Nói như đinh đóng cột là phương châm gì năm 2024

- Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại mỗi người nói một phách, không thống nhất, ăn nhập với nhau.

- Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt” thì con người sẽ không giao tiếp được với nhau và các hoạt động của xã hội sẽ trở nên trì trệ, rối loạn, không đạt được hiệu quả mong muốn.

- Bài học: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

2. Phương châm cách thức

Bài 1.

- Thành ngữ “dây cà ra dây muống” dùng để chỉ cách nói rườm rà, dài dòng, chuyện nọ xọ chuyện kia, không làm rõ được điều cần diễn đạt.

- Thành ngữ “lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch, rõ ràng.

- Những cách nói trên làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt.

- Bài học: Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng.

Bài 2.

- Có thể hiểu câu: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có hai cách hiểu:

+ Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

+ Cách 2: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy sáng tác.

- Để người nghe không hiểu lầm, người nói phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn.

- Bài học: Khi giao tiếp, cần tránh cách nói mơ hồ.

3. Phương châm lịch sự

- Cả người ăn xin và cậu bé trong truyện “Người ăn xin” đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé dành cho ông lão. Mặc dù ông lão đang ở trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn: “đã già”, “đôi mắt đỏ hoe”, “đôi môi tái nhợt”, “áo quần tả tơi”,… nhưng cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn rất tôn trọng và quan tâm đến ông lão.

- Bài học: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

III. Luyện tập

Bài 1.

  1. Qua những câu tục ngữ, ca dao, cha ông khuyên chúng ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn, nhẹ nhàng, biết lựa chọn lời nói phù hợp, tránh nói nặng lời,…
  1. Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

- Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

- Chẳng được miếng thịt miếng xôi,

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

- Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Người thô tục nói những điều phàm phu.

- Một điều nhịn là chín điều lành.

- Một lời nói quan tiền thúng thóc,

Một lời nói dùi đục cẳng tay.

Bài 2.

  1. Biện pháp tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự là biện pháp nói giảm nói tránh.
  1. Ví dụ:

- Khi nói về sự hi sinh của người lính trên chiến trường, Quang Dũng viết: “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” [Tây Tiến].

- Thay vì chê bai bài viết của người khác kém, dở, chúng ta có thể nói: "Bài viết của cậu chưa được hay lắm.” hoặc “Bài viết của cậu chưa tốt lắm so với năng lực của cậu.”

Bài 3. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:

Câu

Từ ngữ thích hợp

Phương châm hội thoại liên quan

a

Nói mát

Phương châm lịch sự

b

Nói hớt

Phương châm lịch sự

c

Nói móc

Phương châm lịch sự

d

Nói leo

Phương châm lịch sự

e

Nói ra đầu ra đũa

Phương châm cách thức

Bài 4.

  1. Khi sử dụng cách nói: “nhân tiện đây xin hỏi”, người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài giao tiếp [phương châm quan hệ].
  1. Khi sử dụng cách nói: “cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng … ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là …”, người nói ngầm xin lỗi người nghe về những điều mình sắp nói [phương châm lịch sự].
  1. Khi sử dụng cách nói: “đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi”, người nói muốn nhắc nhở người nghe phải lịch sự, tôn trọng người khác [phương châm lịch sự].

Giải thích nghĩa các câu sau rồi cho biết nó thuộc kiểu phương châm hội thoại nào 1, nói ngọt lọt đến xương 2,nói ngọt như mía lùi 3,nói kiến trong lỗ phải bò ra 4, nói buốt vào tận tim 5, nói như trạng 6, nói như vẹt 7, nói như rót mật vào tai 8, nói phải củ cải cũng nghe 9, nói năng quân tử cư xử tiểu nhân 10, nói nhấm nhẳng như cẳng bò thui 11, nói dai như cho nhai rẻ rách 12, nói dây cà dây muống 13, nói...

Câu 1:giải nghĩa và dặt câu với các trường hợp sau.Và cho biết chúng tuân thủ hoặc vi phạm những phương châm hội thoại nào?

- nói như đinh đóng cột

-dây cà ra dây muống

- lời chào cao hơn mân cổ

- nói có sách mách có chứng

- ông nói gà bà nói vịt

- im lặng là vàng

-lời nói chẳng mât tiền mua

- lúng búng như ngậm hột thị

- đánh trống bỏ dùi

câu 2 : đặt 5 câu có lời đãn trục tiếp lời dẫn gián tiếp rồi chuyển sang trục tiếp và gián tiếp

câu 3 : xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển của những từ gạch chân trong các th sau

a đc lời như cởi tấm lòng ,

gởi kim thoa với khăn hồng trao [tay ].

cũng nhà hành viện xưa nay ,

cũng phường bán thịt cũng [tay] buôn người

b, đề huê lưng núi gió trăng ,

sau [chân] theo một và thằng con con.

buồn trông nội cỏ rầu rầu ,

[chân] mây mặt đất một màu xanh xanh

Chủ Đề