ bỏ vũ khí phê bình và tự phê bình, hayngược lại la thổi phồng thành tích dễ làm chocon người trở thành tự kiêu, tự phụ.Nguyên tắc GD trong lao động và bằnglaođộngCuộc sống lao động là môi trường, làphương tiện góp phần vào việc hìnhthành và phát triển nhân cách chonhững con người đang sống và làm việctrong đó. Vì thế mà giáo dục phải có sựgắn kết chặt chẽ với cuộc sống và laođộng để hình thành và phát triển nhâncách một cách toàn diện cho học sinh.Hoạt động giáo dục nhằm giáo dục học sinh trởthành người công dân thích ứng với cuộc sống laođộng và sinh họat xã hội. Thực tiễn giáo dục chothấy rằng, hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào kiếnthức và sự trải nghiệm của bản thân học sinh. Nênmuốn có kiến thức và kinh nghiệm, con người phảitham gia các họat động trong các môi trường, hoàncảnh và tình huống sống khác nhau.Chính cuộc sống lao động là môi trường,phươnng tiện góp phần vào việc phát triểnnhân cách toàn diện. Tuy nhiên, hiện nayviệc giáo dục còn mang năng kiến thức,hàn lâm chưa chú trọng việc GD nghềnghiệp.Nhà giáo dục cần tổ chức cho học sinh tìm hiểuvề thực tế của cuộc sống cũng như họat độngsáng tạo của người lao động; đặt ra yêu cầu giáodục cụ thể, rõ ràng cho học sinh; Ngoài ra, nhàgiáo dục phải xác định rằng việc tổ chức cho cácem tham gia các hoạt động công tác xã hội làcũng là một thành phần hữu cơ trong hoạt độnggiáo dục, để tránh cho các em hoạt động chủquan, tùy tiện, qua loa,..Tổ chức cho học sinh tự giác tham gia một cách vừa sức vào việcxây dựng đất nước qua các họat động lao động hữu ích, từ đóhình thành phẩm chất của người công dân, tạo điều kiện pháthuy tính tích cực, sáng tạo. Giáo dục lao động cho học sinh trướchết nhằm hình thành ở các em thái độ đúng đắn đối với laođộng: yêu lao động, kính trọng người lao động, quý trọng sảnphẩm lao động. Đồng thời góp phần hình thành ở các em nhữngcơ sở ban đầu của các kỹ năng và thói quen lao động theo khoahọc sau này.Tận dụng vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội,các họat động ngọai khóa để thu hút sự hỗ trợcủa các lực lượng giáo dục ngoài nhà trườnggiúp cho học sinh có cơ hội tham gia vào cáchoạt động giáo dục thực tiễn như: Ngày chủnhật xanh, tổ chức các cuộc thi nấu ăn, cắm hoavào các ngày lễKhông nên tách rời hoạt động giáo dục với cuộcsống như các hoạt động ngọai khóa, tham quandu lịch về nguồn, làm học sinh thêm yêu đấtnước, hiểu biết về các di tích lịch sử,…

Thứ bảy, 15/10/2016 17:31

Nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi giáo dục đạo đức cho học sinh

Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh.

Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong nhà trường. Tuy nhiên, để nội dung này đạt hiệu quả, người làm công tác giáo dục không thể bỏ qua những nguyên tắc quan trọng dưới đây.

Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội

Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh.

Giáo dục theo nguyên tắc tập thể

Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.

Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường THPT phải tổ chức tốt các tập thể lớp, tập thể chi đội…Nhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong trường học.

Ảnh internet

Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác

Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè.

Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc. Mọi đòi hỏi đối với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em tự giác thực hiện.

Phát huy ưu điểm, trên cơ sở đó khắc phục khuyết điểm

Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình.

Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ đễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em.

Tôn trọng nhân cách học sinh

Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên cao hơn nữa.

Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được.

Lưu ý đặc điểm lứa tuổi, hoàn cảnh cá nhân học sinh

Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó hình thức, biện pháp thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em.

Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp.

Người thầy phải làm gương

Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh

Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh.

Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đạo đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con” [trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân].

Ngoài ra, trong công tác giáo dục đạo đức, phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Nguồn: Giaoducthoidai.vn

Video liên quan

Chủ Đề