Nội dụng phương pháp giáo dục Steiner

12/05/2021

Là phương pháp hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Chính vì vậy, nhà sáng lập Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức vào năm 1919. Nhưng chính Adolf Hilter cấm việc mở trường học đi theo hướng khai phóng này.

Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York [năm 1928].

Triết lý giáo dục Steiner

Nền giáo dục hiện ngay quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, bồi đắp cho học sinh thêm sức cạnh tranh. Triết lý giáo dục Steiner khác hẳn: Nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non tiểu học chủ yếu là các hoạt động chân tay. Sang cấp 2-3, Steiner chủ trương các dự án khoa học và nghệ thuật.

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng rất thâm sâu:

  • Giáo dục không dựa vào thành tích: Nếu giáo dục phổ quát chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, tư duy logic thì giáo dục Steiner nhấn mạnh vào tầm quan trọng của 3 yếu tố: Suy nghĩ, cảm xúc và ý chí cá nhân.
  • Đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc: Phương pháp giáo dục Steiner hướng đến tạo dựng những cá nhân không sợ hãi với nội tâm mạnh mẽ, có động lực phát triển đến từ đam mê bên trong, chứ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
  • Không áp đặt uy quyền, không cạnh tranh, không thưởng phạt: Các trường học Steiner không có cạnh tranh, thi đua, không có thưởng-phạt. Tư tưởng cốt lõi là xây dựng động lực bên trong mỗi học sinh. Trẻ đến trường sẽ cảm nhận tình yêu thương, ấm áp từ lớp học, từ thầy cô
  • Không phán xét: Học sinh Steiner thường được nhận xét là Chơi nhiều hơn học. Kỳ thực, việc dạy và học không tập trung vào kiến thức. Trẻ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên qua hoạt động chơi. Từ đó, nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng năng lực và mong muốn làm việc của đứa trẻ qua từng giai đoạn.
  • Nuôi nấng trí tưởng tượng: Trẻ được học các môn rất phong phú: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ đến ngôn ngữ, toán học, khoa học, Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình.

Định hướng giáo dục

Phương pháp Steiner đặt vấn đề học từ giai đoạn thời thơ ấu thông qua sự bắt chước và ví dụ. Trẻ được học trong một môi trường lớp học giống như ở nhà, ở đó các cả thiết bị được làm từ tự nhiên. Một môi trường như thế theo lý thuyết giáo dục của Waldorf là tốt cho sự phát triển về thể chất, cảm xúc, cũng như trí óc của đứa trẻ.

Những trò chơi ngoài trời cũng được áp dụng một cách rộng rãi trong trường học với mục đích là để cung cấp cho trẻ những sự trải nghiệm của tự nhiên, thời tiết và mùa trong năm. Trong những ngôi trường Waldorf thì việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ là thông qua những bài hát, bài thơ hay trò chơi vận động. Những điều này bao gồm cả thời gian kể chuyện hàng ngày của giáo viên.

Phương pháp này khuyến khích trẻ tham gia vào những trò chơi tự do mang tính sáng tạo hơn là xem TV hoặc phim ảnh và chơi trên máy tính, vì những hoạt động này sẽ ngăn cản bé sử dụng 5 giác quan để trải nghiệm và tham gia một cách tích cực vào cuộc sống.

Đánh giá khoa học

Trong một công trình nghiên cứu tại châu Âu, người ta thấy rằng chỉ số sáng tạo của học sinh theo phương pháp giáo dục Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công. Học sinh Steiner cũng hạnh phúc với cuộc sống của mình, sống hòa đồng, bao dung và thích đóng góp cho xã hội hơn.

Nhiều khảo sát ở Mỹ gần đây cho thấy rằng trẻ lớp 4 thường cảm thấy chán với các môn học bởi vì không có sự mới lạ, nội dung đã được dạy trước từ thời mầm non. Hay như một giáo sư của Mỹ đã có một nhận xét rằng các sinh viên đến từ trường Waldorf đều có sự cân bằng và có sự khác biệt rất nhiều so với các sinh viên khác. Những sinh viên đến từ trường Waldorf đều có cá tính mạnh mẽ và sáng tạo nhưng rất quan tâm đến mọi người xung quanh. Khi những sinh viên này phát biểu trong lớp luôn tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi người xung quanh. Thông thường các sinh viên có xu hướng thích môn lịch sử thì không thích các môn khoa học. Nhưng những sinh viên đến từ trường Waldorf luôn hứng thú với nhiều môn học khác nhau, như sinh vật, lịch sử, và khoa học, đồng thời.

Những trò chơi ngoài trời cũng được áp dụng một cách rộng rãi trong trường học với mục đích là để cung cấp cho trẻ những sự trải nghiệm của tự nhiên, thời tiết và mùa trong năm.

Lợi ích mà phương pháp Steiner đem lại

Phát triển tư duy tình cảm cho trẻ

Phương pháp giúp trẻ phát triển trí óc, chú trọng đến tính cách, niềm đam mê, sáng tạo của trẻ. Phương pháp Stenier đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố của con người: Suy nghĩ- Cảm xúc Ý chí.

Trẻ được học trong một môi trường lớp học như ở nhà, thân thiện với thiên nhiên. Trường mầm non dạy theo phương pháp này thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và trí óc của trẻ.

Trường mầm non dạy theo phương pháp Stenier được áp dụng nhằm cung cấp cho trẻ những sự trải nghiệm của đời sống. Bao gồm các yếu tố tự nhiên, thời tiết và các mùa trong năm. Những trường mầm non này phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ thông qua những bài hát, bài thơ hay trò chơi vận động. Bên cạnh đó có cả thời gian kể chuyện hàng ngày của giáo viên.

Lớp học theo phương pháp Steiner mang màu sắc cổ tích

Lớp học theo phương pháp Stenier là thế giới của trí tưởng tượng bay bổng. Các em cùng nhau vui đùa, hòa vào thế giới không có thực. Các món đồ chơi hoặc vật dụng bất kỳ được tận dụng làm sân khấu. Những vật dụng này có thể biến thành các vở diễn sinh động khác nhau.

Xây dựng kỹ năng xã hội

Học sinh Steiner hòa mình vào môi trường có tính gắn kết cộng đồng cao. Các em cùng nhau tham gia, cùng giáo viên hoạt động trong một tập thể thống nhất. Việc này được áp dụng trong rất nhiều các hoạt động khác nhau trong suốt một ngày của bé ở trường. Trẻ phát triển cái tôi cá thể trong cộng đồng chung, đó là cách các em học để giao tiếp với xã hội.

Tư duy học qua các cấp học

Giai đoạn mầm non [0 7 tuổi], giai đoạn phát triển bền vững cho cơ thể vật chất

Trẻ phát triển dựa trên sự bắt chước mà không hề có ý thức/suy nghĩ [imitation without consciousness]. Giai đoạn này chính là nền tảng vững chắc để trẻ có thể phát huy tính sáng tạo của mình sau này. Các đồ chơi và vật dụng trong trường Waldorf thường là những miếng và/hoặc khúc gỗ, những tấm vải bằng cotton 100% hoặc lụa, những vỏ sò, vỏ ốc, những trái cây khô từ thiên nhiên, những con búp bê được làm từ vải cotton 100% hoặc lụa, Tất cả những đồ chơi này giúp cho trẻ có thể tự do tưởng tượng trong thế giới mộng tưởng của mình. Sự tưởng tưởng [nền tảng của tính sáng tạo] bắt đầu được hình thành từ đây.

Ở giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có thể chơi với một miếng vải và hôm nay miếng vải đó có thể là một em bé bế trên tay nhưng ngày mai cũng miếng vải đó, nó là áo choàng của hoàng tử.

Ở giai đoạn 4-5 tuổi, trẻ có thể bắt đầu gom nhiều đồ chơi lại để tưởng tượng ra việc xây dựng một ngôi nhà, thông qua 1 miếng vải làm mái nhà, ghế hoặc kệ xếp lại gần làm tường, rồi trẻ sẽ sống trong thể giới mộng tưởng của mình bằng cách tự đóng vai ba, rồi làm vai mẹ.

Để từ đó, khi trẻ bước vào độ tuổi 5-6, trí tưởng tượng của trẻ phát triển hơn thông qua việc khi nghe kể chuyện, thông qua ngôn từ về câu chuyện, trẻ có thể tưởng tượng nhân vật trong truyện theo cách của riêng mình. Người giáo viên sẽ dùng nhiều mỹ từ để kể chuyện, và với trẻ này, nàng công chúa xinh đẹp trong trí tưởng tượng của mình là người có mái tóc vàng óng ả và mặc môt chiếc áo đầm màu xanh dương, nhưng với trẻ khác, nàng công chúa xinh đẹp trong trí tưởng tượng của mình là người có mái đen như mun và mặc một chiếc áo đầm hồng. Thế giới mộng tưởng và sự tưởng tượng trong giai đoạn này tạo nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển tư duy sáng tạo sau này.

Giai đoạn tiểu học [7 14 tuổi], giai đoạn phát triển về tình cảm của trẻ

Trẻ phát triển cảm nhận về đời sống thông qua sự tưởng tượng và các hình thức nghệ thuật. Và điều quan trọng trong giai đoạn này chính là mối quan hệ con người. Trong giai đoạn này, trẻ được học chữ, học toán thông qua sự tưởng tượng.

Để bắt đầu học một chữ cái, giáo viên sẽ kể một câu chuyện gợi lên hình ảnh của chữ mà mình muốn dạy [hình ảnh về chữ đươc hình thành trong não trẻ] rồi sẽ có những trò chơi tương ứng để trẻ có thể hình dung rõ hơn về chữ đó và rồi thì trẻ mới bắt đầu viết chữ đó. Đồng thời, trẻ cũng được học những môn học nghệ thuật khác như là thổi sáo, chơi đàn dây, trống, vẽ màu nước và màu sáp, đan len, may vá, Steiner cho rằng cái đẹp gây xúc cảm nơi tâm trí, từ đó đánh thức tư duy, nuôi dưỡng ý chí.

Quá trình phát triển tư duy trẻ rút ngắn từ con đường phát triển của loài người.

  • Ở Việt Nam, học sinh học về nguồn gốc Việt Nam, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới.
  • Ở Steiner, trẻ học huyền thoại, truyền thuyết, đến sự phát triển của đế chế Hy Lạp La Mã, giai đoạn Phục hưng, và sau cùng mới là lịch sử hiện đại của dân tộc mình.
  • Học môn khoa học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới thực vật, động vật, khoáng vật, rồi mới đến con người.

Giai đoạn trung học [14 18 tuổi], giai đoạn phát triển tư duy của trẻ

Trẻ học bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng, các vấn đề khoa học được đào sâu bằng tư duy phản biện.

Ở cấp học này, trẻ được làm khoa học thay vì chỉ học lý thuyết. Các thực nghiệm được học trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng. Trẻ sẽ theo đuổi các dự án khoa học kéo dài nhiều tháng.

Các môn học nghệ thuật ở học sinh Trung học đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Học sinh có thể thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như một họa sỹ, một nhà điêu khắc, một nhạc công

Việc chính của người giáo viên trong giai đoạn này của trẻ là giúp trẻ phát triển sự phát xét độc lập. Vì vậy, giáo viên không bao giờ đưa ra kết luận về một vấn đề mà luôn đưa ra nhiều khía cạnh khác nhau cho trẻ tiếp cận.

Từ giai đoạn mầm non, trẻ đã được tự do đặt câu hỏi cho mình và tự tìm câu trả lời cho chính câu hỏi đó. Đến giai đoạn tiểu học, trẻ được cảm nhận đời sống thông qua sự tưởng tượng được hình thành từ giai đoạn mầm non và thông qua các hình thức nghệ thuật. Nên đến giai đoạn trung học, trẻ chỉ cần tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh đa dạng thì tư duy sáng tạo của trẻ sẽ phát triển bền vững và phù hợp với từng độ tuổi. Đây là sự phát triển thuận tự nhiên, như chúng ta xây một ngôi nhà cần phải làm đi tuần tự các bước làm móng, xây tường rồi mới trang trí. Chúng ta không thể đảo lộn trình tự, xây tường, trang trí rồi mới làm móng hoặc song song vừa làm móng vừa xây tường và trang trí.

Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh được học hỏi, khám phá bằng tất cả sự vui thích.

Đặc biệt khác với nền giáo dục phổ quát, với ảnh hưởng từ quan niệm thế giới là sự biểu đạt của ý chí, kiến thức nhân loại không chỉ là những kiến thức thu nhận bằng tư duy logic thông thường của Goethe và Schopenhauer, Steiner đưa ra chi tiết các phương pháp thực hành trong giảng dạy để phát triển ý chí của trẻ, ngay từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Ông quan niệm đứa trẻ sinh ra vốn có một ý chí sống mãnh liệt, đó cũng là nguồn năng lượng để nuôi dưỡng đam mê, để đứa trẻ luôn có ý muốn, khát vọng và quyết tâm làm và làm cho được điều gì đó có ích, nhiệm vụ của giáo viên là nuôi dưỡng và phát triển cái chí này cho trẻ.

Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh được học hỏi, khám phá bằng tất cả sự vui thích. Hoàn toàn không sử dụng đến uy quyền, hay áp đặt, phán xét.

Lúc đấy, giáo viên sẽ chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm các hoạt động chân tay ở tuổi mầm non và tiểu học, các dự án khoa học và nghệ thuật kéo dài nhiều tuần ở các lớp lớn hơn.

Các môn học ở Steiner cũng đa dạng, phong phú, không chỉ tập trung vào các môn vẫn được xem là môn chính như khoa học, ngôn ngữ, toán học mà còn có kịch nghệ, thủ công, hội họa, điêu khắc

Video liên quan

Chủ Đề