Nhân cách học sinh trung học cơ sở

Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.

Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.

V. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Sự hình thành tự ý thức của học sinh trung học cơ sở

Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức

- Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau.- Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và nằng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách [tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng…].- Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gũi và có uy tín với mình. Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá của thiếu niên còn hạn chế, chưa đủ khách quan…Do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em… cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặc tự ý thức của các em.Việc nhận thức về mình còn thông qua việc đối chiếu so sánh mình với người khác. Nhưng khi đánh giá người khác, các em còn chủ quan, nông cạn, nhiều khi chỉ dựa vào một vài hình tuợng không rõ ràng các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào một vài phẩm chất nào đó mà quy kết toàn bộ. Vì thế, người lớn rất dễ mà cũng rất khó gây uy tín với thiếu niên. Và khi đã có kết luận đánh giá về một người nào đó, các em thường có ấn tượng dai dẳng, sâu sắc.- Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trình này.Ở nhiều em, tự giáo dục còn chưa có hệ thống, chưa có kế hoạch, các em còn lúng túng trong việc lựa chọn biện pháp tự giáo dục. Vì vậy, nhà giáo dục cần tổ chức cuộc sống và hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào hoạt động chung của tập thể, tổ chức tốt mối quan hệ giữa người lớn và các em…

2. Sự hình thành đạo đức của học sinh trung học cơ sở

Khi đến trường, trẻ được lĩnh hội chuẩn mực và quy tắc hành vi đạo đức một cách có hệ thống.Đến tuổi thiếu niên, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức…mà trình độ đạo đức của các em được phát triển mạnh. Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lí quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên.Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lí tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị…Do tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi của thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của thiếu niên.Nhân cách của thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức như thế nào thực hiện đạo đức nào ?Những nghiên cứu tâm lí học cho thấy trình độ nhận thức đạo đức của thiếu niên là cao. Thiếu niên hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức đối với chúng…Nhưng cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hình thành một cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng của những sự kiện trong sách, phim, bạn bè xấu…Do vậy, các em có thể có những ngộ nhận hoặc hiểu phiến diện, không chính xác một số khái niệm đạo đức… Trong công tác giáo dục cần chú ý giúp các em hiểu được khái niệm đạo đức một cách chính xác… và tổ chức hành động để thiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức đúng đắn…

3. Sự hình thành tình cảm của học sinh trung học cơ sở

Tình cảm của học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học.- Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này do ảnh hưởng của sự phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã làm cho các em không tự kiềm chế nổi.- Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn.- Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay. Do đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn.Rõ ràng, cách biểu hiện xuc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo. Đó là tính bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi.

Kết luận :

- Trong những giai đoạn phát triển của con người lứa tuổi thiếu niên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đay là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.- Sự phát triển tâm lí của thiếu niên có chịu ảnh hưởng của thời kỳ phát dục. Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý chính là những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa thiếu niên và người lớn.

- Đây là lứa tuổi của các em không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị.

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA HỌC SINHTHCSTrần Phương HồngI- SỰ HÌNH THÀNH CỦA TỰ Ý THỨC1.Tự ý thức là gì?- Là sự tự đánh giá mình và so sánh mình với người khác=>bắt đầu xem xét bản thân mình,vạch ra cho mình kiểu nhân cách trongtương lai.2.Mức độ sự tự ý thức:chỉ nhận thức hành vi riêng lẻnhận thức toàn bộ hành vinhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mìnhtrong các phạm vi khác nhau.Khi giáo dục thiếu niên ta cần hướng dẫn cho các em biếtcách phân tích, nhận xét người khác một cách đúng đắn đầy đủchứ không chỉ dựa vào những hành vi bề ngoài3. Phương thứcphân tích và đánh giáđánh giá dựa vào nhữngngười gần gũi, uy tínSau đómột cách độc lập.A.G.Côvaliốp đã nhận xét rằng:Sự đánh giá đúng đắn nhân cách củathiếu niên rất quan trọng ,đừng gây cho các em hai rung cảm trái ngượcnhau như tự cao ,tự đại hay mặc cảm tự ti.4. SỰ TỰ GIÁO DỤC:- Sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS có ý nghĩa rất lớn giúp các em hình thànhnhu cầu tự giáo dục,rèn luyện bản thân.- Sự tự giáo dục của thiếu niên còn được biểu hiện ở sự phân tích “thế giới nộitâm”của chính mình,Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức là cuộc sống tập thể của cácem, nơi mà nhiều mối hệ có giá trị đúng đắn.LƯU ÝNgười làm công tác giáo dục cần:- tổ chức cuộc sống hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn- Khuyến khích các em tham gia vào hoạt động chung của tập thể,tổchức tốt mối quan hệ với mọi người…-tạo điều kiện cho sự phát triển tự ý thức và hướng dẫn các em tự giáodục có hiệu quả.II. SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THCS1.Nguyên nhân:Sự mở rộng quan hệ xã hội + sự phát triển ý thức=>sựphát triển đạo đức2. Sự hình thành đạo đức:-Tuổi thiếu niên là tuổi hình thành thế giới quan,lí tưởng,niềm tin đạođức,những phán đoán giá trị- Hành động của thiếu niên đã có những thay đổi cơ bản:+Thiếu niên đã nghĩ đến con người lí tưởng.+Thiếu niên có nhiều ước mơ tươi sáng.+Nhân cách của thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên cóđược các kinh nghiệm đạo đức như thế nào, thực hiện hành động đạo đứcnào ?TỔNG KẾT-Trong công tác giáo dục cần giúp các em hiểu được khái niệm đạo đức một cách chínhxác,tế nhị,khéo léo,khắc phục những quan niệm không đúng ở các em.-Tổ chức hành động để thiếu niên có kinh nghiệm đạo đức đúng đắn,tin vào sựcông bằng và hiển nhiên của các chuẩn mực đạo đức,tin rằng cần phải làm theo nhữngchuẩn mực đó.XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI

Video liên quan

Chủ Đề