Nỗi sợ hãi của bạn là gì

Mỗi chúng ta ai cũng có một nỗi sợ hãi thầm kín bên trong tâm hồn. Có đôi khi bạn dễ dàng nhận ra nhưng cũng có lúc bạn phải mất rất lâu mới hiểu được thứ mà bản thân mình sự sợ hãi, lo lắng. 

Hãy cùng làm bài trắc nghiệm để tìm hiểu xem thật ra bạn sợ điều gì nhất.

Bạn muốn mọi người phải thế nào với mình:

A. Luôn luôn ở bên cạnh dù có điều gì xảy ra

B. Chỉ xuất hiện khi bạn yêu cầu

C.  Luôn yêu thương bạn dù bạn là ai

D.  Bảo vệ bạn và không nói xấu sau lưng bạn  

E.  Dạy cho bạn hay giúp đỡ bạn được nhiều thứ

Bạn có một con thú cưng như thế nào?

A. Con gì sống được lâu lâu với bạn

B. Bạn không thích nuôi thú cưng

C.  Một con gì đó thật “độc” và lạ. Hiếm người có

D. Một con vật trung thành. Như chó chẳng hạn

E. Một con gì đó không làm bạn nhanh chán.

Sự kiện nào sau đây làm bạn cảm thấy “kinh khủng” nhất trong một ngày?

A. Không liên lạc được với mọi người. Nhắn tin, gọi điện thoại không trả lời

B. Bị bắt ở nhà canh nhà hoặc phải giữ đồ dùm ai đó

C. Bạn nói không ai nghe, ý kiến bị phản bác, mọi người đều lơ bạn

D. Bị bạn bè hẹn đi chơi mà cho bạn “leo cây”

E. Đột nhiên thấy chán, không biết phải làm gì

Nếu có người yêu, bạn mong người ấy là:

A. Là người nhạy cảm, biết quan tâm người khác

B. Người vô tư, thoải mái, dễ thông cảm

C. Đẹp, tài giỏi và được nhiều người yêu quý

D. Trung thành và đáng tin cậy

E. Có chí hướng, vui tính, thú vị, có nhiều kiến thức

Bạn không thích công việc như thế nào?

A. Quá bận rộn, không còn thời gian cho những mối quan hệ

B. Phải làm việc nhóm

C. Lương thấp, không có địa vị

D. Có đồng nghiệp không tốt, hay “chơi xấu”

E. Không có tương lai và buồn chán. Suốt ngày chỉ “dậm chân tại chỗ” làm mãi một thứ

Khi bạn buồn hay thất vọng, thứ làm bạn vui trở lại là?

A. Gặp gỡ, tụ tập với bạn bè

B. Đi ra ngoài đi dạo, tự đi shopping, xem phim,…

C. Giấu kín trong lòng, tự mình tìm cách giải quyết

D. Được gặp những người tốt bụng, vui lòng giúp đỡ và chia sẻ với bạn

E. Nghe nhạc, xem sách, xem những triết lý hay của cuộc sống

Hành động “điên rồ” mà bạn nghĩ mình khó thể thực hiện

A. Tắt Facebook, mạng xã hội, mất tích không nói với ai lời nào

B. Mượn ai đó một số tiền lớn

C. Nói thật cho ai đó nghe về con người bạn

D. Chấp nhận tha thứ cho một người đã từng nói dối hay phản bội bạn

E. Từ bỏ một công việc gì đó và để bản thân ở tình trạng “không biết ngày mai ra sao”

Trong những màu dưới đây, màu sắc thu hút bạn nhất là?

A. Màu hồng

B. Màu đen

C. Màu cam

D. Màu xanh lá

E. Màu đỏ

Kết quả:

Nếu đa số đáp án là A:

Bạn sợ bị cô đơn

Sâu trong tâm hồn bạn, bạn thật sự hoảng sợ nếu bị mọi người bỏ rơi và quên lãng. Bạn không thể chịu được cuộc sống phải một mình chật vật và tự làm lấy mọi thứ. Bạn cần mọi người bên cạnh thương yêu và giúp đỡ mình.

Nếu đa số đáp án là B:

Bạn sợ bị ràng buộc

Không phải lúc nào bạn cũng có thể cảm nhận được nỗi sợ này. Nhưng đối với bạn, cuộc sống tự do, vô tư, không phải lo nghĩ là điều rất đáng mong muốn và khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bạn rất sợ phải kết hôn hay “mắc kẹt” với một ai đó hoặc một công việc gì đó mãi mãi.

Nếu đa số đáp án là C:

Bạn sợ bị người khác coi thường

Trong bạn luôn có một nỗi sợ thầm kín là sợ người khác coi thường và đánh giá bạn. Chính vì thế mà bạn luôn cố gắng làm mọi thứ thật tốt, thật giỏi để không làm ai phải thất vọng. Bạn rất sợ bị “bẻ mặt” hay bị ai đó chỉ ra điểm không tốt của mình.

Nếu đa số đáp án là D:

Bạn sợ bị phản bội

Có thể trong quá khứ bạn đã có một kinh nghiệm không vui nào đó nên giờ đây bạn trở nên rất sợ việc bị phản bội. Bạn có xu hướng nghi ngờ, hoài nghi mọi thứ quanh mình và khó có thể thật sự tin tưởng hay chấp nhận một ai. Bạn nghĩ rằng mình sẽ không chịu nổi nếu bị ai đó phản bội.

Nếu đa số đáp án là E:

Bạn sợ sống không có mục đích

Những việc bạn làm trong cuộc sống, bạn luôn muốn tìm một mục đích, ý nghĩa cho nó. Bạn rất sợ cuộc sống “không biết ngày mai ra sao”. Trong đầu bạn luôn hoạch định trước những kế hoạch về những điều sẽ diễn ra và rất dễ bị thất vọng nếu mọi việc không theo ý muốn hoặc làm một việc mà kết quả chẳng đi đến đâu.

YANTV mang đến chiến dịch Sắc màu cá tính kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Ở đó, trong mỗi chương trình quen thuộc của YAN, khán giả sẽ bắt gặp những sắc màu và ý nghĩa đẹp đẽ của chúng trong cuộc sống.  

Nếu như YAN VPOP 20 mang một màu tím hồng của âm nhạc thì WE10 là màu xanh lá cây sôi động. 100 Độ là màu tím đam mê thì Chỉ có thể là YAN lại là sự sảng khoái của màu xanh chuối, còn YAN Star là sân chơi của những tài năng được nhuộm màu vàng tươi sáng.

 

Radio 88.8 là những buổi hàn huyên bạn bè nên không gì hợp hơn màu cà phê. Wazzup - bản tin tức giải trí cập nhật là tập hợp những thông tin, thỏa mãn mối quan tâm và sự hiếu kỳ của khán giả dành cho những thần tượng của mình, đương nhiên không gì thích hợp hơn màu đỏ bordeaux.

 

Hàng loạt chương trình, với những câu chuyện liên quan đến sắc màu cùng sự góp mặt của những VJ năng động, những khách mời nổi tiếng sẽ làm bừng lên sức sống của YANTV. Mỗi lần xem YANTV, khán giả sẽ được sống trong thế giới rực rỡ và tràn đầy năng lượng của sắc màu. Đừng bỏ lỡ nhé!

Sợ hãi là gì? Bản chất của nỗi sợ hãi là gì? Tại sao chúng ta lại sợ hãi? Chúng ta đều biết rằng “sợ hãi” là một cảm giác cực kỳ phổ biến. Nhưng con người lại thường bỏ qua các câu chuyện sâu xa về chúng. Trong bài viết này, Wiki Hạnh Phúc sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về cảm xúc tiêu cực này và cách vượt qua chúng!

Xem thêm:

>> Review Sách Muôn kiếp nhân sinh phần 2 | HOT

>> Bản chất của thiền | Bí mật của thiền là gì?

>> Kiềm chế cảm xúc | Cách điều phục cảm xúc mạnh

Bản chất của sợ hãi là gì?

Sợ hãi tiếng Anh là gì? Sợ hãi trong tiếng anh là fear [Phiên âm: /fɪər/]. Cách đọc như sau:

//wikihanhphuc.com/wp-content/uploads/2021/04/fear.mp3

Trong quá trình tìm hiểu, bạn có thể đọc các tài liệu tiếng anh về nỗi sợ hãi. Đây là tip để tìm kiếm nguồn tri thức rất phong phú. Bạn không nhất thiết phải tự dịch. Việc của bạn là tìm kiếm sợ hãi là gì bằng tiếng anh, nguyên nhân của nó…Google sẽ giúp bạn dịch toàn bộ bài viết. Trong bài viết này, mình cũng gửi tới bạn bản biên dịch một bài viết về nỗi sợ hãi. Mà mình tin là nó sẽ hữu ích phần nào với bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

Vậy sự sợ hãi được định nghĩa là gì?

“Sợ hãi là cảm xúc tiêu cực – là trạng thái sinh ra bởi tâm lý bất an, bồn chồn. Sợ hãi xuất phát từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế sinh tồn cơ bản xảy ra khi phản ứng với một kích thích cụ thể. Chẳng hạn nguy hiểm đe dọa tổn thương về tinh thần hoặc thể xác.” 

Hiểu sợ hãi là gì sẽ giúp bạn vượt qua được cảm xúc này

Nói ngắn gọn, sợ hãi là khả năng nhận ra nguy hiểm. Khiến con người chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại.

Đây là một cảm giác tiêu cực, khó chịu, không thoải mái về những gì sắp xảy ra. Nó xuất phát từ những ấn tượng hoặc những gì xảy ra trong quá khứ. Các ấn tượng này hình thành các mô típ suy nghĩ xoay quanh nỗi sợ hãi đó. Như một cách giúp bảo vệ chúng ta trong tương lai. 

Người ta gọi các ấn tượng này là: Các mạch vật lý liên quan đến tính linh hoạt thần kinh của bộ não. Chúng ta cần nhớ lại rõ ràng những sự kiện tiêu cực, đe dọa trong quá khứ. Đặc biệt là chúng đã khiến chúng ta cảm thấy thế nào. Từ đó có cách tránh những tình huống tương tự và đau đớn hơn trong tương lai.

Gốc rễ nguyên thủy của nỗi sợ hãi là gì?

Sợ hãi có nguồn gốc tiến hóa mạnh mẽ. Là một loài, chúng ta luôn muốn mọi thứ luôn ổn định, có thể dự đoán được và nằm trong tầm kiểm soát. Vì điều đó mang lại cho chúng ta cơ hội sống sót tốt nhất.

Chúng ta thường muốn kiểm soát về bản thân, cuộc đời mình. Vạch ra những mong muốn hay tránh những phiền phức… Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, mọi thứ luôn thay đổi. Điều này dẫn đến chúng ta ít có khả năng kiểm soát hơn. Vì vậy mà chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương.

Sợ hãi giúp chúng ta nhận ra các nguy hiểm

Chúng ta không thể ở trong “một cái ổn định” đã vạch ra đó mà tách biệt mình với thế giới – Thứ luôn-thay-đổi. Cần phải thừa nhận rằng, tất cả vạn vật đều có sự kết nối và tác động lẫn nhau. Chính vì không thể dự đoán được, nên sự lo lắng, sợ hãi sẽ thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống thường nhật.

Cảm giác sợ hãi xuất hiện khi nào?

Cảm giác sợ hãi sẽ xuất hiện khi chúng ta có thấy rằng mọi thứ đang vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Rằng chúng ta dễ bị thất bại hoặc tổn thương theo một cách nào đó. Thậm chí là đối diện với sự từ chối của xã hội.

Nghe có vẻ kịch tính, nhưng khoa học thần kinh hiện đại đã xác nhận điều đó. Là một loài, sự chấp nhận của xã hội là điều rất quan trọng đối với chúng ta. Việc được săn đón, trở thành một phần của “bộ lạc” giúp chúng ta có cơ hội sống sót và bảo vệ chúng ta trong những thời điểm khó khăn.

Sợ đối diện với sự từ chối của xã hội là căn nguyên của nỗi sợ hãi

Phần não nguyên thuỷ của chúng ta cực kỳ quan tâm đến việc bảo vệ ta khỏi bị tổn hại. Đó là lý do tâm trí liên tục quét môi trường xung quanh để tìm các mối đe dọa tiềm ẩn hoặc những thứ nổi bật và có vẻ đặc biệt. Nếu một điều gì đó không quen thuộc hoặc nhắc nhở chúng ta về những tổn thương trong quá khứ, nó sẽ cảnh báo bằng cảm giác sợ hãi. Thường mà chúng ta thậm chí không nhận thức được điều này.

Điều thú vị về nỗi sợ hãi đó là: Trải nghiệm sợ hãi được trải qua nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều so với những trải nghiệm hạnh phúc. Thêm vào đó, chúng nổi bật và sống động hơn trong tâm trí khi chúng ta nhìn lại quá khứ.

Hiểu về nỗi sợ hãi ngày nay

Ngày nay, phần lớn nỗi sợ hãi mà chúng ta phải đối mặt không liên quan đến khả năng chúng ta bị tổn hại hoặc bị giết về thể chất, vì điều này hiếm khi xảy ra trong hầu hết các xã hội hiện đại.

Thay vào đó, nó xoay quanh sự phản đối của xã hội. Đáng buồn thay, chúng ta thường sợ hãi những người mà chúng ta quan tâm nhất. Điều này có ý nghĩa bởi vì chúng ta sẽ phải chịu đựng rất nhiều nỗi đau nếu cảm thấy họ từ chối chúng ta. Sự sợ hãi đôi khi là những tổn thương thủa nhỏ. [Đứa bé ở bên trong bạn thường bị bỏ qua].

Đôi khi những tổn thương ngày nhỏ là nguyên nhân cho sự bất an ở hiện tại. Giải pháp ở đây là tìm về và chữa lành chúng 

Đồng thời, chúng ta cũng sợ những nhân vật có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình [như sếp, cha mẹ hoặc đồng nghiệp…] và thường là bất kỳ ai cảm thấy “khác” với chúng ta.

Nhiều người thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường của mình mà không bao giờ quan tâm đến những loại sợ hãi này. Thật khó để thay đổi hành vi của chúng ta, nếu trước tiên chúng ta không thể xác định chính xác những nỗi sợ hãi phi lý ẩn sâu bên trong mình. Nỗi sợ hãi đó thực sự tồn tại. Và có tác động làm thay đổi sự tập trung, nhận thức, phán đoán và hành động của chúng ta. Chúng ta không có cách nào để phá vỡ chu kỳ sợ hãi cho đến khi điều chỉnh được nguồn gốc của chúng.

Giải pháp thoát khỏi nỗi sợ hãi là gì?

Thông thường, thủ phạm gây ra nỗi sợ hãi là những suy nghĩ theo thói quen của chính chúng ta và những niềm tin cốt lõi về bản thân mình [cái tôi]. Chính vì vậy, để thoát khỏi nỗi sợ hãi, chúng ta phải trở về với chính mình. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây.

#1 Thiền chánh niệm

Đây chính là lúc thiền phát huy tác dụng. Thiền chánh niệm giúp chúng ta nhận thấy những dòng chảy tiềm ẩn trong chúng ta. Điều khiến nỗi sợ hãi nảy sinh. Thiền đưa chúng ta ra khỏi những chu kỳ suy nghĩ – thứ khiến chúng ta bị cuốn đi và suy ngẫm quá nhiều về quá khứ, hiện tại, tương lai.

Thiền chánh niệm là giải pháp hữu hiệu giúp chúng ta đào sâu bên trong mình

Việc “có mặt” trong hiện tại, thay vì chìm đắm trong những lo lắng về quá khứ, tương lai vô cùng quan trọng. Điều này giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi. Phá vỡ các khuôn mẫu suy nghĩ theo thói quen. Từ đó đào sâu vào bên trong phát triển sức mạnh nội tâm.

[Để hiểu hơn về việc có mặt trong từng khoảnh khắc, bạn tham khảo bài viết này: 6 Kỹ thuật để duy trì “hiện tại”]

Thực hành thiền để xua tan nỗi sợ hãi:

Việc chúng ta cần làm chỉ đơn giản là tập trung vào hiện tại. Trải nghiệm những gì đang thực sự diễn ra ngay trước mắt, không phán xét và không thêm bất cứ điều gì khác. Nhận thức này được trải nghiệm bằng cách điều chỉnh trực tiếp mọi thứ bằng các giác quan của chúng ta. Sử dụng cơ thể và các giác quan thay vì trí óc không ngừng nghỉ.

Hãy tự hỏi mình: Bạn đang thực sự sợ hãi điều gì lúc này? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu mọi thứ diễn ra không như ý muốn là gì? Kể cả điều tồi tệ ấy xảy ra, bạn có những nguồn lực nào, những giải pháp nào [cả bên trong và từ những người xung quanh] để vượt qua vấn đề này? 

Hãy tìm hiểu nỗi sợ hãi của mình là gì 

Trong quá trình tìm hiểu, hãy chấp nhận bất cứ cảm xúc nào xuất hiện như chúng vốn có.

Hãy nhớ: Không đánh giá, không phán xét chỉ trải nghiệm.

#2 Xây dựng Lòng tin

Để xoá tan nỗi sợ hãi, bên cạnh việc duy trì có mặt trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta cần học hỏi và bồi dưỡng sự tin tưởng. Tin tưởng mình và tin tưởng người khác.

Nếu không có sự tin tưởng, bạn không thể sống mà không sợ hãi. Tin tưởng là hiện thân của lòng tốt và tiềm năng bên trong bạn. 

Niềm tin tạo cảm giác an toàn, vững chãi

Tin tưởng gây dựng cảm giác an toàn. Trái ngược với nó, những trải nghiệm tiêu cực có xu hướng tạo ra những vòng luẩn quẩn. Khiến chúng ta bi quan hơn, phản ứng thái quá, cô lập và phi lý trí.

#3 Xây dựng Tình thương

Cuối cùng, để xua tan nỗi sợ hãi đòi hỏi rất nhiều lòng từ bi, sự tìm hiểu nhẹ nhàng, sự kiên nhẫn và bền bỉ. Chúng ta tìm sâu vào bên trong để khai mở ra những suy nghĩ bị chôn vùi trong tiềm thức. Thứ thực sự là gốc rễ của nỗi sợ hãi.

Đa số trong số đó chỉ đơn giản là những thói quen, lối mòn suy nghĩ. 

Bởi vậy, chúng ta không nên hạ bệ bản thân vì cảm thấy sợ hãi. Mà cần thể hiện lòng trắc ẩn và tin tưởng rằng: Ta có khả năng vượt qua bất cứ điều gì khiến chúng ta sợ hãi.

Học cách Không bao giờ sợ hãi

Như vậy, lý do chính khiến chúng ta sợ hãi là để giữ mình được an toàn. Nỗi sợ hãi là một phần trong cuộc sống của mỗi người. Chúng không phải là thứ mà chúng ta cần cảm thấy xấu hổ hay phải triệt để loại bỏ. Miễn là chúng ta cam kết nhận thức, tiếp tục với những trải nghiệm chánh niệm của mình, cởi mở và thực hành lòng tốt với bản thân. Rất có thể chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ tự tan biến theo thời gian.

Trên đây là định nghĩa về “nỗi sợ hãi là gì”, cách tìm thông tin về sợ hãi bằng tiếng Anh, nguồn gốc nguyên thuỷ của nó. Rất mong những thông tin này sẽ giúp cuộc sống của bạn thay đổi tích cực. Vì chúng ta đều xứng đáng có một cuộc đời an yên, hạnh phúc! 

Nguồn: Yogapedia

Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Thân ái,

Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com

Ủng hộ mình tại fanpage: Wiki Hạnh Phúc – Jenny’s . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!

Xem thêm:

>> Thiền là gì? Người bình thường có thiền được không?

>> 6 Cách thiền cho người mới bắt đầu: Cách tìm điểm bắt đầu

Video liên quan

Chủ Đề