Phát triển công nghệ bảo vệ môi trường nước và giải pháp cho quản lý môi trường ven biển

Ô nhiễm môi trường biển hiện nay vẫn là vấn đề nan giải và cũng là một mối quan tâm khắp thế giới. Các vùng biển trên toàn cầu đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng và chưa được khắc phục một cách tối ưu. Cũng chính vì điều ấy đã gây hại cho sức khỏe và hoạt động sống của các sinh vật sống và con người. Vậy ta hiểu ô nhiễm không khí là như thế nào?. Nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của chúng là gì?

Ô nhiễm môi trường biển luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt hiện nay

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất [vật lí và hóa học] và thành phần không đúng tiêu chuẩn. Theo chiều hướng xấu, hay còn được gọi là nguồn nước bị nhiễm bẩn. Và nó dễ gây hại cho sinh vật sống và con người.

Vì là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng kéo theo những hậu quả phức tạp.  Đặc biệt hệ sinh thái biển và con người.

Thực trạng  môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Tính tới năm 2018, Việt Nam đã đứng thứ tư trên toàn thế giới về số lượng rác thải nhựa được đổ ra biển với khoảng 1,8 triệu tấn.

Ở một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải., chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, hay các nhà máy, khu công nghiệp thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít.

Môi trường biển Việt Nam đang ô nhiễm ở mức báo động

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm biển hiện nay

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển có rất nhiều. Nhưng chúng được phân loại và chia thành hai nguyên nhân lớn:

Nguyên nhân tự nhiên:

  • Sự phun trào dung nham của núi lửa dưới lòng đáy biển . Đã gây ra nhiều tác nhân làm các loài sinh vật biển chết hàng loạt, khiến cho nguồn nước cũng bị thay đổi xấu đi.
  • Do sự bào mòn, sạt lở núi đồi.
  • Do triều cường nước dâng cao vào sâu trong đất liền làm ô nhiễm sông ngòi.
  • Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao. Bao gồm cả chất gây ung thư [ Asen, chất kim loại nặng,…]
  • Do sự phun trào núi lửa, bụi khói bốc lên cao, sẽ bị kéo xuống biển theo các hạt mưa
  • Do hiện tượng băng tan.
Quá trình phun trào dẫn đến ô nhiễm biển

Nguyên nhân nhân tạo

  • Dùng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản sẽ khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt. Có thể khiến một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, nếu việc khai thác này không được kiểm soát thì các xác của các sinh vật biển còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy, sẽ gây ô nhiễm cho nước biển.
  • Ở cácvùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt . Có thể dẫn đến hậu quả xấu như mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển. Làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
  • Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… chưa qua xử lí từ các nhà máy, khu đô thị,… sẽ được đổ ra sông, theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
  • Vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa trong hoạt động du lịch, sinh hoạt tập thể. Việc nuôi trồng thủy hải sản ở ven biển, công ty, doanh nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nước biển từ các chất thải của hoạt động gây ra.
  • Sự cố tràn dầu có lẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất. Làm nước biển nhiễm một số chất độc hại, gây ra cái chết hàng loạt cho nhiều sinh vật biển.
Ô nhiễm biển từ hoạt động con người đang rất báo động

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Việc ô nhiễm mỗi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô.
  • Phá hoại môi trường sống và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản. Làm giảm nguồn lợi từ biển, trữ lượng hải sản giảm.
  • Làm mất mỹ quan, kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành du lịch.
  • Làm hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
  • Tác động tiêu cực và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển, tác động xấu đến sinh kế của triệu ngư dân.

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường biển còn liên quan mật thiết đến nhiều nguồn ô nhiễm khác như là ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất,…gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người và sinh vật ở mọi mặt.

Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu tại Đà Nẵng có chất lượng thi công hàng đầu hiện nay.

Các biện pháp bảo vệ môi trường biển

Đứng trước sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường do ô nhiễm môi trường biển gây nên, chúng ta phải có những biện pháp để ngăn tình trạng này như:

  • Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. Nghiêm cấm đánh bắt thủy hải sản bằng điện, chất nổ, hóa chất độc hại.
  • Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.
  • Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.
  • Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để xử lí kịp thời và nhanh chóng
  • Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm. Đặc biệt là khâu cấp phép và thu hồi giấy khai thác,…
  • Cần có sự phối hợp giữa các vùng, ngành, hay giữa các quốc gia cùng giúp đỡ để xử lí và khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường biển, đại dương bị ô nhiễm.
  • Việc xây dựng các hệ thống đê, mương,… để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,…cần dùng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm sạch môi trường [như vôi, than hoặc tính,..]
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc bảo vệ môi trường biển. Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp vệ sinh, rác thải ở các vùng biển.
Bảo vệ môi trường biển luôn có vai trò quan trọng

Tóm lại

Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Vì vậy ta có thể thấy được tầm quan quan trọng của biển đối với mọi sinh vật sống. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, là bảo vệ tương lai của loài người.

Nguồn //xulychatthai.com.vn/

Lấy mã

Bảo vệ biển và hải đảo Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị, được cụ thể hóa trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ như: Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26-NQ/CP của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

  • Hoàn thành báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam 2016-2020

  • Đẩy nhanh tiến độ chương trình trọng điểm về môi trường biển và hải đảo

  • Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030

  • Rác thải chưa được thu gom, xử lý gây ô nhiễm môi trường biển Ninh Thuận

Những chủ trương này đã góp phần tạo thêm cơ hội để các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động môi trường về biển và hải đảo thực hiện những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường biển nước ta.

Một bãi thu gom rác thải nhựa để tái chế tại Lào Cai. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Tận dụng những lợi thế

Biển nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển. Các loại tài nguyên này góp phần quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế biển như: thủy sản, du lịch và dịch vụ biển, năng lượng, khoáng sản, giao thông vận tải biển…

Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định bảo vệ môi trường biển là một nội dung xuyên suốt. Một trong những quan điểm được nêu trong Chiến lược đó là bảo vệ môi trường biển gắn với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu. Trước những thách thức về môi trường biển như: chất thải nhựa đại dương, nguồn thải lục địa, sự cố môi trường… Chiến lược tập trung vào định hướng các hoạt động kiểm soát chất thải tại nguồn, khẳng định vai trò của các khu bảo tồn biển trong việc tạo dựng hệ sinh thái biển khoẻ mạnh. Mục tiêu đến năm 2030 tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000, thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong việc bảo tồn các hệ sinh thái biển.

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam [Bộ Tài nguyên và Môi trường] Tạ Đình Thi nhận định, cùng với những Nghị quyết 36-NQ/TW và Nghị quyết 26-NQ/CP, hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo từ trung ương đến địa phương từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và hải đảo ngày càng được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh. Cùng với Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đang được xây dựng, công tác kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đã được chú trọng; hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển được tăng cường.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã nỗ lực thể hiện các cam kết chính trị để hoàn thành các mục tiêu trong Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động trong việc xây dựng trình Chính phủ ban hành các kế hoạch nhằm hoàn thành mục tiêu 14.1 trong Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc về ngăn ngừa và giảm thiểu các loại hình ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra là “ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”.

Tại Hội nghị Liên Chính phủ Cơ quan điều phối các biển Đông Á lần thứ 25 vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Quế Lâm cho biết, ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương đang trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, đe dọa đến các hệ sinh thái, chất lượng môi trường và môi trường sống của con người và các loài sinh vật trên thế giới. Mỗi năm có gần 12 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra đại dương. Thực tế đó, đòi hỏi thế giới phải chung tay khẩn trương hành động để giải quyết thách thức nghiêm trọng này trước khi quá muộn.

Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quế Lâm, nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và bằng những hành động thiết thực, điển hình như: Thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa; ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Bên cạnh đổi mới về chính sách, Việt Nam đang tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm nhựa; tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Việt Nam đã thiết lập một cơ chế đối tác cho phép doanh nghiệp sản xuất và cơ quan chính phủ hợp tác trong giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.

Thực hiện các giải pháp

Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tham gia làm sạch môi trường biển. Ảnh tư liệu: Lê Văn Tú.

Theo Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi, công tác bảo vệ môi trường biển vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển của một bộ phận người dân còn hạn chế. Tư duy phát triển xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích và hệ quả lâu dài. Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương chưa có sự thống nhất. Mặt khác, các quy định pháp lý, đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển đang trong quá trình xây dựng. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo chưa có dẫn đến công tác giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ môi trường biển còn hạn chế. Các mức độ vi phạm mặc dù đã có nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu quy định về sử dụng các công cụ pháp lý, kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với nhau trong ứng phó với sự cố môi trường biển còn hạn chế, chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ, thuận tiện giữa các cơ quan Trung ương và địa phương hay giữa các địa phương với nhau...

Ngoài ra, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực biển và hải đảo hiện nay còn thiếu về số lượng, năng lực và kinh nghiệm do chưa có sự đầu tư chiến lược về đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống máy móc, phòng thí nghiệm còn thiếu thốn để phục vụ việc khảo sát, phân tích môi trường biển, kiểm soát, giám sát hoạt động thi hành pháp luật…

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thể chế về lĩnh vực biển và hải đảo giai đoạn 2020-2025 theo Nghị quyết số 36-NQ/TW; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường biển; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực...

Đồng tình với nhận định trên, Tiến sỹ Dư Văn Toán cho rằng, để thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường biển, thời gian tới nước ta cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và các nội dung hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển cấp quốc gia; rà soát phân công nhiệm vụ điều tra cơ bản giữa các bộ, ngành và các địa phương ven biển. Chính quyền các địa phương cần nâng cao vai trò, vị thế trong nhiệm vụ quản lý vùng ven biển. Việt Nam cần đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các nước phát triển trong lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao về tài nguyên - môi trường biển…

Hoàng Nam [TTXVN]

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển - Bài 1: Hiện trạng môi trường biển

Sự phát triển kinh tế biển, sự tăng trưởng của các ngành du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản và dầu khí, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản… đã dẫn đến sự tập trung dân cư và quá trình đô thị hóa tại các vùng ven biển, làm gia tăng nước thải, chất thải rắn ảnh hưởng đến môi trường biển.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Ô nhiễm môi trường biển,
  • bảo vệ môi trường biển,
  • kinh tế biển,
  • chất thải nhựa,

Video liên quan

Chủ Đề