Ở đâu luôn có độ dài ngày đêm bằng nhau

ở xích đạo , ngày và đêm dài bằng nhau quanh năm do trục trái đất và đường phân chia sáng tối luôn gặp nhau ở xích đạo

vào ngày 21/3 và23/9 , mọi nơi trên trái đất có ngày dài bằng đêm vì 2 ngày này đều có số giờ chiếu sáng trong ngày là 12h , vào 2 ngày này , trái đất hướng cả 2 nửa bán cầu về phía mặt trời như nhau, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc vs xích đạo nên mọi nơi trên trái đất có số giờ được chiếu sáng như nhau =12h

Câu hỏi: Dựa vào hình 5.5 và thông tin trong bài, em hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ theo các gợi ý sau:

- Nơi nào trên Trái Đất luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? Vì sao?

- Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?

- Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22 - 6 và 22 - 12 ở bán cầu Bắc.

Trả lời

- Do diện tích và thời gian được Mặt Trời chiếu sáng ở xích đạo quanh năm là như nhau nên ở đây luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.

- Hiện tượng ngày, đêm chênh lệch nhau càng lớn khi về gần hai cực.

- Ở bán cầu Bắc hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22 - 6 và 22 - 12.

+ Ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài. Vậy nên ngày dài hơn đêm. Ngày càng dài, đêm càng ngắn về phía cực Bắc. Từ vòng cực Bắc - cực Bắc, ngày kéo dài 24 giờ.

Tại bán cầu Nam thì hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Ngày 22 - 12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời nên diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn. Vậy nên ngày ngắn hơn đêm. Ngày càng ngắn, đêm càng dài về phía cực Bắc. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, đêm kéo dài 24 giờ.

Tại bán cầu Nam thì hiện tượng này diễn ra ngược lại.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ở 2 cực.

B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

D. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

Đáp án C.

Các địa điểm nằm trên xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài như nhau. Càng xa xích đạo chênh lệch ngày đêm càng lớn (sgk Địa lí 10 trang 24).

Đề bài

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Ở Xích đạo luôn có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

b) Ngày 22 tháng 6 ở vùng cực Nam có hiện tượng ngày dài 24 giờ.

c) Ở cực trong năm có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.

d) Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9, mọi nơi trên trái Đất đều có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng kiến thức đã học bài "Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả" để trả lời.

Lời giải chi tiết

a) Ở Xích đạo luôn có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

=> Đúng.

b) Ngày 22 tháng 6 ở vùng cực Nam có hiện tượng ngày dài 24 giờ.

=> Sai.

Vì ngày 22 tháng 6 bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời, vùng cực Nam có hiện tượng đêm dài 24 giờ.

c) Ở cực trong năm có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.

=> Đúng.

Từ vòng cực Bắc (66o33’B) đến cực Bắc và từ vòng cực Nam (66o33’N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm suốt 24 giờ (mùa đông).

d) Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9, mọi nơi trên trái Đất đều có độ dài ngày - đêm bằng nhau.

=> Đúng.

Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau. 

Loigiaihay.com

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.