Pass môn là gì

Ở kỳ thi tháng 7/2020, Trần Hồng Vân đã xuất sắc pass hai môn ACCA là TX/F6 và AA/F8 với số điểm ấn tượng và tiếp tục chinh phục thành công hai môn ACCA là FR/F7 và FM/F9 với số điểm thuyết phục ở kỳ thi ACCA tháng 9/2020. Hãy cùng tìm hiểu xem cô gái này đã áp dụng công thức nào để học & thi ACCA với tốc độ “chóng mặt” và đạt được điểm số “cao thủ” như vậy nhé!

Câu 1. Chào Vân, bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân mình nhé! 

Chào mọi người, mình là Trần Hồng Vân. Mình vừa tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Kiểm toán. Tháng 9/2020 vừa rồi, mình đã đăng ký thi và may mắn pass 2 môn ACCA là FR/F7 và FM/F9. Trước đó, ở kỳ thi tháng 7/2020, mình cũng đã đạt được thành tích tương đối tốt ở 2 môn TX/F6 và AA/F8.

Câu 2. Cảm xúc của Hồng Vân thế nào khi nhận được kết quả pass 2 môn ACCA FR/F7 & FM/F9 trong cùng 1 kỳ thi? Kết quả này có giống với kết quả bạn đã làm bài thi thử tại SAPP và kết quả bạn đang mong đợi?

Thực ra, ban đầu mình thấy hơi tiếc một chút vì mục tiêu mình đã đặt ra là hai môn đều trên 70 điểm. Tuy nhiên, khi nhận được kết quả, mình vẫn rất vui mừng và đã báo tin lại cho anh Kỳ - giảng viên 2 môn FR/F7 và FM/F9 của mình tại SAPP vì anh đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình học và ôn tập. Hành trình chinh phục ACCA của mình đã được rút ngắn thêm 2 môn nữa rồi [Cười]. 

Câu 3. Động lực nào đã giúp Vân quyết tâm theo đuổi chứng chỉ ACCA danh giá này? 

Trước khi quyết định theo đuổi một chứng chỉ quốc tế như ACCA, mình đã tìm hiểu và cân nhắc rất kỹ lưỡng vì cần sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều.

Qua quá trình tìm hiểu, mình biết được những lợi ích rất lớn mà chứng chỉ ACCA mang lại:

  • ACCA cung cấp các kiến thức về Tài chính - Kế toán - Kiểm toán từ cơ bản đến nâng cao, giúp người học củng cố kiến thức chuyên môn và thăng tiến con đường sự nghiệp.
  • ACCA được công nhận rộng rãi trên thế giới và có thể chuyển đổi sang nhiều chứng chỉ khác như CPA VN, CIA hay bằng thạc sĩ của University of London.
  • ACCA củng cố nền tảng kiến thức để vượt qua các vòng thi tuyển của BIG4, đặc biệt đối với vòng thi test của Deloitte và EY, các kiến thức chủ yếu xoay quanh các môn ACCA như MA/F2, FA/F3, TX/F6, FR/F7 và AA/F8.

Là một sinh viên ngành Kiểm toán, những lợi ích mà ACCA mang lại đáp ứng được tất cả các nhu cầu và mong muốn của mình, đó chính là lý do tại sao mình không thể bỏ qua chứng chỉ danh giá này. 

Câu 4. Bao lâu sau khi kết thúc 2 môn F7 & F9 tại SAPP Academy thì Hồng Vân đăng ký thi? SAPP hỗ trợ bạn kế hoạch ôn luyện cho kỳ thi này như thế nào?

Đối với môn F7, mình đã kết thúc khoá học từ năm ngoái, còn với môn F9, mình đăng ký thi ngay sau khi học xong. Sau khi nhận được kết quả thi của 2 môn, mình rút ra kinh nghiệm là nên đăng ký thi ngay khi kết thúc khóa học để tiết kiệm thời gian và có kết quả tốt hơn vì như môn F7 [đã học xong từ lâu], các kiến thức mình đã quên đi rất nhiều, trước khi vào kỳ thi, mình đã phải dành khoảng nửa tháng để ôn tập lại các kiến thức, cũng như tạo động lực để giúp bản thân kiên trì trong quá trình ôn luyện. 

Để đạt được kết quả thi như vậy, mình thực sự cảm ơn sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ SAPP, đặc biệt là anh Kỳ - giảng viên 2 môn F7 và F9 của mình, từ việc cung cấp tài liệu học tập đầy đủ, đưa ra lộ trình ôn tập rõ ràng, đến nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của mình trong quá trình ôn tập thông qua các group hỗ trợ học tập. Ngoài ra, SAPP còn dành ra 3 buổi học tương ứng với 10h revision để giúp học viên hệ thống lại kiến thức, cũng như giải đáp thắc mắc, đối với mình, đây là những giờ học rất hữu ích trong quá trình ôn tập của bản thân.

Câu 5. Hồng Vân hãy chia sẻ một chút về bí quyết pass liên tiếp 2 môn FR và FM trong cùng 1 tháng của mình nhé? 

Vì kỳ thi tháng 6 năm nay bị đẩy lùi sang tháng 7, nên mình chỉ có khoảng 2 tháng để ôn tập cho 2 môn FR/F7 và FM/F9.

Đối với môn F7, mình dành ra khoảng nửa tháng để ôn tập lại kiến thức đã học, sau đó, làm bài tập trong cuốn kit BPP và cuối cùng là làm tất cả các Past Exams từ 2017-2019 để không bỏ lỡ bất kỳ kiến thức trọng tâm nào. 

Đối với môn F9, mình kết hợp làm luôn bài tập sau mỗi buổi học, nhờ đó, mình có thể tìm ra các vấn đề mà mình chưa rõ, các thắc mắc mình gặp phải trong suốt quá trình làm bài và hỏi lại giảng viên ngay tức thì, tránh để bị hổng kiến thức. Đến giai đoạn tự ôn tập, mình hoàn thành các bài tập còn lại và cuối cùng là làm Past Exam trong khoảng 1 tuần trước khi thi.

Hai môn F7 và F9 đều có cấu trúc đề thi bao gồm 60 điểm trắc nghiệm và 40 điểm tự luận. Về phần trắc nghiệm, các bạn nên làm kỹ các bài tập trong cuốn Kit BPP để có đầy đủ nền tảng kiến thức cơ bản và lúc đi thi thì chỉ cần mang theo sự tự tin nữa thôi là mình nghĩ bạn có thể hoàn thành tốt phần trắc nghiệm rồi. Về phần tự luận, mình tập trung ôn theo các dạng bài, làm nhiều ở các dạng bài tập mà mình còn mơ hồ để củng cố thêm. 

Đối với môn F9 nói riêng, phạm vi phần lý thuyết tương đối rộng, mình đã ôn tập lại theo slide hệ thống kiến thức của anh Kỳ đã gửi sau mỗi buổi học để nắm và nhớ được các nội dung chính.

Đề thi 2 môn F7 và F9 đều tập trung chủ yếu về tính toán, có nhiều phần kiến thức bổ trợ cho nhau, tuy nhiên, cũng sẽ có những điểm khác biệt và đánh lừa thí sinh, khiến mình dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, mình nghĩ rằng nếu lựa chọn thi 2 môn trong cùng một kỳ thì nên kết hợp giữa 1 môn thiên về tính toán và 1 môn thiên về lý thuyết, case study, để quá trình ôn tập được dễ dàng và đạt kết quả thi cao nhất. 

Câu 6. Hồng Vân có thể chia sẻ với mọi các tài liệu trọng tâm bạn đã sử dụng trong suốt quá trình ôn luyện môn FR và FM với mọi người được không? 

Mình chủ yếu tận dụng những tài liệu được SAPP cung cấp như Textbook do SAPP biên soạn độc quyền rất dễ hiểu và dễ nhớ, kết hợp với textbook của BPP, Kit BPP, Tài liệu do giảng viên là anh Kỳ gửi sau mỗi buổi học, cuối cùng và không thể thiếu chính là Past Exam trên website của ACCA. 

Câu 7. Vân biết đến SAPP từ đâu và lý do gì khiến bạn lựa chọn theo học ACCA tại SAPP Academy?

Cơ duyên của mình đến với SAPP khi mình tham gia NEU Career 2019 và nhận được tư vấn từ các chị tư vấn viên của SAPP, từ đó, giúp mình có cái nhìn rõ hơn về chứng chỉ ACCA, cũng như con đường theo đuổi chứng chỉ này nói riêng và con đường phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Tài chính nói chung. Các anh chị bên SAPP luôn hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình học, đặc biệt là các anh chị giảng viên trong đó có anh Kỳ, ngoài việc giúp mình nắm bắt kiến thức môn học, còn giúp mình có thêm hiểu biết, chia sẻ về các trải nghiệm làm việc thực tế khi làm việc trong lĩnh vực Kiểm toán mà mình đang theo đuổi.

Câu 8. Vân hãy gửi gắm một lời khuyên tới các bạn sắp thi môn FR/F7 & FM/F9 ACCA trong những tháng tiếp theo nhé! 

Tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi người, theo mình, thời gian ôn luyện nhiều không phải yếu tố chính giúp bạn đạt được điểm cao trong bất cứ kỳ thi nào, mà thay vào đó là thái độ. Khi bắt đầu vào việc học, hãy học thật nghiêm túc, làm bài tập ngay trong quá trình học để nắm bắt kiến thức và tiết kiệm thời gian, lên lộ trình ôn tập rõ ràng để cân bằng giữa học tập và công việc, cuối cùng là nên đăng ký thi ngay khi kết thúc khóa học.

Cảm ơn Vân về những chia sẻ rất chân thành và hữu ích vừa rồi. Chúc Vân có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục đạt được nhiều thành tích tốt trong những kỳ thi ACCA tiếp theo và sớm chinh phục được chứng chỉ danh giá này nhé!

>> Xem thêm tại: 

Nhận tư vấn ngay lộ trình chinh phục ACCA tại đây

Tất cả các chuyên ngành tại trường đại học FPT có thời gian học dự kiến là 4 năm với chương trình gồm: Một khóa học rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị [phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên], các bộ môn thể chất hội họa như là Võ vovinam, nhạc cụ dân tộc, cờ vua,… sau đó là 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp [OJT].
Trước khi học chuyên ngành, mỗi sinh viên phải tham gia kì thi để xếp lớp Tiếng Anh dự bị tùy vào kết quả thi của từng sinh viên [trừ khi bạn đã có IELTS 6.0 trở lên].

Little UK - chương trình tiếng anh dự bị cho tân sinh viên, nằm ở tầng 2 tòa nhà Gamma, được gọi là nước Anh thu nhỏ, mỗi khi đặt chân đến đây thì bắt buộc phải sử dụng Tiếng Anh nên có 1 câu cửa miệng mà sinh viên hay nói tại đây “English Only”. LUK có tất cả 6 levels, mỗi level là một nội dung học với những giáo án đặc biệt độc đáo dành cho sinh viên:

  • Level 1: Hurricane
  • Level 2: Greenfire
  • Level 3: Heatwave
  • Level 4: Thunderbolt
  • Level 5: Rocksky
  • Level 6: Astro [tương đương với Transition 6]

Trải qua mỗi level, sinh viên có cơ hội được phát triển bản thân ở nhiều mặt, kỹ năng khác nhau: cải thiện sự tự tin, tìm hiểu về phương pháp học, kỹ năng thuyết trình, tranh luận,...

Transition [hay còn gọi là Trans] cũng là chương trình tiếng anh dự bị trước chuyên ngành của trường. Có tất cả 3 level:

Sau khi tham gia kỳ thi Tiếng Anh đầu vào, sinh viên sẽ được sắp xếp vào một trong các lớp LUK [level 1-5] hoặc Transition [level 4-6]. Sau khi hoàn thành LUK 5, sinh viên có thể xin học 1 trong 2 level cuối của Tiếng Anh dự bị là LUK 6 hoặc Trans 6. Ở LUK 6, các bạn sẽ được tham gia các buổi tranh luận nâng cao hơn; còn ở Trans 6 thì sẽ học theo sách và tập trung vào Reading và Writing.

Ngoài ra, có 2 môn học bắt buộc bạn phải tham gia, thông thường sinh viên sẽ chọn học trong năm nhất: Võ Vovinam và Nhạc cụ dân tộc.

  • Học tại sân tập võ của trường, mỗi lớp có khoảng 30 sinh viên.
  • Là một môn võ cổ truyền của dân tộc, ĐH FPT có giáo trình đối với môn học này là 3 level, Võ 1, 2 và 3. Nếu pass hết cả 3 levels mới tính là bạn đã hoàn thành môn học này.
  • Là môn học đòi hỏi tính kỷ luật cao, nếu vào lớp muộn dù chỉ là 1 phút thôi thì cũng sẽ nhận được phần thưởng là vài chục cái chống đẩy đó nhé.
  • Bên cạnh việc rèn luyện thể lực và nâng cao ý thì đây cũng là môn học giúp sinh viên có thể tìm hiểu thêm về văn hóa đất nước.
  • Giáo viên bộ môn đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm, mỗi thầy cô lại có một điểm mạnh về chuyên môn.
  • Nếu muốn đăng ký được môn học này phải thật nhanh tay nhé các bạn!
  • Mỗi lớp có 15 sinh viên, học tại lớp học ở tòa Alpha, các lớp đã được chuẩn bị sẵn những nhạc cũ, vì vậy ngoài giờ học sinh viên có thể tự luyện tập thêm.
  • Có các loại: đàn Tranh, đàn Nguyệt, đàn Bầu, đàn Tỳ Bà, đàn Nhị, Sáo trúc, Trống.
  • Mỗi nhạc cũ lại đem đến một cảm xúc riêng biệt, có điểm chung là lớp học loại nào cũng kín các sinh viên đăng ký.

Sinh viên sẽ được đào tạo các môn khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT, đào tạo chuyên sâu về quy trình, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. Đồng thời, trong giai đoạn học chuyên sâu, sinh viên có thể lựa chọn các đề tài hẹp để theo học và làm đồ án tốt nghiệp như: Phần mềm nhúng; Phần mềm quản lý doanh nghiệp; Phần mềm cho các hệ thống di động; Hệ thống mạng và phân tán; Hệ thống tài chính và thương mại điện tử… theo xu hướng SMAC* hiện nay của thế giới
*[SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây].

Kỹ thuật phần mềm:
  • Lập trình viên phát triển ứng dụng
  • Kỹ sư cầu nối
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
  • Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT
  • Giám đốc kỹ thuật
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh

Hệ thống thông tin:
  • Quản trị viên máy chủ và mạng
  • Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin
  • Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM...
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin

An toàn thông tin:
  • Chuyên viên quản trị an ninh mạng, cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin
  • Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin

Thiết kế mỹ thuật số:
  • Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế trong các công ty, các xưởng thiết kế, công ty quảng cáo, marketing, truyền hình, trò chơi [game], công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, các tòa soạn, cơ quan truyền hình, báo chí…
  • Trưởng nhóm thiết kế
  • Chuyên gia 2D, 3D, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh
  • Giám đốc sáng tạo
  • Giảng dạy trong các trường học, trung tâm hoặc câu lạc bộ
  • Cơ hội làm thêm tại nhà như: thiết kế website, logo, nhận diện thương hiệu…

Internet vạn vật [IoT]:
  • Có khả năng vận hành, ứng dụng, thiết kế và phát triển các hệ thống từ hạ tầng, dịch vụ phần mềm, các nền tảng phần mềm, giao thức, mạng trong lĩnh vực IoT của các công ty công nghệ và các doanh nghiệp nói chung.

Trí tuệ nhân tạo [AI]:
  • Kỹ sư phát triển ứng dụng AI
  • Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot
  • Kiến trúc sư dữ liệu
  • Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo

Ngành Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức quản trị như Quản trị Marketing, Quản trị Tài chính, Kế toán quản trị, Quản trị Nhân sự, Quản trị chuỗi cung ứng cũng như những tri thức cơ bản của ngành kinh tế, hiểu biết môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Đặc biệt, sinh viên sẽ được học cách ứng dụng CNTT một cách sâu sắc và chuyên nghiệp trong công việc của mình, học cách tư duy công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn.

Digital Marketing:
  • Chuyên viên Marketing số
  • Chuyên viên Marketing Nội dung
  • Chuyên viên Nghiên cứu Thị trường
  • Quản lý Doanh Nghiệp
  • Tư vấn Quản trị Thương mại
  • Chuyên viên Kinh doanh
  • Chuyên viên Quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên quản trị và phát triển SEO
  • Cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing, quản lý tổ chức kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ khách hàng tại các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng cáo,…
  • Giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng

Kinh doanh quốc tế:
  • Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ mở ra cho sinh viên rất nhiều cơ hội việc làm với vai trò chủ chốt ở các phòng ban như: marketing, đối ngoại, nghiên cứu thị trường, điều phối thương mại ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa: phụ trách tài chính, marketing, quan hệ công chúng và tiếp vận hàng hóa…
  • Làm việc tại các công ty tư vấn về thương mại quốc tế và xúc tiến đầu tư.
  • Làm việc tại các hiệp hội về sản xuất nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, ngân hàng, viễn thông và du lịch…
  • Làm việc tại các cơ quan, ban ngành trực thuộc chính phủ: phụ trách về điều phối thương mại, ngoại giao, kinh tế đối ngoại, nghiên cứu kinh tế, quan hệ quốc tế và các hoạt động tiếp xúc thông thương của quốc gia.
  • Sinh viên có thể theo học chương trình sau đại học các ngành: Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh Doanh,…

Quản trị khách sạn:
  • Công tác tại các vị trí trực tiếp phục vụ khách tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh [Front Office], quản lý bộ phận Nhà hàng [Food & Beverage] và quản lý bộ phận.
  • Phòng [Housekeeping] trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, hoặc trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
  • Ngoài ra, Quản lý Khách sạn còn có các chuyên ngành liên quan như: Ngành hướng dẫn viên; Ngành Quản Trị Nhà hàng; Nghiệp vụ lễ tân khách sạn; Nghiệp vụ Bàn chuyên nghiệp; Đầu bếp; Nghiệp vụ Phòng; Nhân viên Pha chế [Bartender]
  • Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí: quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính , tiếp thị.
  • Có thể đảm nhận các công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: tiền sảnh – lễ tân, Phòng buồng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.

Quản trị truyền thông đa phương tiện:
  • Tại các cơ quan báo chí-truyền thông: Các cơ quan tuyên giáo của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí, truyền thông ở trung ương và các địa phương.
  • Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: thiết kế, quảng cáo, điện ảnh, các cơ quan báo chí, phát thanh-truyền hình, viễn thông, phát triển công nghệ thông tin-truyền thông, Hội nhà báo Việt Nam, Hội truyền thông số Việt Nam, các công ty quan hệ công chúng [PR] và quảng cáo, các công ty tổ chức kinh doanh truyền thông số, phát triển ứng dụng truyền thông đa phương tiện,…
  • Tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tập huấn liên quan đến truyền thông đa phương tiện. Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm:
    • Phóng viên [truyền thông đa phương tiện]
    • Biên tập viên quảng cáo
    • Chuyên viên truyền thông
    • Chuyên viên nội dung
    • Quản trị các kênh truyền thông trực tuyến
    • Chuyên viên marketing trực tuyến
    • Chuyên viên/giám đốc tổ chức sự kiện
    • Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng
    • Nhà nghiên cứu
    • Chuyên viên quản lý mạng xã hội
  • Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.
  • Giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, biên tập viên truyền hình, chuyên viên truyền thông tổng hợp, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên quản trị web, chuyên viên quản lý sự kiện, chuyên viên mạng xã hội, chuyên viên quan hệ công chúng,…

Sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân tại trường FPT các ngành trong khối Ngôn ngữ, Sinh viên có hiểu biết về văn hóa, kiến thức ngôn ngữ và có thể sử dụng tiếng chuyên ngành để giao tiếp thành thạo. Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian, có kỹ năng tốt về ngôn ngữ, tự tin giao tiếp trong phạm vi nghiệp vụ chuyên môn. Có kiến thức cơ bản về kinh tế, giao dịch thương mại, quản lý dự án. Có thể tiếp tục học sau đại học ở các chuyên ngành trong lĩnh vực: Kinh doanh quốc tế, Quản lý, Giáo dục…tại các trường trong nước hoặc nước ngoài.

Ngôn ngữ Anh:
  • Thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, tập đoàn kinh tế, bộ ngoại giao, lãnh sự quán… Phiên dịch, biên dịch tiếng Anh
  • Điều phối viên, chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành hữu quan của Việt Nam, tổ chức kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức châu u, Anh-Mỹ, các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính.
  • Quản trị dự án CNTT của các công ty CNTT thế giới và Việt Nam
  • Giảng dạy tiếng Anh cho các tổ chức và cơ sở đào tạo.
  • Học trình độ cao hơn về các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ học, Quốc tế học, Chứng chỉ giảng dạy tiếng Ahn cho người nước ngoài [TESOL]. Học mở rộng các ngành thuộc khối ngành Kinh doanh.

Ngôn ngữ Nhật:
  • Phiên dịch, biên dịch tiếng Nhật: Thực hiện nhiệm vụ biên phiên dịch tiếng tiếng Nhật trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin, đào tạo…
  • Điều phối viên/ Chuyên viên/ Thư ký văn phòng/ Trợ lý giảm đốc/ Trợ lý đối ngoại: Sử dụng tiếng Nhật Bản để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành hữu quan của Việt Nam, tổ chức kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức Nhật Bản…trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, đối ngoại, hợp tác, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế…
  • Quản trị dự án CNTT với Nhật Bản của các công ty CNTT Việt Nam
  • Nghiên cứu viên: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trong các trung tâm, đơn vị nghiên cứu về Nhật Bản học trong và ngoài nước.
  • Giảng dạy: Tham gia vào các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Nếu người học hoàn thành thêm khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia vào giảng dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông trong tương lai, khi tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy tại bậc phổ thông.

  • Sinh viên được trang bị thêm tiếng Anh nên có thể làm việc trong các môi trường đa ngôn ngữ.
  • Có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng kiến thức mới để phục vụ yêu cầu công việc cũng như tiềm năng cho các vị trí cao hơn.
  • Có thể tiếp tục học sau đại học ở các chuyên ngành trong lĩnh vực: Ngôn ngữ Nhật Bản, Khu vực học, Kinh doanh quốc tê, Quản lý, Giáo dục…tại các trường trong nước hoặc nước ngoài.

Đăng bởi Area1110
tham khảo thông tin từ ĐH FPT Hà nội .

Video liên quan

Chủ Đề