Những chất có đặc điểm như thế nào sẽ vận chuyển theo con đường nhập bào hoặc xuất bào

Nhập bào và xuất bào

Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

Người ta chia nhập bào thành 2 loại là thực bào và ẩm bào.

- Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn [hình 11.2a và 11.3]. Quá trình này được thực hiện như sau : Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy “đối tượng”, sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Sau khi “đối tượng” đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân huỷ nhờ các enzim.

- Tế bào còn có thể đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào. Kiểu vận chuyển này được gọi là ẩm bào [hình 11.2b].

Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với nhập bào gọi là quá trình xuất bào. Bằng cách xuất bào các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào [hình 8.2]

Hình 11.2. Sơ đó quá trình thực bào và ẩm bào [bên trái là sơ đồ, bên phải là ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử]
a] Thực bào ; b] Ẩm bào 

Hình 11.3. Một tế bào đang ăn một tế bào khác bằng cách “thực bào” a] Bữa ăn đang bắt đầu : b] Bữa ăn sắp sửa hoàn tất

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào có thể theo phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.

Loigiaihay.com

  • Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 48 SGK Sinh học 10.

  • Bài 1 trang 50 SGK Sinh học 10

    Giải bài 1 trang 50 SGK Sinh học 10. Thế nào là vận chuyển thụ động?

  • Bài 2 trang 50 SGK Sinh học 10

    Giải bài 2 trang 50 SGK Sinh học 10. Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.

  • Bài 3 trang 50 SGK Sinh học 10

    Giải bài 3 trang 50 SGK Sinh học 10. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau.

  • Bài 4 trang 50 SGK Sinh học 10

    Giải bài 4 trang 50 SGK Sinh học 10. Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?

I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG

- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không tiêu tốn năng lượng.

- Sự vận chuyển thụ động tuân theo cơ chế: khuếch tán [theo sự chênh lệch gradient nồng độ]

+ Sự vận chuyển chất tan gọi là sự khuếch tán.

+ Sự vận chuyển nước gọi là sự thẩm thấu.

- Điều kiện: Có sự chênh lệch nồng độ giữa 2 bên màng tế bào và đặc tính lí, hóa của các phân tử.

- Phương thức vận chuyển:

+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit: các chất không phân cực, có kích thước nhỏ như: CO2, O2,...

+ Khuếch tan qua kênh prôtêin xuyên màng: các chất phân cực, có kích thước lớn như: glucôzơ,…

+ H2O được thẩm thấu nhờ kênh prôtêin đặc biệt là aquaporin.

- Dựa vào nồng độ chất tan trong môi trường Chia môi trường thành 3 loại:

+ Môi trường ưu trương: [chất tan]ngoài tế bào > [chất tan]trong tế bào

+ Môi trường nhược trương: [chất tan]ngoài tế bào < [chất tan]trong tế bào

+ Môi trường đẳng trương: [chất tan]ngoài tế bào = [chất tan]trong tế bào

Mục lục

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bài chính: Lịch sử của lý thuyết màng tế bào

Cấu trúc màng tế bào được giới thiệu theo nhiều cách khác nhau bởi nhiều tác giả khác nhau như the ectoplast [de Vries, 1885], Plasmahaut[plasma skin,Pfeffer, 1877, 1891], Hautschicht[skin layer, Pfeffer, 1886; được dùng với ý nghĩa khác bởi Hofmeister, 1867], plasmatic membrane [Pfeffer, 1900],plasma membrane, cytoplasmic membrane, cell envelope and cell membrane.

Một số tác giả đã không cho rằng tại bề mặt của tế bào có một ranh giới chức năng có tính thấm thích hợp để sử dụng thuật ngữ plasmalemma [được đặt ra bởi Mast, 1924] cho các vùng ngoại bào.

Năm 1972, hai nhà khoa học là Singer và Nicolson đã đưa ra mô hình cấu trúc màng sinh chất gọi là mô hình khảm - động. Theo mô hình này, màng sinh chất có lớp kép phospholipid. Liên kết phân tử protein và lipid còn có thêm nhiều phân tử carbohydrate. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử cholesterol có tác dụng tăng cường sự ổn định. Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại. Màng sinh chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của tế bào như: vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào, là nơi định vị của nhiều loại enzyme, các protein màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô... Màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào lạ của cơ thể.

Khuếch tán thụ động

Thuốc khuếch tán qua màng tế bào từ một vùng có nồng độ cao [ví dụ: dịch tiêu hóa] đến một trong những nơi nồng độ thấp [ví dụ như máu]. Tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với gradient nồng độ nhưng cũng phụ thuộc vào sự tan trong lipid của phân tử, kích cỡ, mức độ ion hóa và diện tích bề mặt hấp thụ. Bởi vì màng tế bào là lipid, các thuốc tan trong lipid khuếch nhanh nhất. Các phân tử nhỏ có xu hướng xuyên qua màng nhanh hơn các phân tử lớn hơn.

Hầu hết các loại thuốc là axit hữu cơ yếu hoặc các bazơ, ở dạng không ion hóa và ion hoá trong môi trường nước. Dạng không ion hoá thường tan trong lipid [lipophilic] và khuếch tán dễ dàng qua các màng tế bào. Dạng ion hóa có độ hòa tan trong lipid thấp [nhưng độ hòa tan trong nước cao - nghĩa là thân nước] và điện trở cao và do đó không thể xuyên qua màng tế bào.

Tỷ lệ của dạng không ion hóa [là khả năng của thuốc xuyên qua màng] được xác định bởi pH môi trường và pKa của thuốc [hằng số phân ly axit]. pKa là độ pH ở đó nồng độ các dạng ion hóa và không bị ion hóa là bằng nhau. Khi pH thấp hơn pKa, các axit yếu ở dạng không ion hóa nhiều hơn, nhưng ngược lại, các bazơ yếu ở dạng ion hóa nhiều hơn. Do đó, trong huyết tương [pH 7,4], tỷ lệ dạng không ion hóa với dạng ion hóa của một axit yếu [ví dụ có pKa là 4,4] là 1: 1000; trong dịch dạ dày [pH 1,4], tỷ lệ này được đảo ngược [1000: 1]. Vì vậy, khi uống một axit yếu, hầu hết các thuốc vào trong dạ dày ở dạng không ion hóa, được khuếch tán thông qua niêm mạc dạ dày. Đối với một bazơ yếu có pKa là 4,4, tác động là ngược lại; hầu hết các thuốc vào trong dạ dày ở dạng ion hóa.

Về mặt lý thuyết, thuốc có tính axit yếu [ví dụ aspirin] dễ hấp thu hơn qua môi trường acid [dạ dày] so với các loại thuốc cơ bản yếu [ví dụ quinidin]. Tuy nhiên, dù thuốc có tính axit hay bazơ, hầu hết sự hấp thụ xảy ra ở ruột non vì diện tích bề mặt lớn hơn và màng dễ thấm hơn [xem Đường uống Đường uống [Xem thêm Tổng quan về Dược động học.] Sự hấp thu thuốc được xác định bởi tính chất hóa lý, công thức và đường dùng của thuốc. Các dạng thuốc [ví dụ viên nén, viên nang, dung dịch] bao gồm hoạt... đọc thêm ].

Video liên quan

Chủ Đề