Phong cách ăn uống của người miền Trung

Ẩm thực miền Trung - hương vị của một vùng đất tinh túy

[ĐCSVN] - Miền Trung đặc trưng khí hậu là nắng nóng gió Lào và mưa ẩm, địa hình hẹp chạy dài theo dãy núi Trường Sơn, một bên là biển Đông, chính vì vậy mà cuộc sống con người vùng đất miền Trung khá kín đáo, thâm trầm và đa dạng. Cùng với cuộc sống đa dạng này, là những lối ẩm thực có chiều sâu riêng biệt. Văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa của một cộng đồng, nằm trong tổng thể các đặc trưng về tinh thần chủ đạo, lối sống, vật chất, tình cảm, diện mạo của cộng đồng dân tộc, thông qua gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó tạo nên tính cách, lối sinh hoạt; phản ánh thói quen, niềm ưa thích của cộng đồng vùng miền đó.

Trải dài theo địa hình mảnh hẹp và chịu nhiều gió bão, lụt lội, mưa nắng thất thường, món ăn miền Trung có xu hướng đi vào chiều sâu, không phô trương. Cả dải miền Trung dài dặc, mỗi vùng đều có những đặc sản riêng biệt, không pha trộn, không lẫn với những vùng khác, mà du khách chỉ có thể được thưởng thức thực sự khi đặt chân đến những vùng miền đó.

Nói đến ẩm thực miền Trung, trước hết là ẩm thực xứ Huế. Vốn là đất cố đô, Huế có cách thức mời thưởng thức món ăn rất đặc biệt và đa dạng. Các món ăn được bày từng món, với các loại mắm gia vị ăn kèm được dọn riêng, như cách dọn bữa của cung đình xưa. Người Huế tỏ ra rất sành điệu trong việc ăn uống, không chỉ trong khâu chọn nguyên liệu mà còn cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí và thưởng thức. Mỗi món ăn đều được nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và quyến rũ. Ẩm thực Cung đình Huế là một trong những nét đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực Miền Trung. Nó không chỉ nổi tiếng bởi cách trình bày mà nó còn đặc sắc về hình thức. Những món ăn trong cung thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa triều đình nhà Nguyễn ăn và rất cầu kì về phần chế biến cũng như cách trang trí. Vua ăn thì gọi là Ngự Thiện, dụng cụ ăn của vua gọi là đồ Ngự dụng, đội phục vụ vua ăn gọi là Đội Thượng Thiện.

Mỗi bữa phải từ ba muơi năm đến năm mươi món, trong đó phải có một món thuộc bát trân như: Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai, Yến sào… Và món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách rồi truyền tiếp sang đời sau, cứ thế, món ăn cung đình Huế trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Một bữa ăn của người Huế như hội tụ đủ cả âm dương, ngũ hành với sự hài hòa đến mức tự nhiên giữa tính chất, mùi vị, màu sắc của các món ăn. Muốn mặn thì có vài chục vị ruốc, ngọt thì có một chuỗi các loại chè, béo thì có Bún bò, đắng thì có Cháo nấm tràm, cay thì dùng cơm hến…

Quảng Nam có mỳ Quảng, là món ăn rất đặc trưng của vùng đất này, Mỳ Quảng sinh từ đất Quảng đúng như tên gọi. Đây là món đặc sản dùng để mời khách, để giới thiệu nét văn hóa của người dân đất Quảng. Tuy nước dùng không nhiều như nước phở Bắc nhưng lại rất ngọt và đậm đà.

Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không thể bỏ qua món Cao lầu. Khi du khách đi bộ vòng quanh Phố cổ, sẽ thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "Cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa của phố Hội. Thực chất, món Cao là một món mỳ mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của Hội An. Cao lầu có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mỳ Quảng, Cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món Cao lầu đó là sợi mỳ có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất Cù Lao Chàm. Du khách đặt chân đến đất Hội An, sẽ được cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây, rồi thưởng thức một bát Cao lầu thơm nóng, để thưởng thức phần nào hương vị của một vùng đất xưa tinh túy của Việt Nam.


Văn hoá ẩm thực miền Trung [ảnh: dulichmientrung.vn]

Quảng Ngãi lại có những món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá Bống sông Trà, Chim mía, Kẹo gương, Mạch nha, Đường phổi và Món Don…

Còn Bình Định lại có bánh ít lá gai. Vị dẻo thơm, ngọt bùi của chiếc bánh đã trở thành dư vị khó quên trong lòng những ai đã từng nếm qua thứ bánh ấy. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Dù đi đâu xa, người con xứ sở vẫn không quên dáng hình những chiếc bánh trông tựa như tháp Chàm cổ kính.

Cũng như ở vùng biển vào dịp trời yên bể lặng ta sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản gỏi cá Phường Mét [Mỹ Thắng], nhớ Gỏi cá thu. Gỏi cá thường dùng cá cơm, cá thu, cá rựa… xắt nhỏ lạng bỏ xương [trừ cá cơm] ướp với nước mắm ngon và gia vị, nhúng vào lẩu nước dấm, nước dừa đun sôi rồi vớt ra bát ăn với rau mùi, bánh tráng, nhấm tí rượu Bầu Đá, còn gì thú vị hơn.

Vùng đất Phú Yên có món bánh hỏi, loại bánh vắt từ gạo, rất đặc trưng, thơm ngon, ăn với lá hẹ và thịt ba chỉ cuốn. Phú Yên còn có bánh đa tráng mỏng, nướng đều, dọn ra ăn kèm gỏi hoặc các món cuốn.

Ẩm thực miền Trung khá phong phú đa dạng. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính Cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có ẩm thực sang trọng nhưng cũng có ẩm thực đường phố, không hề kém giá trị, kém hấp dẫn, ít ngon và ít bổ dưỡng hơn ẩm thực sang trọng.

Văn hóa ẩm thực miền Trung hội tụ cả hai loại ẩm thực trên một cách hài hòa và tinh tế. Tìm hiểu điều này, rất bổ ích đối với ai muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực Miền Trung nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

Cầm Kỳ

Chào các bạn! đã bao giờ các bạn tự hỏi mình rằng phong tục tập quán đặc sắc của văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam là những gì chưa?.

Đang xem: Phong tục tập quán ẩm thực miền trung

Việt Nam được chia thành 3 vùng miền chính đó là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi vùng miền đều mang một nền văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về vùng miền đã mang lại cho Việt Nam một nền văn hóa phong phú và đa dạng.

Nếu bạn đang thắc mắc văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam có gì đặc sắc thì bài viết dưới đây Web Tử Vi có thể giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Mục Lục

Tổng hợp văn hóa của 3 miền Bắc Trung Nam đặc sắc nhất1. Văn hóa miền Bắc2. Văn hóa miền Trung3. Văn hóa miền Nam

Tổng hợp văn hóa của 3 miền Bắc Trung Nam đặc sắc nhất

1. Văn hóa miền Bắc

Phong tục Tết Nguyên Đán miền Bắc

 Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam được thể hiện rõ ràng qua những phong tục truyền thống vào dịp Tết .

Ở miền Bắc, người dân thường rất coi trọng Tết Nguyên Đán nên Tết là dịp lễ có nhiều nghi thức, phong tục trịnh trọng để cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

Trưng hoa đào, chưng quất: Hoa đào là một đặc trưng không thể thiếu của người miền Bắc, hoa đào có màu hồng đỏ không chỉ đem lại sự may mắn cho năm mới mà còn tạo nên không khí tươi vui, rộn ràng.

Hoa đào

Mâm cỗ Tết: Người miền Bắc rất coi trọng mâm cỗ Tết nên lúc nào cũng phải đầy đủ những món như bánh chưng, dưa hành, thịt đông, canh bóng hoặc canh măng ấm áp.

Cỗ tết

Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả được bày biện cầu kỳ với 5 loại quả gồm chuối xanh, quả phật thủ, bưởi vàng, cam, quýt đặc trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy.

Mâm ngũ quảẨm thực miền Bắc

Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam góp phần mang lại sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Người miền Bắc có khẩu vị chuộng những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ.

Chính điều đó đã tạo nên nét đặc trưng cho ẩm thực miền Bắc vừa tinh tế, đậm đà, vừa bình dị. Các món ăn tiêu biểu của người miền Bắc là phở Hà Nội, bún chả, bún thang, miến xào cua bể, bánh tôm Hồ Tây, thịt đông.

2. Văn hóa miền Trung

Phong tục Tết Nguyên Đán miền Trung

Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam đã góp phần mang lại sự đa dạng, phong phú và độc đáo cho nền văn hóa Việt Nam.

Miền Trung có sự giao thoa giữa phong tục Tết Nguyên Đán của cả miền Bắc và miền Nam. Bên cạnh đó, miền Trung còn có những phong tục truyền thống đạo đáo, mới lạ.

Trưng đủ sắc hoa: Người miền Trung có thể trưng mai vàng, đào thắm, quất hoặc các loại cây, hoa cảnh để bày trong dịp Tết.

Sắc hoa miền Trung

Mâm cỗ Tết: Mâm cỗ miền Trung thường có cả bánh chưng và bánh tét. Những món ăn trên mâm cỗ Tết miền Trung thường có dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, măng ninh khô, miến Huế, gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt khác như xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

Mâm ngũ quả: Người miền Trung thường không cầu kỳ về mâm ngũ quả, họ thường cúng những loại quả ngọt ngào, tròn thơm như dừa, táo, na, thăng long, xoài để cầu mong một năm mới an vui, thuận lợi.

Xem thêm: Đặc Sản Hòa Bình Rượu Cần Hòa Bình Tại Hà Nội, Đặc Sản Rượu Cần Hòa Bình

Ẩm thực miền Trung

Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam có sự khác biệt rõ rệt qua ẩm thực. Những món ăn miền Trung thường có vị cay, mặn và màu sắc món ăn rất phong phú, rực rỡ thiên về màu đỏ và nâu sậm.

Điều đặc biệt của ẩm thực miền Trung là sự hài hòa, đan xen của hai lối ẩm thực cung đình và đường phố. Chính sự kết hợp hài hòa này đã khiến cho nền ẩm thực Trung trở nên đa dạng, phong phú và khác biệt.

Các món ăn đặc trưng của miền Trung gồm có bún bò Huế, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá,bánh tráng thịt luộc.

3. Văn hóa miền Nam

Phong tục Tết Nguyên Đán miền Nam

Ở mỗi miền trên đất nước, người dân lại có những phong tục truyền thống khác nhau. Chính điều đó đã mang lại sự khác biệt cho văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam.

Trưng mai vàng: Nếu hoa đào đỏ thắm của miền Bắc mang lại sự may mắn cho năm mới thì hoa mai vàng của miền Nam là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, tài lộc.

Hoa mai vàng

Mâm cỗ Tết: Mâm cỗ Tết của người miền Nam có vẻ đơn giản hơn so với miền Bắc nhưng vẫn không kém phần đầu đủ, ngon miệng. Các món ăn trên mâm cơm miền Nam thường là những món ăn nguội như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, chả nem, khổ qua dồn thịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa chua, củ kiệu.

Mâm cỗ miền nam

Mâm ngũ quả: Người miền Nam thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc, sung mãn về sức khỏe, tiền bạc.

Mâm ngũ quả miền NamẨm thực miền Nam

Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam có sự đa dạng, phong phú trong ẩm thực. Những món ăn người miền Nam thường được nêm nếm ngọt, béo, dùng nhiều đường, nước cốt dừa.

Các món ăn tiêu biểu của người miền Nam là cá lóc nướng thui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò.

Và đến đây, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu thêm được phần nào kiến thức về văn hóa đặc sắc của 3 miền Bắc Trung Nam rồi nhỉ.

Web Tử Vi luôn chúc bạn an lành trong cuộc sống, đầm ấm trong công việc

Ở mỗi cuối bài viết, chúng tôi luôn dành một phần tiêu đề để cầu mong các sự an lành sức khỏe cho quý vị, cuộc sống luôn tiến về phía trước, hãy thật an nhiên và khỏe mạnh để tiếp tục cuộc hành trình của cuộc đời nhé.

Bởi quý vị chính là động lực mỗi ngày cho chúng tôi xây dựng Web Tử Vi thêm phát triển và tiếp cận được đến các độc giả. Hãy tiếp tục đón đọc các câu danh ngôn đặc sắc ở các bài sau nhé!.

Xem thêm: Cảm Nhận Về Khung Cảnh Lễ Hội Trong Tiết Thanh Minh Được Thể Hiện Như Thế Nào?

Cảm ơn các bạn đã xem và ủng hộ Web Tử Vi, chúc các bạn có một ngày thật tốt lành!.

See more articles in category: FAQ

Video liên quan

Chủ Đề