Những lưu ý khi hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho người bệnh

Hàm răng đẹp đẽ và duyên dáng sẽ thu hút ánh nhìn và nhận được cảm tình của người đối diện. Chính vì thế mà chăm sóc răng miệng hàng ngày là cực kỳ quan trọng, bạn đừng chủ quan mà hãy thực hiện sao cho đúng cách nhé.

1. Đánh răng ngay sau khi ăn

Một số người thường có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn nhưng điều đó sẽ làm yếu nướu và răng vì những thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước chanh, nước cam có thể làm hại men răng, thế nên, sau bữa ăn môi trường khoang miệng cần thời gian để cân bằng độ pH, và đó là lý do mà các chuyên gia khuyên bạn nên đánh sau khi ăn ít nhất 30 phút.

2. Quên đánh răng trước khi đi ngủ

Trong khi bạn ngủ vi khuẩn trong răng miệng có điều kiện thuận lợi phát triển kéo theo đó là nguy cơ men răng bị ăn mòn, sâu răng, bệnh nướu răng và mảng bám. Vì thế đừng quên đánh răng trước khi đi ngủ nhé! 

3. Đánh răng quá nhiều lần trong ngày Các chuyên gia cho biết, đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng là giải pháp hoàn hảo trong chăm sóc răng miệng. Đánh răng quá nhiều lần không thực sự cần thiết mà lại có thể gây tổn thương men răng.

 Nếu sau khi ăn trưa hoặc các bữa khác trong ngày để làm sạch khoang miệng thì bạn nên súc miệng lại bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý thay vì chải răng. 

Súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn và dùng chỉ nha khoa thay vì đánh răng quá nhiều lần trong ngày  

4. Không vệ sinh nướu và lưỡi

Bạn thường không chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng lưỡi và nướu nhưng điều này thật ra rất sai lầm vì thức ăn và vi khuẩn sẽ dễ bám dính vào gây hôi miệng và viêm nhiễm nướu. Để nướu khỏe mạnh bạn có thể mát xa bằng bàn chải đánh răng hoặc ngón tay [nhớ rửa sạch trước và sau khi thực hiện nhé!].

 Nếu nướu chảy máu hay lưỡi có những biểu hiện bất thường thì hãy đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám và điều trị. 

                      Vệ sinh lưỡi hàng ngày vào mỗi buổi sáng 

5. Đánh răng quá mạnh
Khi chúng ta nhấn bàn chải quá mạnh sẽ làm tổn thương nướu và răng mà không thể loại bỏ được các mẩu thức ăn thừa. Rất nhiều người đánh răng sai cách là chà sát mạnh và chải bàn chải ngang làm mòn men răng. Chỉ cần bạn chú ý và thực hiện theo đúng hướng dẫn sau thì việc đánh răng sẽ loại bỏ phần vi khuẩn đáng kể đấy! 

                       Đánh răng đúng cách, không nên đánh răng quá mạnh 

– Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu.  – Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ, không chải ngang. Mặt sau của răng là nơi chứa rất nhiều mảng bám, vụn thức ăn thừa dễ hình thành cao răng cho nên cũng phải chải sạch như mặt ngoài nhé!  – Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ.  >> Xem thêm: Hướng dẫn các bước chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách và khoa học  

6. Không lấy vôi răng định kỳ


Vôi răng hình thành từ nước bọt và vi khuẩn thức ăn còn sót lại sau khi những bữa ăn. Nó thường có màu vàng nâu và đánh răng thông thường không thể làm sạch được. Nếu không vệ sinh và loại bỏ thì sẽ gây ra bệnh viêm nướu phát triển thành viêm nha chu có thể làm mất răng. 

7. Vệ sinh bàn chải không đúng cách 

Mọi người hay quên thay bàn chải và chỉ vệ sinh sơ bằng nước sạch sau khi đánh răng mà thôi và nó không làm sạch được các vi khuẩn có hại.

Bạn nên thay bàn chải đánh răng ba tháng một lần hoặc sau khi nào bạn bị bệnh. Để vệ sinh nên ngâm đầu bàn chải trong nước súc miệng khoảng 20 phút. Và hãy nhớ, nên để riêng bàn chải không được để chung một chỗ với các thành viên trong gia đình nhé!

Bên cạnh việc thay đổi các thói quen chăm sóc răng miệng sai lầm thì bạn cũng nên có chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ canxi và vitamin để răng miệng luôn được chắc khỏe. Bổ sung nhiều nước là cách nhanh nhất để tạo nước bọt làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Lên lịch khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nhé!.

Sai lầm trong cách chăm sóc răng miệng hàng ngày là do ta vô ý mà thôi, chỉ cần chú ý thay đổi và thực hiện đúng cách thì hàm răng của bạn sẽ được bảo vệ tốt nhất.

BS. CK2. Huỳnh Anh Kiệt – Khoa Liên Chuyên Khoa


Thông tin khác

Một hàm răng chắc khỏe giúp bạn thỏa thích thưởng thức những món ăn ngon mình yêu thích. Nhưng ngược lại, một hàm răng sâu và ê buốt sẽ “hành hạ” bạn cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Do đó, cách chăm sóc răng miệng đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe lâu dài.

I – Cách chăm sóc răng miệng đúng cách là như thế nào?

1. Quy trình chăm sóc răng miệng tiêu chuẩn

Có phải bạn chỉ đang hiểu chăm sóc đánh răng miệng chỉ đơn giản là chải răng? Sai rồi! Một quy trình chăm sóc răng miệng hằng ngày tiêu chuẩn sẽ bao gồm những bước sau đây:

– Bước 1: Ăn những món ăn dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng.

– Bước 2: Xỉa răng sau mỗi bữa ăn.

– Bước 3: Đánh răng bằng kem đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

– Bước 4: Massage răng và nướu

– Bước 5: Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng [có thể sử dụng thêm nước xịt thơm miệng].

– Bước 6: Chăm sóc răng miệng định kỳ tại nha khoa.

Quy trình chăm sóc răng miệng tiêu chuẩn.

2. Các dụng cụ chăm sóc răng miệng NÊN CÓ

Để chăm sóc răng miệng đúng cách, điều đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn dụng cụ vệ sinh phù hợp. Các vật dụng bạn nên có trong gia đình bao gồm:

– Bàn chải đánh răng: to vừa phải, có đầu lông mềm để không làm tổn thương nướu và men răng.

– Kem đánh răng: có chứa lượng flouride phù hợp với từng độ tuổi dưới sự cho phép của Bộ y tế.  Không có chất tẩy trắng và làm mòn răng quá nhiều.

– Tăm chỉ nha khoa: giúp hạn chế chảy máu chân răng và tụt lợi so với tăm tre truyền thống.

– Nước súc miệng: nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng không chứa cồn.

–  Máy tăm nước: làm sạch sâu, loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa cao hơn 3 lần so với chỉ nha khoa.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách bằng dụng cụ chăm sóc răng miệng.

3. Các sản phẩm chăm sóc răng miệng nào phù hợp?

Các sản phẩm chăm sóc răng miệng bạn lựa chọn phải có xuất xứ rõ ràng và được trung tâm y tế kiểm định an toàn sức khỏe.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đặc biệt, xem đây có phải là sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ phù hợp với độ tuổi hay không.

Các sản phẩm chăm sóc răng miệng bạn nên lựa chọn như: combo chăm sóc răng miệng thái dương, kem đánh răng crest, kem đánh răng Colgate, máy tăm nước Waterpik,…

II – Cách chăm sóc răng miệng tại nhà cho từng đối tượng

1. Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc răng miệng hàng ngày cho trẻ sơ sinh quan trọng nhất là khâu làm sạch răng, lưỡi và nướu.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên để hạn chế sâu răng.

– Bạn chỉ cần dùng miếng gạc rơ lưỡi hoặc khăn ướt sạch, nhúng với một chút nước muối ấm pha loãng, rồi lau xung quanh khoang miệng của bé một cách nhẹ nhàng là xong.

– Cho trẻ phơi nắng mỗi buổi sáng để hấp thụ vitamin D tốt nhất.

– Ngoài ra, bạn cần bỏ thói quen cho trẻ bú sữa vào ban đêm bởi đây là thời gian vi khuẩn phát triển mạnh mẽ nhất và cặn sữa bám trên răng làm tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ.

2. Chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non – trẻ 1, 2 tuổi

Chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi trở lên đóng vai trò vô cùng quan trọng để hình thành một hàm răng sữa khỏe mạnh và định hình răng vĩnh viễn sau này tốt nhất. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ 1 tuổi bao gồm những bước như sau:

Các bước chăm sóc răng miệng cho trẻ em 1 – 2 tuổi

– Chải răng ít nhất 2 lần/ 1 ngày: Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu cần tự học cách chải răng sao cho đúng nhất để trở thành thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

– Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ 2 tuổi trở lên là bạn nên để trẻ tập làm quen với tăm chỉ nha khoa để lấy đi thức ăn mà bàn chải không thể làm sạch được.

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nước ngọt, các loại kẹo, các loại hạt, snack, đồ ăn nhanh [mặc dù đây là những món “khoái khẩu” của bé].

– Dạy bé súc miệng bằng nước muối mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.

– Bổ sung thêm các chất xơ, rau củ quả và thực phẩm giàu vitamin D vào khẩu phần ăn mỗi ngày là cách chăm sóc răng miệng cho bé an toàn và hiệu quả.

3. Chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học

Chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học cũng không khác nhiều so với chăm sóc răng miệng cho bé 2 tuổi hay trẻ mầm non. Chúng cũng bao gồm những bước như: chải răng, xỉa răng, súc miệng nước muối và ăn uống đầy đủ chất.

Tuy nhiên, một điều lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ em đó là bạn nên chuẩn bị sẵn chai nước hay suất ăn riêng cho bé để tránh lây bệnh răng miệng từ bạn bè trong lớp.

Có thể để bé ăn kẹo chống sâu răng hoặc nhai kẹo cao su không đường cũng là cách ngừa sâu răng hiệu quả.

4. Chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Phụ nữ mang thai là giai đoạn rất dễ bị mắc các bệnh răng miệng do nội tiết tố thay đổi, ăn uống thất thường. Vì vậy, bạn cần chăm sóc thật kỹ lưỡng không khác gì chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non.

Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng cho bà bầu.

– Nên nhớ súc miệng nước muối 2 lần/ngày để ức chế vi khuẩn có hại phát triển.

– Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

– Dùng chỉ nha khoa thường xuyên sau khi ăn

– Sử dụng các phương pháp giảm đau nhức răng tại nhà như: ngậm gừng, nha đam, nước chè súc miệng,… bởi chúng vô hại so với các loại thuốc Tây y khác.

– Bổ sung thêm các loại đồ ăn cần thiết và tốt cho răng miệng.

–  Đến nha sĩ thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần. Lưu ý: trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn không nên can thiệp phẫu thuật, chụp X-quang hay bất cứ tác động nha khoa nào.

5. Chăm sóc răng miệng sau sinh

Sau khi sinh xong rất nhiều bà mẹ bị sâu răng hay ê buốt răng do không được chăm sóc răng miệng đúng cách trong thời kỳ mang thai.

Vì vậy, ngoài việc duy trì quy trình chăm sóc răng miệng , bạn có thể thực hiện những bước sau để giảm đau nhức răng:

– Bôi thuốc viêm nướu, sưng chân răng,…

– Ngậm thuốc trị sâu răng tại nhà.

– Liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách.

6. Chăm sóc răng miệng cho người bệnh, người cao tuổi

Cách căm sóc răng miệng hiệu quả cho người bệnh, người cao tuổi, bạn có thể phải làm thay họ những bước chăm sóc răng miệng hằng ngày cơ bản như chải răng, xỉa răng, và nâng cao chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe cho răng, nướu.

Bên cạnh đó, một số bài tập hỗ trợ hay điều trị cũng có vai trò thiết yếu giúp họ cải thiện hàm răng chắc khỏe lâu dài và ăn uống ngon miệng hơn.

Massage nướu răng giúp hàm răng chắc khỏe hơn.

Trước khi thực hiện, bạn cần rửa sạch tay. Dùng ngón tay trỏ đặt nằm ngang và chà liên tục vào vùng lợi theo chiều từ trái sang phải và ngược lại khoảng 36 lần.

Cách này không chỉ giúp lợi săn chắc mà còn giúp răng chắc khỏe, đồng thời có lợi cho đường tiêu hóa.

Vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, bạn dùng hai răng hàm trên và hàm dưới đập vào nhau. Khi thực hiện thao tác này, bạn kết hợp uốn lưỡi đẩy lên vòm miệng.

Đây là cách chăm sóc răng miệng cho người già cực hữu hiệu trong đông y để tiêu diệt vi khuẩn, chống lão hóa và giúp răng chắc khỏe hơn.

7. Quy trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng nói chung và chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn nói riêng cũng khá quan trọng quyết định đến thời gian lành thương của bạn là bao lâu.

– Trước tiên, ngay sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn chặt gạc để cầm máu trong khoảng 30 phút.

Sau khoảng thời gian này, máu đã cơ bản được cầm. Nếu bạn vẫn thấy rỉ máu có thể tiếp tục thay gạc và cắn chặt. Hiện tượng rỉ máu một chút là hết sức bình thường không có gì đáng lo ngại.

– Dùng đá để chườm vào vùng má bên ngoài để hạn chế sưng đau.

Chườm đá sau khi nhổ răng là cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn hiệu quả.

– Sau khoảng 2 tiếng, bạn có thể ăn nhẹ với các loại đồ ăn được ninh nhừ, nấu chín và băm nhỏ [cháo, sinh tố, bánh bông lan,…] Không nên ăn đồ cay, nóng hay quá lạnh.

– Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để làm vỡ cục máu đông bên ngoài.

– Tránh khạc nhổ, chọc ngoáy và đá lưỡi vào vị trí nhổ răng.

– Không súc miệng, chải răng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

– Sau ngày đầu tiên, bạn  súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối loãng.

– 3 ngày sau, bạn có thể chải răng và dùng chỉ nha khoa bình thường nhưng tuyệt đối không được chọc ngoáy vào vị trí nhổ răng.

– Thường xuyên theo dõi vị trí nhổ răng, nếu thấy sưng to, viêm mủ hay chảy máu nhiều cần báo ngay với bác sĩ.

8. Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Trong giai đoạn đầu niềng răng, bạn có thể sẽ cảm thấy rất vướng víu và khó chịu. Hơn nữa, các mắc cài niềng răng còn thường xuyên dắt thức ăn khiến bạn đau đầu không biết chăm sóc răng miệng khi niềng răng như thế nào là đúng cách. Vậy hãy thử tham khảo những lời khuyên của bác sĩ nha khoa dưới đây:

– Dùng kéo cắt nhỏ đồ ăn, các thức ăn nên được nấu chín kỹ hoặc ninh nhừ để dễ nhai.

– Không dùng tay cậy, dùng răng kéo hoặc va đập vào mắc cài niềng răng.

– Dùng tăm chỉ và bàn chải kẽ để vệ sinh răng và mắc cài tốt nhất sau mỗi lần ăn uống.

– Nên sử dụng thêm máy tăm nước giúp làm sạch tối ưu – một dụng cụ chăm sóc răng miệng cực thiết yếu với người niềng răng.

– Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nếu thấy quá đau không thể chịu được.

– Nếu rơi mắc cài hoặc có điều gì bất thường cần báo lại với bác sĩ niềng răng của bạn để được khắc phục sớm nhất.

– Đến nha khoa thăm khám định kỳ 3 tháng/lần.

9. Chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Trên thực tế, răng sứ có độ cứng chắc và độ bền tốt hơn cả răng thật. Tuy nhiên, quy trình chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ đúng cách sẽ làm tăng tuổi thọ của răng sứ hơn nữa. Để tránh làm vỡ hay bong bật răng sứ bạn cần lưu ý những điều sau:

– Đánh răng 2 lần/ngày. Chải nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh để mài sát răng sứ.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước vệ sinh như bình thường.

– Hạn chế dùng thực phẩm, đồ uống có màu, tạo nhiều mảng bám.

– Không dùng răng sứ kéo đồ, cắn vật cứng.

– Không dùng đồ quá nóng, hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến khả năng kết dính của răng sứ.

–  Đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để vệ sinh và đánh bóng răng sứ.

III – Dịch vụ chăm sóc răng miệng tốt nhất tại nha khoa Paris

Các cách chăm sóc răng miệng tại nhà luôn luôn cần thiết nhưng là chưa đủ để có một hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh.

Bởi vi khuẩn và mảng bám nằm sâu trong từng kẽ răng, kết hợp với chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ là nguyên nhân khiến răng bạn xỉn màu và mắc các bệnh lý nha chu.

Hiểu được điều này, nha khoa Paris đã sở hữu kỹ thuật chăm sóc răng miệng đặc biệt dành cho nhiều đối tượng với những công nghệ nha khoa được cập nhật từ Pháp với mức giá cả vô cùng phải chăng.

  • Công nghệ Lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitrol BP 8.0 không đau, loại bỏ tận gốc các tác nhân gây hại mang lại hàm răng trắng khỏe và hơi thở tự tin
  • Công nghệ chăm sóc nha chu và làm sạch sâu EMS điều trị viêm nha chu và massage lợi giúp nướu hồng hào, giảm tình trạng tụt lợi và viêm chân răng.
  • Công nghệ hàn trám răng Laser Tech điều trị sâu răng triệt để và che khuyết điểm của hàm răng gãy vỡ.
  • Combo Nụ cười hoàn hảo: cho một hàm răng đều chắc, má lúm đồng tiền duyên dáng và môi trái tim hợp xu hướng.

Chỉ cần bỏ ra số tiền rất ít ỏi là bạn đã có thể chăm sóc răng miệng chuẩn chuyên gia một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều lần các phương pháp vệ sinh tại nhà.

Video liên quan

Chủ Đề