Nhận định chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa năm 2024
Bệnh xuất huyết tiêu hóa là một trong những loại bệnh về đường tiêu hóa gây nguy hiểm. Để có thể điều trị khỏi, người bệnh sẽ phải trải qua quá trình điều trị phức tạp. Show
Vậy quá trình điều trị ra sao? Người bị xuất huyết tiêu hóa cần được chăm sóc như thế nào để việc điều trị đạt kết quả tốt? Chế độ ăn dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa có gì đặc biệt không? Để có được câu trả lời, bạn đừng bỏ qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết này nhé! Quá trình điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóaĐối với trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa nhẹ thì bệnh sẽ tự khỏi. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc hoặc phẫu thuật ngay khi đang tiến hành chẩn đoán để kiểm soát tình trạng chảy máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí xuất huyết, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Điều trị trong quy trình chẩn đoán nội soiTrong quá trình nội soi đường ruột hoặc phẫu thuật mở ổ bụng, bác sĩ sẽ cầm máu bằng cách đưa các dụng cụ qua ống nội soi với mục đích:
Các loại thuốc điều trịTrong trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh sẽ được tiêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) để ngăn chặn sản việc xuất axit dạ dày. Sau khi xác định được vị trí chảy máu, bác sĩ sẽ đánh giá và xác định người bệnh có nên tiếp tục dùng PPI hay không. Tùy thuộc vào lượng máu đã mất và trường hợp người bệnh tiếp tục chảy máu, bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu. Hãy lưu ý, nếu người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu, bao gồm: thuốc aspirin hoặc các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) thì nên thông báo cho bác sĩ biết và ngừng lại ngay lập tức. Phẫu thuậtKhi tình trạng bệnh xuất huyết tiêu hóa trở nặng, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phương pháp phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật thường là để cắt bỏ đi phần bị tổn thương và đôi khi là để cắt bỏ đi một phần nội tạng. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa như thế nào?Khi chăm sóc người bị xuất huyết tiêu hóa, bạn hãy khuyến khích họ tuân thủ những quy tắc sau để bệnh tình nhanh khỏi:
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì?Trong quá trình tình trạng xuất huyết diễn ra, người bệnh không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào, kể cả nước uống. Hãy để cho đường tiêu hóa được nghỉ ngơi và điều trị đúng cách. Việc đưa thức ăn vào cơ thể buộc đường tiêu hóa phải hoạt động, giải phóng axit trong dạ dày và các enzym phân hủy thức ăn trong ruột. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ nhận được dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cho đến khi tình trạng chảy máu chấm dứt. Khi hết chảy máu, người bệnh sẽ nhận được một lượng nhỏ thức ăn hoặc đồ uống để kiểm tra xem các triệu chứng có tái phát hay không trước khi tiếp tục chế độ ăn bình thường. Thực phẩm bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nên ănThực phẩm chứa chất xơViệc cung cấp đủ lượng chất xơ sẽ giúp phân mềm và không xảy ra táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, trái cây, nước ép mận, ngũ cốc giàu chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, những thực phẩm trên cũng chứa các vitamin và khoáng chất, giúp các mô bị tổn thương mau lành. Thực phẩm cung cấp khoáng chất sắtTrong khẩu phần ăn của người bị xuất huyết đường tiêu hóa, các bác sĩ thường khuyến cáo nên có các thực phẩm chứa protein lành mạnh như cá, thịt nạc và thịt gia cầm. Những loại thịt này chứa protein và sắt để giúp bù đắp lại lượng chất sắt dự trữ có thể đã mất trong các đợt chảy máu. Các nguồn cung cấp chất sắt khác bao gồm: đậu, các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, kết hợp bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (các loại rau) với thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn sẽ tăng lượng sắt hấp thu. Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không nên ăn những gì?RượuRượu hoạt động như một chất kích thích ruột. Việc uống rượu quá nhiều cũng gây ra hiện tượng giãn nở các mạch máu trong thực quản và các bộ phận khác của đường tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng vỡ, có thể dẫn đến trường hợp xuất huyết nhiều. Vì thế, rượu là chất cấm đối với những người bệnh xuất huyết tiêu hóa. Các chất kích ứng tiềm ẩnCaffeine, thức ăn cay và chua có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Lưu ý rằng chocolate, trà, cà phê, soda và nước tăng lực hoặc đồ uống thể thao đều có chứa caffeine. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc tiêu thụ các chất này khi tình trạng xuất huyết chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, hãy tiêu thụ nó một cách có kế hoạch – đừng nên tiêu thụ các thực phẩm này quá nhiều trong một lần uống. |