Nước bị ô nhiễm có dấu hiệu gì

Bạn nên chú ý tới màu sắc, mùi vị của nguồn nước, vì có khả năng chúng là biểu hiện cho thấy nguồn nước đang bị nhiễm tạp chất, các chất độc hại,.. nguyên nhân gây nên mầm mống của bệnh tật.

Những năm trở lại đây, tình trạng các nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhiều nơi bị nhiễm kim loại nặng, độc tố thủy ngân, độc tố chì…gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày, bạn nên chú ý tới màu sắc, mùi vị của nguồn nước, vì có khả năng chúng là biểu hiện cho thấy nguồn nước đang bị nhiễm tạp chất.


  • Nước có màu vàng: nước nhiễm sắt
  • Nước đóng cặn trắng: nước nhiễm đá vôi
  • Nước có dị vật lơ lửng: nước nhiễm tạp chất
  • Nước có mùi lạ [mùi tanh, mùi thiu, mùi trứng thối…] do nhiễm tạp chất, vi khuẩn, virus

Ngoài ra, có thể nước bị nhiễm thuốc trừ sâu, asen, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, canxi, mangan…
Nhằm đáp ứng việc bảo vệ sức  khỏe cho cộng đồng  người tiêu dùng, các loại máy lọc nước mới ngày càng thông minh và tiện lợi hơn không ngừng cải tiến về công nghệ để có một chiếc máy lọc nước chất lượng tốt nhất phục vụ thị hiếu của người dân, vì một cuộc sống sạch, không bệnh tật. Máy lọc nước thông minh RO Kensi sử dụng màng lọc RO công nghệ Mỹ, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất trong nước, giúp nguồn nước tinh khiết, có thể uống ngay mà không cần đun sôi.
Máy lọc nước ro lọc sạch các hóa chất, kim loại nặng, loại bỏ độc tố, asen, amip, diệt virus, vi khuẩn. Công suất 15L/h, đảm bảo lượng nước sạch đủ cho nhu cầu sử dụng của 7 người. Uống ngay không cần đun sôi, đạt tiêu chuẩn chất lượng Quatest 1. Thiết kế sang trọng, thể hiện đẳng cấp vượt trội, làm sang phòng, sáng nhà với tủ cường lực tranh kính 3D công nghệ Mỹ hot nhất thị trường hiện nay. Máy lọc nước Kensi thông minh tích hợp các tính năng tự động như: cảnh báo rò rỉ nước, cảnh báo thời gian thay lõi, tự động sục rửa màng RO.

Việc sử dụng hạt nhựa Anion trong hệ thống lọc nước công nghiệp RO giúp tăng khả năng hấp thụ ion ...

Xu hướng sử dụng máy lọc nước mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới về nguồn nước sạch. Vai trò ...

Hiện nay, nhu cầu lắp đặt, sử dụng máy lọc nước không ngừng tăng cao. Không chỉ cơ sở sản xuất ...

Hiện tượng nước sinh hoạt bị ô nhiễm ngày nay đã không còn xa lạ, đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư, quanh khu công nghiệp, làng nghề, nhà máy, khu chế xuất. Theo thống kê của Bộ Y tế, hằng năm có hơn 9,000 người tử vong, hơn 20,000 trường hợp mắc bệnh có nguyên nhân là nguồn nước bẩn. Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần nắm được các dấu hiệu cảnh báo sau đây để kịp thời xử lý nguồn nước.

9 dấu hiệu cảnh báo nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước vì vậy cũng ngày càng nguy hiểm. Nếu nước sinh hoạt tại gia đình, chung cơ, cơ quan nơi bạn đang sống và làm việc có một trong các biểu hiện sau đây, bạn cần thật cẩm trọng. Bởi vì, đây là những dấu hiệu cảnh báo nước sinh hoạt đã bị ô nhiễm.

  1. Khi tắm, bạn thấy xuất hiện mẩn ngứa ngoài da. Khi đánh răng, bạn có thể ngửi thấy mùi tanh của nước. Khi rửa mặt, bạn  thường thấy ngứa da, ngứa mắt, thậm chí là bị rát.
  2. Khi tiến hành xả nước ra sử dụng, các cặn bẩn xuất hiện. Hoặc, nước xả ra có màu đen, màu vàng hoặc bất kỳ màu sắc bất thường nào khác.
  3. Khi đun nước, đáy và thành của siêu nước, nồi nước xuất hiện cặn trắng, cặn hơi ố [canxi].
  4. Khi tiến hành thay lõi của máy lọc nước. lõi lọc bị chuyển sang màu vằng khè hoặc đen xì. Hoặc có nhiều cặn bám trực tiếp trên bề mặt lõi lọc.
  5. Nước máy lọc nước, nước vòi chảy yếu rất khó chịu.
  6. Trong khi sử dụng máy giặt, nước chảy chậm, báo lỗi không đủ nước.
  7. Trong quá trình sửa chữa đường ống nước, tháo rắc co dưới chân téc, cạnh máy bơm, cắt hàn ống thì xuất hiện cặn đen, màng nhầy bám bên trong.
  8. Khi mở két nước xả vệ sinh ra thì thấy nước đen xì hay vàng khè dẫn đến kẹt nút mở. Và có hiện tượng rò rỉ nước ở bồn cầu xảy ra.
  9. Khi vệ sinh téc nước inox của gia đình thì thấy cặn đen bám vào thành téc và lắng đọng dưới đáy téc thành một lớp cặn dày.

>> Xem thêm: Bạn Sẽ Ra Sao Nếu Sử Dụng Nước Nhiễm Độc Thủy Ngân?

Cách nhận biết từng trường hợp ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt phổ biến nhất

Hiện nay, hiện tượng nước nhiễm mangan, nhiễm sắt, canxi... là những trường hợp phổ biến nhất. Dưới đây là những cách nhận biết đơn giản nhưng khác chính xác mà bạn có thể áp dụng.

Một số trường hợp ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt phổ biến nhất

  • Nguồn nước nhiễm Mangan: Các dụng cụ trong gia đình sẽ có hiện tượng bị bám cặn đen. Đặc biệt là các thiết bị sành sứ, bồn cầu, bình nóng lạnh. Nước còn có thể có váng đen, mở nắp két nước xả vệ sinh của bồn cầu là quan sát dễ dàng nhất.
  • Nguồn nước cứng [nhiễm Canxi]: Khi đun sôi nước, các cặn trắng, váng xuất hiện trong thành, đáy thiết bị. Các bồn chứa, vật dụng chứa nước cũng xuất hiện cặn trắng đục.
  • Nguồn nước nhiễm phèn, sắt: Biểu hiện đặc trưng là mùi tanh, màu vàng đậm, có váng. Các thiết bị vật dụng sử dụng nước có vết hoen ố, bị gỉ sét... Hoặc khi pha trà, nước sẽ chuyển sang màu đen, pha cafe bị mất mùi.
  • Nước nhiễm amoni: Màu mùi vị của nước gần như không có gì thay đổi. Nhưng khi luộc thịt, thịt sẽ luôn có màu đỏ trông như thịt luộc chưa chín.
  • Nước nhiễm Clo: Nước có đặc trưng là mùi hắc, nồng. Khi nấu lên uống rất khó chịu, vị và mùi của nước sôi bị biến đổi.

Đây là những trường hợp nước bị ô nhiễm dễ dàng nhận biết bằng cảm quan. Tuy nhiên còn nhiều tường hợp nước bị ô nhiễm khác như ô nhiễm asen, ô nhiễm thủy ngân, nhiễm khuẩn... Các trường hợp này rất nghiêm trọng, tuy nhiên, chúng không dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường. Chính vì vậy, việc kiểm tra chất lượng nước định kỳ 2-3 năm/ lần là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

>> Xem thêm: Hé Lộ: 7 Cách Lọc Nước Bẩn Thành Nước Sạch Siêu Hiệu Quả

Cách xử lý nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Mặc dù ngày nay đa số người dân đã được tiếp cận với nước máy đã được xử lý từ các nhà máy. Thế nhưng, những rủi ro và ảnh hưởng do vi khuẩn bên ngoài, chất lượng đường ống cấp nước có thể khiến chất lượng nguồn nước không đảm bảo. Đó còn chưa kể đến sự ảnh hưởng của bể chứa nước gia đình, chung cư không được vệ sinh thường xuyên khiến bụi bẩn, vi khuẩn, các cặn bẩn làm biến đổi chất lượng nước.

Máy lọc nước là giải pháp làm sạch nước phổ biến nhất tại nhiều gia đình, chung cư, văn phòng

Vì vậy, mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe nếu nguồn nước xuất hiện các dấu hiệu ô nhiễm. Sử dụng máy lọc nước, các bể lọc với các vật liệu lọc nước [cát, sỏi thạch anh, than hoạt tính...] là hai phương pháp được áp dụng nhiều nhất, với hiệu quả tốt nhất.

Nước sinh hoạt bị ô nhiễm là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước sinh hoạt uy tín chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Bạn nhận thấy nguồn nước sinh hoạt mà cả gia đình mình đang sử dụng hằng ngày có vấn đề? Vậy thì cần kiểm tra ngay, bởi càng chần chừ thì rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe cả gia đình càng lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo để nhận diện rõ hơn nước sinh hoạt đang sử dụng có bị ô nhiễm hay không?

Điều gì xảy ra khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm?

Theo nghiên cứu và báo cáo thống kê của các tổ chức y tế hàng đầu thế giới có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước phát triển liên quan đến nguồn nước. Đặc biệt các con số này có khả năng cao hơn ở các khu đô thị lớn. Theo WHO, nước bẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5.000 người chết vì bệnh tật bắt nguồn từ nguồn nước bẩn. 

Trong nguồn nước bẩn, ngay cả nước máy, nước giếng chưa được xử lý triệt để vẫn chứa nhiều độc tố, kim loại nặng [chì, Asen, sắt, Amoni, Mangan, Clo…] gây ra các vấn đề về da liễu khi dùng để tắm, giặt, rửa mặt, vệ sinh. Khi sử dụng nước bẩn để uống, nấu ăn, độc tố sẽ tích tụ dần dần gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính, gây rối loạn hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là suy giảm chức năng thần kinh.

Với trẻ nhỏ có thể gây ra hiện tượng tăng động, giảm nhận thức, giảm trí thông minh. Sử dụng lâu ngày làm tăng nguy cơ ung thư. Mức độ này càng nghiêm trọng nếu bạn đang sinh sống tại các khu vực ô nhiễm, gần các khu vực xả thải không được xử lý.

Mặc dù sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt, uống sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên điều đáng nói là vì hệ lụy nguy hiểm của tình trạng này thường không xảy ra sớm nên nhiều người thường chủ quan, đến khi phát hiện thì đã quá muộn. 

Dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt ô nhiễm, cần kiểm tra ngay

Không chỉ nguồn nước giếng ở tại các địa phương mà ngay cả nước máy tại nhiều khu vực thành phố vẫn có thể tồn dư chất độc hại khi không được xử lý triệt để. Hoặc có thể nhiễm độc từ đầu nguồn mà quá trình xử lý tại nhà máy không thể làm sạch được, do vỡ đường ống nước hoặc do chì từ đường ống thấm vào nước – một số đường ống dán nhãn “không chì” vẫn có thể chứa tới 8% chì trong thành phần.

Để nhận diện xem nguồn nước sinh hoạt mà bạn và cả gia đình đang sử dụng có an toàn hay đang bị ô nhiễm, bạn có thể tham khảo một vài dấu hiệu sau đây:

Khi sử dụng nước tắm thấy mẩn ngứa ngoài da

Nếu như các thành viên trong gia đình bạn không gặp vấn đề về da liễu, không có cơ địa dị ứng nhưng sau khi tắm lại thấy mẩn ngứa, nổi đỏ trên da thì cần đặt nghi vấn ngay cho nguồn nước.

Nguyên nhân phần nhiều có thể do clo trong nước gây kích ứng. Clo có vai trò làm sạch nhưng dư lượng lớn vẫn khiến cơ thể phản ứng và biểu hiện thành dị ứng với các triệu chứng mẩn ngứa, mẩn đỏ khắp người.

Khi đánh răng ngửi thấy mùi tanh của nước

 Nước có mùi tanh [nước bị nhiễm sắt nặng], sau khi để nước ngoài không khí, sẽ thấy có màu vàng xanh. Sử dụng nước chè khô hoặc cây chuối cho vào nguồn nước, nếu nước chuyển sang màu tím thì chứng tỏ đã nhiễm sắt.

Nước có mùi trứng thối

Nếu ngửi thấy mùi trứng thối khi sử dụng nước khả năng cao nguồn nước bị nhiễm H2S, chủ yếu xảy ra với nguồn nước ngầm

Khi rửa mặt thấy bị ngứa mắt

Không chỉ da mặt, khi nguồn nước ô nhiễm tiếp xúc với mắt, các vi khuẩn, độ kiềm trong nước cao chính là nguyên nhân khiến cho giác mạc bị khô, dễ nhiễm khuẩn, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nước có màu vàng, thịt luộc xong có màu hồng đỏ

Nước có màu ánh vàng, nước trong, không đóng cặn, càng để lâu cả trong bóng tối và trong nắng đề vàng hơn, mùi nồng, thịt luộc bằng nước nhiễm amoni có màu hồng, đỏ chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm Amoni.

Khi nước đun sôi bị đục, thấy cặn trắng ở đáy

Nước có cặn trắng ở đáy ấm, đáy phích… chứng tỏ nguồn nước bị “cứng” do chứa nhiều Canxi và Magie hòa tan, nguyên nhân gây ra sỏi thận vô cùng cao.

Khi mở két nước xả vệ sinh ra thì thấy đen xì hay vàng khè dẫn đến kẹt nút ấn hay hiện tượng rò rỉ nước ở bồn cầu xảy ra.

Đây là dấu hiệu chứng tỏ nguồn nước nhiễm Mangan. Không chỉ két nước các dụng cụ trong gia đình như bình nóng lạnh, bồn cầu đều có váng đen.

  • Nước chảy rất yếu, chảy chậm khi bơm vào máy giặt, máy báo lỗi không đủ nước
  • Khi vệ sinh téc nước inox trên mái thì cặn đen bám vào thành téc và lắng đọng dưới đáy téc 1 lớp cặn dày.
  • Khi sửa đường ống nước thì thấy bên trong ống cặn đen, màng nhầy bám vào

Mặc dù là nguồn nước máy đã được xử lý nhưng những rủi ro và dưới tác động của những vi khuẩn bên ngoài, đường ống dẫn nước, bể chứa nước của gia đình lâu năm không vệ sinh bể nước ngầm, téc nước inox, đường ống dẫn nước dẫn đến bạn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Giải pháp xử lý khi phát hiện nước sinh hoạt bị ô nhiễm?

Trên đây là những dấu hiệu cơ bản và dễ dàng nhận biết nguồn nước sinh hoạt đang trong tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, để biết chính các mức độ ô nhiễm và xác định rõ nguồn nước có chứa thành phần độc hại không màu, không mùi hay không [tiêu biểu như asen] thì cần áp dụng các biện pháp công nghệ mới đảm bảo cho kết quả chính xác.

Chính vì vậy, khi phát hiện nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình có các dấu trên bạn cần báo với đơn vị chịu trách nhiệm để có phương án xử lý kịp thời. Trong lúc chờ xử lý, bạn có thể áp dụng các biện pháp tạm thời như:

  • Luôn luôn đun sôi nước trước khi sử dụng.
  • Uống nước mới sau 24 giờ [bởi sau 24 giờ đồng hồ, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại].
  • Gợn nước sau đó để lắng và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 1-2 ngày
  • Sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dạng phun mưa.

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Trên đây là những dấu hiệu giúp người tiêu dùng nguồn nước có thể chủ động nhận diện nguồn nước bị ô nhiễm từ đó có phương án xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và cả gia đình. Hy vọng bạn đọc đã tìm được thông tin hữu ích qua những chia sẻ trên của chúng tôi.

nước bị ô nhiễm

Video liên quan

Chủ Đề