Những sai làm khi học Vật lý 10

Những sai lầm phổ biến

Thầy Kiều Anh Tuấn cho biết, Động học là một phần của Cơ học, trong đó người ta nghiên cứu cách xác định vị trí của các vật trong không gian ở các thời điểm khác nhau và mô tả các tính chất chuyển động của các vật bằng các phương trình toán học.

Tuy nhiên, sai lầm thường gặp của học sinh khi làm bài tập phần này là không xác định rõ hệ quy chiếu [vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, chiều dương, gốc thời gian]; hoặc đôi khi trong quá trình làm bài, học sinh bỏ qua việc chọn hệ quy chiếu dẫn đến bài tập trình bày không chặt chẽ.

Sai lầm thứ 2 là khi phân biệt tốc độ và vận tốc tức thời. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do trong cuộc sống, nhiều người không phân biệt được hai khái niệm này hoặc có phân biệt được thì do thói quen đều gọi chung là “vận tốc”.

Điều này dẫn đến việc hình thành một quan niệm không chuẩn đối với học sinh và dẫn đến việc các em cũng vận dụng quan niệm không đúng vào bài tập.

Học sinh cũng hay sai lầm khi phân biệt tốc độ trung bình - trung bình cộng của vận tốc - vận tốc trung bình; sai lầm khi xác định tính chất của chuyển động;

Sai lầm khi xác định thời gian, điều kiện về thời gian và tọa độ ban đầu chuyển động đối với bài toán chuyển động của một vật với nhiều giai đoạn hoặc bài toán chuyển động của nhiều vật. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là do học sinh chưa phân biệt rõ thời điểm - thời gian, chưa hiểu rõ định nghĩa gia tốc.

Cũng theo thầy Kiều Anh Tuấn, học sinh thường hay sai lầm khi vẽ và phân tích đồ thị chuyển động của vật. Nguyên nhân do học sinh chưa hiểu rõ đặc điểm từng loại đồ thị của từng loại chuyển động.

Chẳng hạn: Cùng dạng đồ thị là đường thẳng nhưng học sinh cần chú ý đến hệ tọa độ là v– t hay x– t, từ đó có nhận xét về đồ thị của chuyển động cho chính xác.

Với dạng bài tập dựa vào đồ thị để xác định vị trí, thời điểm gặp nhau của hai vật, khi đó vị trí hai chuyển động gặp nhau là vị trí giao nhau của hai đồ thị. Tránh trường hợp học sinh sử dụng điểm giao nhau của đồ thị vận tốc - thời gian để tìm vị trí và thời điểm gặp nhau. Vị trí giao nhau chỉ cho ta thời điểm khi hai chuyển động có vận tốc bằng nhau.

Nguyên nhân dẫn tới sai lầm

Phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lầm này, thầy Kiều Anh Tuấn cho rằng, trước tiên do học sinh hiểu không đầy đủ các thuộc tính của các khái niệm và các đại lượng vật lí.

Nói cách khác, khi định nghĩa khái niệm thì định nghĩa phải phản ánh đầy đủ nội dung bao gồm tất cả các tính chất đặc trưng và phạm vi áp dụng, đối tượng thỏa mãn của khái niệm được xác định.

Học sinh không hiểu đầy đủ hoặc hiểu sai lệch bản chất của khái niệm và từ đó mắc phải các sai lầm khi giải quyết vấn đề này trong bài tập.

Một nguyên nhân khác là bởi học sinh còn thiếu tính ứng dụng liên môn vào học tập, đặc biệt là sự liên môn giữa Toán học và Vật lí; dẫn đến học sinh lúng túng khi sử dụng các quy tắc giải toán vecto, lượng giác, hoặc vẽ đồ thị hàm số.

Học sinh chưa biết cách khai thác công thức vật lí. Việc khai thác của học sinh mới chỉ dừng ở học thuộc công thức, chỉ ra được tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức mà thiếu tính so sánh đối chiếu vận dụng công thức đó với các trường hợp khác nhau, trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân khác, theo thầy Kiều Anh Tuấn, do học sinh chưa nắm chắc phương pháp giải bài tập. Do không nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản, không biết cách đưa bài tập phức hợp về bài tập cơ bản dẫn tới bế tắc không tìm ra lời giải hoặc sai lầm trong khi giải, như:

Không nắm vững phương pháp, học sinh không hiểu vai trò quan trọng của hệ quy chiếu trong việc giải bài tập, dẫn đến bỏ qua công đoạn này, làm cho bài làm thiếu tính chặt chẽ;

Chọn hệ quy chiếu theo một lối mòn với nhiều bài tập dẫn đến không phát huy được khả năng tư duy và năng lực sáng tạo khi gặp các yêu cầu mới;

Không nắm vững phương pháp giải bài toán động học chất điểm nên khi gặp bài toán hệ vật hoặc chuyển động của vật có nhiều giai đoạn, học sinh cảm thấy đề bài rất phức tạp và khó phân tích dẫn đến việc bế tắc trong lời giải.

Học sinh hiểu sai đề, nhớ sai công thức, tính toán nhầm lẫn, chưa nhớ hệ thống đo lường chuẩn đối với các đại lựợng vật lí cũng là một nguyên nhân dẫn tới sai lầm…

10 bí quyết học giỏi môn Vật Lý dễ dàng

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Đây là môn học có tính tương tác cao và rất hay áp dụng vào đời sống con người. Muốn học giỏi môn này, học sinh cần phải biết liên tưởng, áp dụng thực hành những vấn đề mình học vào cuộc sống. Bài viết dưới đây của vntuvanluat.com là 10 bí quyết giúp bạn học giỏi môn Vật Lý một cách dễ dàng.

1. Có niềm yêu thích với môn học

Chỉ khi có niềm đam mê, bạn mới có thể học giỏi được. Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn học tốt môn Vật Lý. Và khi yêu thích môn học, bạn sẽ có thêm nhiều hứng thú để học hơn. Để thích môn này, bạn có thể đọc nhiều sách Vật Lý vui hay xem những chương trình về Vật Lý

2. Nhớ kỹ các kiến thức đã học

Trước khi học bài mới, hãy chắc rằng bạn nhớ được các kiến thức của bài cũ. Buổi tối trước đó, hãy dành thời gian học và ôn lại bài trước. Vì khi hiểu được những bài trước đó, bạn mới có thể hiểu được bài của ngày mai.

3. Học đúng cách

Với Phần lý thuyết:

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

Với phần bài tập:

- Làm đầy đủ bài tập [từ dễ đến khó] trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

Có thể bạn quan tâm: Cách lựa chọn môn học năng khiếu phù hợp cho con ở độ tuổi mầm non

4. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức

Ngày nay, các bạn học sinh được tiếp xúc rất sớm với công nghệ thông tin. Vậy tại sao không dùng những chiếc máy vi tính, smartphone,… để học, sẽ giúp ích hơn việc chơi game hay xem phim. Ngoài kiến thức trên lớp, hãy tự tìm tòi những kiến thức mới. Bạn có thể khám phá trên mạng hay sách. Nó cũng tăng khả năng thích thú với môn học nhiều hơn.

5. Học nhóm

Nếu có điều kiện, hãy học nhóm. Học nhóm đem lại kết quả cao hơn việc học một mình. Vì vậy hãy lập nhóm từ 3-5 người, cùng nhau giải bài tập, học bài với nhóm. Học nhóm sẽ khiến việc học bớt nhàm chán hơn.

6. Giải nhiều bài tập

Nếu muốn giỏi môn Vật Lý, bạn cần phải làm nhiều bài tập đa dạng khác nhau, từ dễ đến khó. Việc làm đi làm lại các bài tập khiến cho bạn không còn bối rối với các dạng bài tập, hạn chế lỗi sai khi đi thi.

- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều HS tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết [vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương].

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

7. Tự làm tóm tắt cho từng chương

Sau khi học một chương xong, hãy giành thời gian ôn lại chương đó và tóm tắt lại. Có thể vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt. Cách này giúp bạn hiểu sâu và nhớ kỹ bài học hơn.

8. Cố gắng đọc và hiểu đề bài

Nếu như muốn làm được một bài tập Vật Lý, điều đầu tiên hãy đọc kỹ đề bài. Bạn có thể gạch chân vào các đại lượng, đơn vị mà đề bài cung cấp hoặc tóm tắt đề bài. Hiểu đề bài sẽ khiến việc làm bài diễn ra trơn tru hơn và hạn chế những lỗi sai hơn.

9. Cẩn thận trong từng bước làm bài

Khi làm bài, hãy cẩn thận từng bước làm. Xem coi bạn có ghi đúng đại lượng không, đúng đơn vị không, có sai chỗ nào không. Môn Vật Lý khi đã sai ở một lỗi nhỏ nào đó ngay cả đơn vị sẽ khiến cho đáp số bị sai và bạn sẽ mất điểm câu đó.

10. Xem coi đáp số có hợp lý với thực tế không

Sau khi làm xong một bài, hãy kiểm tra đáp số thật kỹ. Xem nó có thực tế không? Vật Lý có tính tương tác rất nhiều với thực tế nên khi đáp số ấy hợp lý, độ đúng của đáp số sẽ cao hơn.

Trên đây 10 bí quyết giúp bạn học tốt môn Vật Lý của //giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-11.html. Vật Lý sẽ rất dễ khi bạn chịu cố gắng và tìm tòi. Chúc các bạn may mắn.

Video liên quan

Chủ Đề