Nhược điểm của học thuyết Taylor

      Thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor không chỉ là một tập họp các nguyên tắc và biện pháp kĩ thuật thuần túy, mà là sự hợp tác, hài hòa những mối quan hệ cơ bản giữa con người với máy móc, kĩ thuật; giữa người với người trong quá trình sản xuất, đặc biệt giữa người quản lý và người lao động. Nhờ áp dụng thuyết này tại các xí nghiệp công nghiệp ở Mĩ thời kì đó, năng suất lao động đã tăng vượt bậc, giá thành hạ; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao, cả chủ và thợ đều có thu nhập cao.

       Thuyết Quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ờ cấp cơ sở [doanh nghiệp] với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đãđặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tổi ưu [có hiệu quả cao], tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Từ tinh thần cốt lõi đó, đã tạo ra một phong trào quản lý theo khoa học với “Hiệp hội Taylor” thu hút nhiều nhà quản lý tài năng góp phần hoàn thiện và phát triển lý thuyết này.


       Tuy nhiên, mặt hạn chế của thuyết này là sự hiểu biết phiến diện và máy móc về con người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học “con người kinh tổ” mà tác giả tiếp nhận ở thời đại đó. Nhiều nhà phê bình cho rằng nói chung thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor chỉ chú ý đến khía cạnh kĩ thuật, thiếu tính nhân bản. Thật vậy! Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Hơn nữa, phân công lao động và chuyên môn hóa quá chi tiết tuy có làm năng suất lao động tăng lên nhưng khiến con người như một cái đinh ốc trong cỗ máy gắn chặt với dây chuyền sản xuất, bị méo mó về tâm – sinh lý.


       Để thực hiện các thao tác quá đơn giản trong suốt cuộc đời lao động, những người thợ không cần phải được đào tạo phát triển nâng cao trình độ, cũng có nghĩa là không có cơ hội thăng tiến và nhận được thu nhập cao hơn. Cũng có ý kiến cho rằng tư tưởng của Taylor là sản phẩm của thời đại ông sống cuối thế ki XIX, đầu thế kỉ XX, khi xã hội Mỹ đang muốn tìm cách tăng năng suất lao động của công nhân bằng các tiến bộ kĩ thuật, khi chưa có những nghiên cứu về tâm lý học, xã hội học để hiểu sâu sắc hơn bản chất con người như sau này.


        Taylor là người đã có những đóng góp lớn trong phong trào quản lý theo khoa học ở Mỹ đầu thế kỷ XX nhưng không phải là người duy nhất. Sau Taylor, một số tác giả khác đã nghiên cứu, phát triển, sáng tạo ra nhiều điểm mới nhằm hạn chế tính cơ giới, đề cao tính tích cực sáng tạo của người lao động, nhân đạo hóa quan hệ quản lý. Đóng góp đáng kể vào quá trình đó có công lao của Henry L. Gantt [1861 – 1919] về hệ thống tiền thưởng; của Ông bà Gilbreth về việc loại bỏ các động tác thừa và về cơ hội thăng tiến của người công nhân, v.v.

Page 2

 Đại biểu nổi tiếng nhất và là người khai sinh ra thuyết quản lý theo khoa học là Frederick Winslow Taylor.

Frederick Winslow Taylor [1856 – 1915] là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý, là “cha đẻ” của trường phái quản lý theo khoa học-người đầu tiên tiếp cận và nghiên cứu quản lý một cách khoa học và có hệ thống.

Taylor là người  Mỹ. Năm 16 tuổi ông theo học trường Exerter về luật và triết học nhằm chuẩ bị thi vào đại học Harward. Ông đã thi đỗ vào khoa luật của trường này, tuy nhiên vì lý do thị lực giảm nên không theo học.

Năm 1874, 18 tuổi, Taylor bắt đầu làm việc tại xí nghiệp Hydraulic Works với vị trí người học nghề tạo mẫu và thợ máy.

4 năm sau, ông làm việc tại nhà máy thép Midvale ban đầu với vai trò người thợ. Sau đó, nhờ có những phát minh quan trọng, ông được chỉ định làm trưởng kíp, rồi quản đốc, kỹ sư trợ lý và cuối cùng là kỹ sư trưởng.

Tác phẩm nổi tiếng: Quản lý phân xưởng [1903], Các nguyên tắc quản lý theo khoa học [1911], Các ghi chép về sự chuyển động bằng dây [1893], Hệ thống định mức sản phẩm và nghệ thuật cắt kim loại [1906].

 Dưới đây là nội dung thuyết quản lý theo khoa học của Taylor:

Tuyên ngôn quản lý: Một công việc dù đơn giản đến đâu cũng phải có một phương pháp làm việc khoa học.

 Khái niệm quản lý: Taylor quan niệm quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Cải tạo các quan hệ quản lý

Quan hệ quản lý giữa chủ và thợ luôn luôn mâu thuẫn gay gắt và xảy ra xung đột. 

Nguyên nhân của mâu thuẫn giữa chủ và thợ gồm có: thái độ hờ hững thiếu trách nhiệm từ cả hai phía chủ và thợ – người quản lý và bị quản lý; nguyên nhân mâu thuẫn về lợi ích giữa người công nhân và ông chủ.

Taylor đưa ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn là: Thay đổi thái độ, tinh thần trách nhiệm của cả người chủ và người thợ, đồng thời phải thỏa mãn về lợi ích cho cả hai bên.

Tiêu chuẩn hóa công việc:

Tiêu chuẩn hóa công việc là cách thức phân chia công việc thành các công đoạn nhỏ hơn nhằm mục đích địch mức lao động hợp lý về khối lượng công việc và thời gian tiến tới trả lương theo sản phẩm.

* Phân chia công việc thành các công đoạn nhỏ

* Định mức lao động hợp lý: khối lượng và thời gian

* Trả lương theo sản phẩm

* Đối với người quản lý: cần được đào tạo thành nhà quản lý chuyên nghiệp

* Đối với người lao động: cần được đào tạo sâu về chuyên môn. Trong đó, ông nhấn mạnh tới việc cần phải tìm ra người công nhân giỏi nhất, lấy đó làm căn cứ để định mức lao động và để làm gương cho những công nhân khác học tập.

Sản xuất theo dây chuyền:

Đây là phương thức sản xuất được Taylor áp dụng triệt để và máy móc trong quản lý nhằm tăng năng suất lao động, tạo sự thành thạo về công việc cho người công nhân. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là gây ra sự ngưng trệ của toàn bộ dây chuyền sản xuất nếu như có một bộ phận xảy ra lỗi, dẫn đến giảm năng suất lao động. Và một hệ quả tiêu cực của sản xuất theo dây chuyền là gây hậu quả về tâm lý cho người lao động do phải làm một công việc cứng nhắc, lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

Quan niệm “con người kinh tế”:

Taylor chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng Mỹ thời bấy giờ. Ông có quan niệm phiếm diện về bản chất con người. Ông cho rằng con người làm việc chỉ vì mục đích lợi ích kinh tế nên thường lười biếng, trốn việc và thích làm việc theo kiểu người lính. Do vậy cần cho họ vào khuân phép của kỷ luật và thúc ép họ làm việc bằng cơ chế thưởng phạt. Và ông đưa ra cơ chế thưởng phạt theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt”. “Cây gậy” là hình phạt nếu công nhân vi phạm kỷ luật và “củ cà rốt” là hình thức khen thưởng đối với công nhân hoàn thành tốt công việc và để khuyến khích công nhân làm việc tốt hơn nữa. Theo ông, khi thưởng thì phải hậu để công nhân có động lực làm việc và phạt thì phải nặng để răn đe và khiến họ không dám vi phạm.Tuy nhiên, ông mới chỉ nhìn thấy và làm thỏa mãn một phần nhu cầu của người công nhân. Đó là nhu cầu về sinh lý – nhu cầu thấp nhất của một con người nói chung và người công nhân nói riêng. Mà không nhìn thấy những nhu cầu cao hơn và sự tác động của nó đến người công nhân [nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được khẳng định mình]. Điều này đã được chỉ rõ trong tháp nhu cầu của Maslow:

Đánh giá thuyết quản lý theo khoa học của Taylor:

– Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor là một luồng ánh sáng mới, một cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại trong bối cảnh lịch sử cuộc cách mạng công nghiệp người công nhân lệ thuộc trở thành  nô lệ của máy móc và cách thức quản lý coi công nhân như những “con cừu” và ông chủ chỉ cần người công nhân có “sức khỏe và sự ngu dốt của một con bò mộng”.

– Tư tưởng cải tạo các quan hệ quản lý ông đưa ra xuất phát từ mục đích cải tạo quan hệ quản lý, quan hệ giữa chủ và thợ, giải quyết mâu thuẫn này nhằm đạt đến hiệu quả tăng năng suất lao động.

– Tư tưởng quản lý “chuyên môn hóa” và “tiêu chuẩn hóa” Taylor đưa ra nhằm mục đích tăng năng suất lao động.

– Với thuyết quản lý theo khoa học của Taylor thì lần đầu tiên quản lý được trình bày một cách khoa học và có hệ thống.

–   Việc sản xuất theo dây chuyền với công việc lặp đi lặp lại trong thời gian dài gây tâm lý nhàm chán cho người công nhân cùng các vấn đề về tâm lý cho họ.

–   Quan điểm quản lý của Taylor cho thấy sự hiểu biết phiến diện về bản chất của con người nói chung và người công nhân nói riêng. 

–   Việc quá đề cao và áp dụng quy chế thưởng phạt theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” trong nhiều trường hợp không phát huy được hiệu quả và có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ phía người công nhân.Tuy nhiên, đây là hạn chế mang tính lịch sử do yếu tố về thời gian và trình độ phát triển của xã hội đem lại và nếu xét trong hoàn cảnh lịch sử thời đại ông sống thì thuyết quản lý theo khoa học của Taylor như một luồng ánh sáng mới rọi vào sự bế tắc, mâu thuẫn và bất cập trong cách thức quản lý thời kỳ đó.

Link tải về tại: ĐÂY

Tác giả:  Hạo Nhiên

Video liên quan

Chủ Đề