Phấn tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau

1] Một số từ ngữ để xưng hô trong Tiếng Việt

Học sinh tự nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt và cho biết cách dùng của các từ ngữ đó.

2] Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích

+ Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích 1: Em - anh [của Dế Choắt nói với Dế Mèn]. Ta - chú mày [của Dế Mèn nói với Dế Choắt].

+ Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích 2: Tôi - anh [của Dế Choắt nói với Dế Mèn và của Dế Mèn nói với Dế Choắt].

- Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích.

Trong đoạn trích 1, sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác là một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng hách dịch.

Nhưng trong đoạn trích 2, sự xưng hô đã thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng [Tôi - Anh] không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đối thoại.

Sở dĩ có sự thay đổi đó vì tình huống giao tiếp đã khác, vì thế hai nhân vật không còn như trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt đã không còn tự coi mình là đàn em, cần nhờ vả nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăn trôi với tư cách là một người bạn.

Ghi nhớ: Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô phong phú và đa dạng.

Người nói cần tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.

II. LUYỆN TẬP

* Bài tập 1.

Ở đây, học viên người Châu Âu dùng chúng ta thay vì chúng em. Điều này có thể gây hiểu lầm là lễ thành hôn là của cô học viên này và vị giáo sư Việt Nam.

Cần lưu ý là trong tiếng Việt, có sự phân biệt cách thức xưng hô chỉ "ngôi gộp" [chỉ một nhóm ít nhất là hai người, trong đó có cả người nói và cả người nghe như chúng ta] và cách thức xưng hô chủ "ngôi trừ” [chỉ một ngóm ít nhất là hai người, trong đó có người nói nhưng không có người nghe như chúng tôi, chúng em,...]. Ngoài ra, còn có cách thức xưng hô vừa có thể được dùng để chỉ ngôi gộp vừa có thể được dùng để chỉ ngôi trừ như chúng mình. Còn ngôn ngữ châu Âu thì khác, không có sự phân biệt rạch ròi như we [tiếng Anh] là chúng tôi, chúng ta tùy thuộc vào tình huống.

Cô học viên nhầm lẫn do ảnh hường thói quen trong tiếng mẹ đẻ.

* Bài tập 2.

Trong các văn bản khoa học, việc dùng chúng tôi thay cho tôi nhằm tăng tính khách quan và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.

Tuy nhiên khi bút chiến, tranh luận nghĩa là khi cần nhân mạnh ý kiến riêng của cá nhân thì dùng tôi thích hợp hơn.

* Bài tập 3.

Gọi mẹ mình theo cách gọi thông thường nhưng xưng hô với sứ giả triều đình thì sử dụng những từ ta - ông, đứa bé trong truyện Thánh Gióng đúng là một đứa bé phi thường.

* Bài tập 4.

Tuy đã nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, nhưng vị tướng vần gọi thầy mình là thầy xưng con. Ngay cả khi thầy gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không thay đổi cách xưng hô. Điều này thể hiện thái độ kính cẩn và lòng tri ân chân thành đối với thầy học của vị tướng. Đúng là một bài học sâu sắc về tinh thần tôn sư trọng đạo.

* Bài tập 5.

Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước phong kiến là vua, tự xưng là trầm. Việc Bác, người đứng đầu nhà nước mới xưng tôi và gọi dân chúng là đồng bào tạo cho người nghe cảm giác thân thiết gần gũi với người nói, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.

* Bài tập 6.

Trong đoạn trích trên, các từ ngữ xưng hô đầy vẻ quyền lực có vị thế là của Cai Lệ, còn lại, các từ ngữ của người dân bị áp bức là của chị Dậu. Một đàng thể hiện sự trịch thượng hông hách, còn một đàng, ban đầu thì hạ mình nhẫn nhục [nhà cháu, ông], nhưng sau đó thi hoàn toàn đổi khác tôi, ông rồi bà, mày. Điều này thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của chị Dậu. Nói một cách khác là thể hiện sự phản kháng quyết liệt của người phụ nữ nông dân bị dồn đến bước đường cùng.

Xem 6,534

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Tích Cách Dùng Từ Xưng Hô Và Thái Độ Của Người Nói Trong Đoạn Hội Thoại Sau mới nhất ngày 21/09/2022 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 6,534 lượt xem.

Soạn Văn 7 Vnen Bài 20: Thêm Trạng Ngữ Cho Câu

Soạn Gdcd Vnen 9 Bài 6: Phòng Ngừa Các Tệ Nạn Xã Hội

Soạn Gdcd Vnen 9 Bài 8: Quyền Tự Do Kinh Doanh Và Nghĩa Vụ Đóng Thuế

Lập Dàn Bài Cho Một Trong Các Đề Sau:

Bài 31. Con Chó Bấc

b] Xưng hô trong hội thoại

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau

[Gợi ý: cách xưng hô của người nói đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” chưa?]

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

– Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

[Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa]

Cách xưng hô của nhân vật anh thanh niên đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”, thể hiện thái độ khiêm nhường, thành thực và tôn trọng, lịch sự với người nghe.

Soạn Bài Tiếng Nói Của Văn Nghệ [Chi Tiết]

Soạn Bài Tiếng Nói Của Văn Nghệ Của Nguyễn Đình Thi

Soạn Văn 9 Bài Tiếng Nói Của Văn Nghệ Vnen

Soạn Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá [Chi Tiết]

Vẻ Đẹp Của Người Lao Động Qua Hai Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Và Đoàn Thuyền Đánh Cá

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Tích Cách Dùng Từ Xưng Hô Và Thái Độ Của Người Nói Trong Đoạn Hội Thoại Sau trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Yêu thích 2807 / Xu hướng 2897 / Tổng 2987

Trả lời câu 1 [trang 38 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1]

Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?

Trả lời:

Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao...

- Khi để xưng, người nói dùng: tôi, mình, tớ... với người đối thoại gọi là cậu, anh, chị....

- Nếu dùng ở số nhiều: chúng tôi, bọn mày, bọn tao...

Trả lời câu 2 [trang 38 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1]

Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích [a] và đoạn trích [b]. Giải thích sự thay đổi đó.

Trả lời:

* Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn:

- Dế Mèn - nhân vật kể chuyện xưng "tôi"

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta - chú mày trong đoạn trích [1], tôi - anh trong đoạn trích [2].

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em - anh trong đoạn trích [1], tôi - anh trong đoạn trích [2].

* Phân tích và giải thích sự thay đổi từ ngữ xưng hô.

- Trong đoạn trích thứ nhất, sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch. Nhưng trong đoạn trích thứ hai, sự xưng hô thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng [tôi - anh], không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đôi thoại.

- Có sự thay đổi về xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau[Gợi ý:cách xưng hô của người nói đã tuân theo phương châm "xưng khiêm,hô tốn"chưa?

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề