Phần mềm tính toán số lượng thang máy

Với nguồn cung ứng dồi dào các chung cư cao tầng, hiện nay, người dân khi mua nhà rất chú ý đến chất lượng công trình cũng như các trang thiết bị công trình, trong đó có hệ thống thang máy. Các nhà đầu tư và người thiết kế cần nâng cao nhận thức, có sự quan tâm đúng mức dành cho hệ thống giao thông tiện lợi duy nhất theo chiều đứng trong các chung cư cao tầng để nâng cao tiện nghi, đảm bảo an toàn, không lạc hậu so với thế giới. Cần tính toán để tránh trong tương lai khi xã hội phát triển, nhu cầu đòi hỏi cao lên sẽ không có cơ hội bổ sung thang máy trong chung cư cao tầng.

Các nhà đầu tư và người thiết kế cần nâng cao nhận thức, có sự quan tâm đúng mức dành cho hệ thống thang máy trong chung cư

1. Đặt vấn đề

Để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân trong các đô thị thì việc phát triển chung cư cao tầng là tất yếu. Tại các đô thị lớn của Việt Nam, từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay các dự án khu đô thị mới liên tục được triển khai, trong đó chung cư cao tầng [CCCT] đóng vai trò quan trọng nhằm cung cấp về lượng căn hộ cho dân cư đô thị ngày một tăng. Đối với CCCT thì hệ thống giao thông đứng rất quan trọng, đảm bảo cho nhu cầu đi lại, vận chuyển đồ đạc của dân cư. Nhưng thực tế vẫn tồn tại các vấn đề chưa thống nhất trong tính toán thiết kế thang máy cho CCCT. Số lượng thang máy trong các CCCT rất khác nhau phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thiết kế, chủ đầu tư, giá thành bán căn hộ hoặc quy định của cơ quan chức năng…

Hiện nay có một số phương pháp tính toán thang máy thông dụng cho các công trình cũng như CCCT như sau:

– Tính toán số lượng thang máy theo tiêu chuẩn CIBSE

– Tính toán số lượng thang máy bằng biểu đồ

– Tính số lượng thang máy dựa theo Quy chuẩn quốc gia và phân hạng của CCCT

– Tính toán số lượng thang máy bằng các dữ liệu thực tế kết hợp với phần mềm tính toán của các hãng sản xuất thang

– Tính toán số lượng thang máy bằng thời gian đi về một hành trình thang máy

2. Khảo sát hệ thống thang máy trong các CCCT tại Hà Nội:

Thời gian đầu khi mua nhà, người dân chỉ chú ý đến diện tích căn hộ mà ít quan tâm đến các tiện nghi khác của tòa nhà, cụ thể là thang máy – thiết bị đảm nhận vai trò chính trong lưu thông theo chiều đứng hàng ngày. Sau một thời gian sử dụng, các bất cập do hệ thống thang máy gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt. Qua khảo sát sơ bộ số lượng thang máy trong 20 CCCT trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả như sau:

– Số lượng CCCT có số lượng ≤ 40 căn hộ / thang máy chiếm tỷ lệ 5%.

– Số lượng CCCT có số lượng 41 – 50 căn hộ/ thang máy chiếm tỷ lệ 10%.

– Số lượng CCCT có số lượng 51 – 60 căn hộ/ thang máy chiếm tỷ lệ 5%.

– Số lượng CCCT có số lượng 61 – 70 căn hộ/ thang máy chiếm tỷ lệ 35%.

– Số lượng CCCT có số lượng 71 – 90 căn hộ/ thang máy chiếm tỷ lệ 25%.

– Số lượng CCCT có số lượng > 90 căn hộ/ thang máy chiếm tỷ lệ 20%.

Một số nhận xét:

– Chỉ có 15% CCCT được khảo sát đáp ứng yêu cầu theoQCVN 04-1:2015/BXD là bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 200 người.

– Theo tiêu chí đánh giá phân hạng đối với CCCT của Thông tư số 31/2016/TT-BXD thì tỷ lệ các hạng như sau:

HạngSố lượngTỷ lệ
Hạng A1/205%
Hạng B2/2010%
Hạng C17/2085%

– Qua các tỷ lệ căn hộ/thang máy hay hạng của CCCT có thể thấy các chủ đầu tư đều đưa ra các cách tính để tăng số lượng căn hộ sử dụng/ đầu thăng máy hay nói cách khác đã giảm số thang máy trong các CCCT. Đặc biệt các CCCT mô hình nhà ở xã hội, để giảm giá thành, có tới 20% CCCT được khảo sát đã bố trí > 90 căn hộ/ thang máy. Điều này đã để lại rất nhiều bất cập trong sử dụng trong giai đoạn vừa qua:

+ Thời gian đợi thang quá lâu.

+ Số lượng người sử dụng bị dồn ứ vào các giờ cao điểm.

+ Tần suất hoạt động của thang cao nên dễ phải bảo trì, bảo dưỡng.

+ Giảm tiện nghi và giảm giá trị chung của CCCT.

– Về vị trí bố trí hệ thống thang máy cho thấy với 2 dạng chung cư phổ biến nhất tại Hà Nội là dạng tháp – phát triển các căn hộ quanh một lõi trung tâm, và dạng tấm – các căn hộ bám theo hệ thống hành lang giữa thì:

+ Có 75% CCCT hệ thống thang máy được bố trí thành 1 cụm.

+ Có 25% CCCT hệ thống thang máy được bố trí thành nhiều cụm.

Dân cư trong các CCCT tại Hà Nội cũng có nhiều ý kiến về nhu cầu sử dụng thang máy. Việc nghiên cứu, lấy ý kiến của dân cư trong các chung cư cũng sẽ góp phần năm bắt được mức độ hài lòng về hệ thống thang máy trong các CCCT trên địa bàn Hà Nội cho, từ đó có thể áp dụng cho các CCCT tại các đô thị khác.

Bảng 1. Các đối tượng được khảo sát

Bảng 1a: Giới tínhBảng 1b: Nghề nghiệp

Các đối tượng được khảo sát gồm các thành phần trong bảng 1

Bảng 2. Thời gian sử dụng thang máy của dân cư

Bảng 2a: Thời gian đi và về nhàBảng 2b: Thời gian làm việc

Tần suất sử dụng thang máy nhiều lần trong ngày cho thấy đa số người dân sinh sống trong các CCCT là các đối tượng có công việc tương đối tự do, khác với đối tượng làm trong các công ty, văn phòng có thời gian làm cố định. Việc sử dụng thang máy diễn ra nhiều lần nhưng lại rải rác các thời điểm khác nhau nên có thể tránh quá tải vào giờ cố định.

Mặc dù có 84% hài lòng về chất lượng thang máy trong CCCT nhưng theo số liệu trong bảng 3b thì có đến 46% người được hỏi thời gian đợi thang máy thường trên 5 phút. Khoảng thời gian như vậy là tương đối dài và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và tiện nghi sử dụng của người dùng.

Bảng 3. Số lần sử dụng và thời gian đợi thang máy

Bảng 3a: Số lần sử dụng thang máy trong ngàyBảng 3b: Thời gian đợi thang máy

Bảng 4. Sự cố thang máy và thời gian sửa chữa

Bảng 4a: Sự cố thang máyBảng 4b: Thời gian sửa chữa

Bảng 5. Các vấn đề khác về thang máy trong CCCT

Bảng 5a: Sự quan tâm đến thang máy khi mua nhàBảng 5b: Sự hài lòng về chất lượng thang máy trong CCCT

3. Nhu cầu sử dụng thang máy trong các chung cư cao tầng

a, Các yếu tố tác động đến nhu cầu thang máy trong chung cư cao tầng

Có thể thấy việc trừ số lượng thang máy tối thiểu phải lắp trong CCCT ≥2 để dự phòng khi 1 trong 2 thang bị hỏng, còn lại số lượng thang của toàn công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thực tế nếu ít thang thì sẽ có nhiều người sử dụng thang dẫn đến thời gian đợi chờ thang sẽ tăng lên. Điều đó làm giảm tiện nghi sử dụng của công trình. Hơn nữa đối với nhà cao tầng thì hành trình thang dài nên thời gian chờ thang sẽ lại càng lâu hơn.

Dựa trên các cơ sở khoa học, kết quả điều tra khảo sát, có thể xây dựng các yếu tố tác động đến nhu cầu thang máy trong CCCT như sau:

Bảng 6. Các yếu tố tác động đến nhu cầu thang máy trong CCCT

Ngoài ra, để đáp ứng khả năng vận chuyển người trong CCCT, dựa theo đặc điểm tòa nhà cần kết hợp giữa yếu tố kỹ thuật và giải pháp kiến trúc có liên quan để lựa chọn phương án tối ưu nhất gồm:

+ Phân tích các phương án và lựa chọn thang

+ Phân vùng mặt bằng do một cụm thang máy đảm nhiệm.

b, Cách kiểm tra đánh giá tính toán thang máy đáp ứng nhu cầu sử dụng

Thực tế có rất nhiều cách tính, quan điểm để đưa ra số lượng thang máy trong CCCT. Hơn nữa nhu cầu sử dụng thang [trong mục 6] cũng có tác động đến số lượng thang máy. Tuy nhiên để so sánh hay đánh giá mức độ tiện nghi của hệ thống thang máy trong CCCT thì có thể sử dụng các khái niệm trong phân tích giao thông thang máy gồm:

  • Công suất vận chuyển [Handing capacity]: Chỉ ra số lượng hành khách mà hệ thống thang máy có thể vận chuyển trong năm phút. Thường chỉ tiêu này được dùng ở đơn vị tương đối %, là phần trăm của lượng cư dân mà thang máy có thể phục vụ trong 5 phút ở giờ giao thông bận rộn nhất.

Bảng 7. Chỉ tiêu Công suất vận chuyển

Công trình
Mức độ phục vụ
Chung cư cao tầng, Khách sạnSo với cao ốcVăn Phòng
Bình thường5 %11-12 %
Khá7.5 %12-15 %
Cao cấp10 %15-17 %
  • Khoảng cách khởi hành trung bình [Average Interval]: Là thời gian trung bình giữa các lần khởi hành của thang máy từ tầng chính, là tỷ số giữa thời gian di chuyển 1 vòng và số lượng thang máy.

Bảng 8. Khoảng cách khởi hành trung bình

Công trình
Mức độ phục vụ
Chung cư cao tầng, Khách sạnSo với cao ốcVăn Phòng
Bình thường70-80 s32-40 s
Khá50-70 s25-32 s
Cao cấp40-50 s20-25 s
  • Thời gian di chuyển theo tốc độ danh định [Nominal Travel Time]: Là tỉ số giữa chiều cao hành trình và tốc độ danh định của thang máy. Thông số này xác định thời gian tối thiểu đi từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất bằng tốc độ danh định [chưa bao gồm khởi động, dừng tầng, thời gian đón và trả khách].

Bảng 9. Thời gian di chuyển theo tốc độ danh định

Công trình
Mức độ phục vụ
Chung cư cao tầng, Khách sạnSo với cao ốcVăn Phòng
Bình thường37-40 s25-32 s
Khá32-37 s20-25 s
Cao cấp25-32 s12-20 s

c, Nhu cầu thang chữa cháy trong chung cư cao tầng để phù hợp với xu hướng và sự phát triển của xã hội

Ở các nước tiên tiến hay các công trình quan trọng, thường bố trí thêm các thang máy chữa cháy. Điều này tăng sự an toàn thoát người cũng như công tác chữa cháy trong các công trình. Độ chịu lửa của các cửa và tường [vách] của thang máy cũng như các thiết bị cần phù hợp với các quy định của quốc gia về phòng cháy như:

– Các đường thoát hiểm của tòa nhà;

– Số tầng của tòa nhà;

– Tải trọng đám cháy của tòa nhà;

– Thiết bị dập lửa tự động của tòa nhà;

– v.v…

Bảng 10. Các sơ đồ minh họa và có thể có các cấu trúc khác

GHI CHÚ:1 Hành lang phòng cháy;2 Thang máy chữa cháy;
Sơ đồ bố trí cơ bản của một thang máy chữa cháy và hành lang phòng cháy
GHI CHÚ:1 Hành lang phòng cháy;2 Thang máy chữa cháy;3 Thang máy thông thường;4 Tường chống cháy trung gian nếu có yêu cầu của quy định quốc gia về xây dựng
Sơ đồ bố trí cơ bản của một thang máy chữa cháy trong một giếng thang có nhiều thang máy và hành lang phòng cháy
GHI CHÚ:1 Hành lang phòng cháy;2 Thang máy chữa cháy;3 Thang máy thông thường;4 Tường chống cháy trung gian nếu có yêu cầu của quy định quốc gia về xây dựng5 Hành lang phòng cháy của thang máy chính;6 Tới đường thoát hiểm;
Sơ đồ bố trí cơ bản của một thang máy chữa cháy có hai lối vào trong một giếng thang có nhiều thang máy và hành lang phòng cháy

Mặc dù là xu thế tất yếu nhưng trong quá trình đưa thang máy cứu hoả vào công trình thì vẫn gặp nhiều trở ngại. Việt Nam hiện nay vẫn chưa trang bị đầy đủ những điều kiện, tiêu chí cụ thể và cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho các toà nhà cao tầng, chưa có đầy đủ những quy chuẩn trong xây dựng nhằm bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho con người và hạn chế những tổn thất về người và của. Thậm chí hiện nay trong TCVN về PCCC có một câu “thang máy không được dùng làm thang thoát hiểm khi có cháy”. Chỉ khi có yêu cầu bố trí thang máy cho lực lượng PCCC thì thang máy cứu hoả mới được đưa vào công trình. Điều đó cho thấy, hành lang pháp lý của thang máy cứu hoả cần phải được quan tâm đúng mức để tăng tiện nghi, sự an toàn thoát người, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, tránh để lạc hậu so với thế giới, hạn chế cơ hội nâng cao cấp tiện nghi cho các chung cư cao cấp. Để tăng hiệu quả PCCC và đưa nhiều thang máy cứu hoả trong xây dựng công trình thì không chỉ cần sự nỗ lực của doanh nghiệp mà cần sự quan tâm của các ngành, cấp, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết trong thời gian tới.

4. Kết luận

– Việc xây dựng và phát triển các CCCT với số lượng lớn tại Hà Nội giai đoạn vừa qua đã góp phần đáp ứng nhu cầu ở của người dân, tuy nhiên việc tính toán và thiết kế bố trí thang máy còn khá nhiều vấn để bất cập, cụ thể:

+ Chưa có phương án tính toán thống nhất cũng chưa có giải pháp để kiểm soát số lượng thang máy trong các CCCT.

+ Nhiều CCCT tại Hà Nội có số lượng thang máy chỉ đạt đạt hạng C cho thấy chất lượng phục vụ còn chưa cao.

+ Người dân rất quan tâm đến chất lượng thang máy trong khi vẫn còn nhiều ý kiến chưa hài lòng về hệ thống thang máy tại CCCT.

– Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần ban hành các Tiêu chuẩn, quy định về tính toán, thiết kế và kiểm soát hệ thống thang máy trong các CCCT hơn nữa. Tránh để các chủ đầu tư để giảm kinh phí đầu tư mà tăng số lượng căn hộ/ thang máy dẫn đến bất tiện của người dân trong sinh hoạt. Cần nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn, quy định mới về thang máy thoát hiểm, chữa cháy trong CCCT.

– Các nhà đầu tư và người thiết kế cần nâng cao nhận thức, sự quan tâm đúng mức dành cho hệ thống giao thông tiện lợi duy nhất theo chiều đứng trong các CCCT. Cần tính toán để tránh trong tương lai khi xã hội phát triển, nhu cầu đòi hỏi cao lên sẽ không có cơ hội bổ sung thêm thang máy.

TS.KTS Vương Hải Long

Trưởng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

XEM THÊM:

  • Khi ánh sáng tạo nên sự đổi thay bất ngờ cho không gian nội thất
  • Tổ chức không gian nội thất trong trường mầm non theo phương pháp giáo dục mới ở các trường tư thục tại Việt Nam
  • 10 ví dụ về việc sử dụng kính trong nội thất để tối ưu hoá không gian và ánh sáng

Bình luận từ Facebook

Video liên quan

Chủ Đề