Những khó khăn của học sinh tiểu học trong học tập

Những điều dưới đây sẽ là những đặc điểm thường thấy ở học sinh Việt Nam chúng ta, chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ thấy một phần mình trong đó. Hãy cùng đọc xem:

Bạn có bao giờ hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi nhưng đầu óc vẫn trống rỗng mỗi khi phải làm bài trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả là điểm số mà bạn đạt được không bao giờ phản ánh đúng thực lực của bạn.

2. Thích trì hoãn công việc

Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày bắt đầu? Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì trì hoãn bằng một lí do nào đó chúng ta không bao giờ thực sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ.

Khi bạn lười biếng, bạn cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình. Cảm giác lo sợ nhắc bạn nên ngừng xem ti-vi để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm môt chương trình tivi nữa. Để vượt qua được thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.

4. Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet

Trò chơi điện tử, tivi, internet hay những thứ giải trí khác luôn hấp dẫn hơn là học tập. Đa số chúng ta luôn nghĩ việc học rất cực khổ, và ngược lại, gắn liền niềm vui với những việc khác như là xem tivi. Tại sao chúng ta lại chỉ bắt tay vào làm bài tập khi ngày mai là hạn chót nộp bài hay cảm thấy áp lực nặng nề từ bạn bè – những người đã làm xong bài tập đó. Hãy nhận thức được việc không làm bài tập sẽ khiên chúng ta gánh chịu 1 hậu quả tệ hại hơn khi không nộp bài đúng hạn. Điều này khiến bạn phải bắt tay vào hành động.

5. Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng

Bạn cảm thấy khó theo kịp những gì thầy giáo giảng trong lớp học? Sau 20 phút nghe giảng, hầu hết học sinh đều có khuynh hướng không thể tiếp thu thêm được nữa. Khi lớp học kết thúc, học chỉ hiểu được khoảng 30% bài giảng và nhớ được khoảng 10%. Những học sinh giỏi lại hiểu và nhớ được 100% bài giảng khi kết thúc lớp học. Đó là nhờ vào việc họ tìm hiểu về chương sách mà thầy giáo sẽ giảng trước khi đến lớp. Sau đó họ đọc sách trước khi nghe giảng và ghi chú bằng Sơ đồ tư duy. Vì họ đã tìm hiểu từ trước nên họ rất dễ dàng theo kịp bài giảng của Thầy.

Những thứ bên ngoài cửa sổ lớp học hay cuốn truyện để trên bàn luôn gây sự chú ý của bạn? Vì vậy trước khi học hãy chuẩn bị cho mình một môi trường học tập thật tốt: Tắt hết tivi và điện thoại đi, dọn dẹp lại bàn học sạch sẽ, ngăn nắp và chỉ để những thứ bạn cần học ở trên bàn của mình.

7. Khả năng tập trung ngắn hạn

Các nghiên cứu cho thấy thời gian học lý tưởng nhất trong mỗi lần học không nên dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học nên được chia thành bốn phần nhỏ dài 25 phút mỗi phần. Giữa các phần, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút.

Hãy xem lại các mục tiêu học tập của bạn thường xuyên, đặc biệt là những mong muốn cụ thể của bạn, lý do và lợi ích của việc đạt được những mục tiêu đó. Việc này giúp tâm trí bạn luôn tập trung và đi đúng hướng. Thông thường những yếu tố khách quan bên ngoài luôn ảnh hưởng bạn. Do đó, việc xem lại mục tiêu sẽ giúp bạn không đi lệch hướng.

Nếu bạn luôn nhận điểm kém trong các bài kiểm tra, rất khó mà bạn đạt điểm 10 trong kỳ thi học kỳ. Bạn cần phải kiên định, hiểu được bài và làm tốt trong các lần kiểm tra, chắc chắn bạn sẽ không còn sợ thi cử.

10. Hay phạm lỗi do bất cẩn

Làm bài kiểm tra và làm bài thi chỉ có ích nếu bạn biết rút kinh nghiệm về kết quả mà bạn nhận được. Rút kinh nghiệm là phân tích tại sao bạn phạm lỗi. Một khi bạn biết được điều này, bạn có thể sửa chữa khuyết điểm.

11. Chịu áp lực từ gia đình

Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ mình đang học vì bố mẹ chứ không phải vì chính bản thân mình thì bạn sẽ không bao giờ có đủ động lực để học tập.

12. Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian

Những học sinh xuất sắc làm chủ thời gian của mình bằng cách sắp xếp ưu tiên công việc. Vì chúng ta ai cũng có 24 một ngày, bạn phải ưu tiên những việc giúp ta tiến gần đến mục tiêu. Những việc này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu và thành công.

13. Không có động lực học

Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu. Mục tiêu tiếp thêm năng lượng và sức mạnh cho chúng ta. Không có mục tiêu, chúng ta luôn cảm thấy lười biếng, mệt mỏi.

Đa số chúng ta không có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm 10 hay vươn lên đứng nhất, do đó não bộ chúng ta tự ngưng hoạt động và làm chúng ta mất năng lượng. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta dễ dàng bỏ cuộc.

15. Thầy cô dạy không lôi cuốn

Đừng đổ lỗi cho thầy cô giáo dạy bạn. Hãy học cách chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. 99% những người học giỏi đều có kĩ năng tự học tốt.

16. Không có hứng thú với môn học

Hãy tiếp nhận một sự việc theo những cách nhìn khác nhau. Có phải bạn không có hứng thú với môn học đó chỉ vì môn đó bạn đang học kém hay không?

Giai đoạn Tiểu học là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với phát triển và hình thành một số tâm lý sơ khai của các em học sinh. Chính vì thế, ở thời điểm này các em sẽ gặp phải không ít những khó khăn tâm lý. Vậy những khó khăn đó là gì và biện pháp khắc phục ra sao? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tâm lý này được biểu hiện rõ rệt nhất ở các em lớp 1 vì đây là lần đầu tiên chúng tiếp xúc với một không gian sinh hoạt hoàn toàn mới nhưng lại không có sự kề cạnh của bố mẹ.

Nhận thức mới mẻ, xa lạ với mọi thứ xung quanh

Những sự va chạm, những món đồ dùng học tập, bạn bè mới, thấy cô mới khiến chúng cảm giác lạ lẩm. Đối với trẻ có tính cách linh hoạt và bản lĩnh mạnh, chúng sẽ có tâm lý muốn tìm hiểu và muốn biết nhiều thứ xung quanh. Bên cạnh đó lại có những em học sinh có tâm lý nhạy cảm, chúng sẽ có thái độ từ chối tiếp xúc và ghì chặt lấy người thân không chịu đến trường để học tập.

Cách khắc phục 

Giới thiệu mọi thứ để các em học sinh có thể làm quen và thích nghi .

Xây dựng sự tương tác và nêu ra các lợi ích từ việc đi học để thu hút các em đến trường.

Ở độ tuổi nhạy cảm này các em chưa thể hoàn toàn tập trung vào việc học và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục nên thường bị sao lãng trong các buổi học và làm việc riêng khi đang được các giáo viên đứng lớp giảng bài. Hậu quả của việc này dẫn đến tình trạng các em bị mất kiến thức nền tảng và không kích ứng đước khả năng tư duy của trẻ.

Khả năng tập trung lắng nghe thấp

Cách khắc phục

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sao lãng bài vở thì giáo viên nên kịp thời nhắc nhở nghiêm khắc để hình thành thói quen và quy tắc tiết học yêu cầu các em phải tuân thủ.

Nếu trường hợp giáo viên đang giảng bài mà các em quay đi quay lại thì giáo viên cần đưa ngay tên học sinh đó vào lời giảng của mình, cho một ví dụ thu hút hoặc có sự hài hước kéo sự quan tâm và chú ý của bé quay lại bài học.

Viết ngược thường xuất hiện đa phần ở các học sinh lớp 1 việc làm quen với chữ viết với các em rất khó khăn bởi đôi tay vụng về, con chữ còn nguệch ngoạc. Thực tế chúng ta có thể hiểu rằng các em lần đầu tiên viết nên không biết được cấu tạo của nét chữ, độ cao, đồ rộng, khoảng cách giữa các chữ viết nên việc dẫn đến hiện tượng viết chữ ngược là rất bình thường.

Viết chữ sai chính tả, viết ngược 

Viết sai chính tả bắt nguộc từ việc các em chưa thật sự nắm được sự liên kết giữa các thanh âm hoặc bị nhầm lẫn giữa các âm tiết có cách đọc gần giống nhau.

Cách khắc phục

Thường xuyên cho trẻ tập luyện và khuyến khích trẻ nói lên những khó khăn gặp phải khi viết sai.

Đọc và chép lại các chữ bị sai chính tả là một trong những cách giúp em ghi nhớ chữ viết lâu hơn.

Động viên khen thưởng khi bé khắc phục được lỗi sai và có thành tích tiến bộ.

Ở độ tuổi  này các em vẫn còn chưa hình thành được nề nếp sống chủ yếu là sinh hoạt theo bản năng, ăn ngủ là chuyện thường tình bởi thế nên nhiều em sáng ra đến trường hai mắt cứ lờ đờ và khi vào tiết học thì ngủ sâu trên bàn học. Điều này khiến cho chất lượng của bài giảng bị giảm sút và khả năng tiếp thu tri thức kém.

Cách khắc phục

Luôn có cảm giác buồn ngủ trong giờ học

Khuyến khích các em đi ngủ đúng giờ.

Nêu ra những tác hại nếu như các em ngủ tại lớp.

Giáo viên nên nhắc nhỡ các em với tâm lý và thái độ là chia sẽ, gần gũi, không được dùng bạo lực hoặc các hành vi răn đe khiến tâm lý trẻ bị kích động và sợ phải đến lớp.

Có rất nhiều vấn đề bé có thể gặp phải như chưa thực sự biết tuân thủ các quy định của trường lớp, khó tập trung hoàn toàn trong tiết học, chưa thích ứng được với môi trường mới và bên cạnh đó một số trẻ sẽ gặp phải tình huống là thường xuyên thất lạc đồ dùng học tập như bút, thước, cục tẩy…

Cách khắc phục

Đánh dấu tên vào đồ dùng học tập và dặn dò các em lưu ý các vật dụng có tên mình.

Phụ huynh nên chuẩn bị dụng cụ học tập cho bé trước khi đến lớp, sắp xếp chúng gọn gàng vào hộp bút hoặc ngăn cặp.

Thường xuyên bị mất đồ dùng học tập

Dặn dò các bé bảo vệ tài sản của mình và khen thưởng khi bé không làm thất lạc đồ.

Liệt kê danh sách các món đồ phải mang đến trường hình thành cho trẻ thói quen ý thức tự giữ gìn và bảo quản chúng mỗi ngày.

Đây là tâm lý chung của các em bởi việc hình thành tạo lập các mối quan hệ mới không phải là người thân của mình là một điều vô cùng khó khăn, các bé thường lo sợ, thậm chí thỉnh thoảng hay khóc và đòi về nhà với bố mẹ.

Cách khắc phục

Giúp trẻ liên kế với bạn bè cùng lớp và tổ chức các trò chơi tập thể để các học sinh vui chơi với nhau.

Trò chuyện, động viên và khuyến khích các em hoạt động vui chơi lành mạnh.

Bên cạnh những khó khăn được nêu trên thì còn một số các khó khăn khác nảy sinh trong quá trình học tập hoặc trong quan hệ giữa thầy cô và bạn bè mà các em vẫn thường hay mắc phải. Hi vọng bài viết trên phần nào cũng đã giúp các bạn hình dung ra được những khó khăn cơ bản mà chúng ta thường hay bắt gặp ở lứa tuổi Tiểu học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp dạy học tích cực để bổ trợ cho công tác giảng dạy của mình trở nên hiệu quả hơn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề