Phúc Đức sinh năm bao nhiêu?

Như vậy, ông bà ta xưa cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt sẽ để lại những điều tốt lành cho con. Suy rộng ra là việc một người mẹ, người bà có thể để lại phúc đức cho con cháu hay không phụ thuộc vào cách sống, cách đối nhân xử thế của người đó.

2. Tôi thấy câu “phúc đức tại mẫu” thật giản dị mà cũng không kém phần sâu sắc. Không phải vì các tác giả dân gian trân trọng, tôn sùng người phụ nữ nên nói vậy mặc dù tôn trọng phụ nữ là một điều vô cùng quý báu trong văn hóa Việt Nam.

Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã chọn đạo Mẫu làm tư tưởng ngầm xuyên suốt tác phẩm. Đạo Mẫu, theo Nguyễn Xuân Khánh, là đạo nguyên thủy của người Việt Nam: thờ mẫu, thờ mẹ núi, mẹ sông, mẹ đất, thờ Man nương…

Đọc tiểu thuyết này, độc giả dễ nhận thấy tác giả luôn yêu thương những nhân vật phụ nữ của mình. Có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Xuân Khánh đã quá ưu ái các nhân vật nữ. Nhà văn giải thích là căn nguyên của cái “sự ưu ái” này là ông mồ côi cha từ năm lên sáu lên bảy tuổi, mẹ ông lúc giờ mới 30 tuổi và bà ở vậy nuôi con suốt cả đời. Ông yêu và kính trọng người mẹ của mình và nói đó là “một người đàn bà Việt thuần chất”.

3. Tôi nhớ đến bà ngoại tôi giờ đã đi xa. Hồi tôi còn nhỏ, ông ngoại tôi làm nghề bốc thuốc gia truyền và bà ngoại vẫn thường phụ ông bốc thuốc. Bà hay giấu ông bán thuốc chịu cho những người bệnh nghèo khó không có đủ tiền mua thuốc. Bà còn mua cả gạo, mắm cho những người bệnh làm nghề thuyền chài.

Sau này, khi bà ngoại tôi bị bệnh bại liệt do tai biến của bệnh huyết áp cao, hàng ngày có nhiều người đến thăm bà mà chính các dì, các cậu tôi cũng không biết là ai. Đó chính là những bệnh nhân nợ tiền thuốc của bà. Họ đến thăm bà mà cứ khóc lóc thương bà “ăn ở hiền hậu thế mà lại bị bệnh thế này”.

Rồi cậu tôi đi học đại học Nông nghiệp ở Gia Lâm [Hà Nội]. Nghỉ hè về thăm bà, cậu cứ thắc mắc là “không hiểu tại sao chị X. tốt với con thế. Dịp cuối tuần, chị thường mời con về nhà chị ở Đông Anh chơi. Chị lại còn cho con tiền đóng học phí nữa”. Lúc đó, bà ngoại tôi chỉ cười hiền, không nói gì. Cô X. đó lại cũng là một bệnh nhân nghèo của bà. Cô ấy tốt với cậu tôi như thể có lẽ cũng là vì cô muốn thể hiện lòng cảm ơn với bà ngoại.

4. Tôi nghĩ rằng câu "phúc đức tại mẫu” không hề mang tính duy tâm. Một người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu, yêu thương và giúp đỡ mọi người lúc khó khăn, hoạn nạn. Ngay khi đó, có thể là những người được giúp đỡ chưa có khả năng trả ơn cho người phụ nữ đó. Nhưng sau này, khi họ khá giả, có thể là người làm ơn cho họ không còn sống trên đời này nữa, và họ lại muốn đền ơn cho những người con, người cháu của người mà họ mang ơn.

Cái vòng tròn đó thật là đẹp và tôi nghĩ rằng, theo cách này, những điều tốt đẹp cứ thế nhân rộng mãi lên. Cũng như một câu ngạn ngữ của nước ngoài “Khi bạn không thể đáp trả lòng tốt cho người nào đó, hãy làm điều tốt cho một người khác”.

Thật khó trách những người bà trong việc để 2 đứa cháu trở thành những đứa trẻ hư. Bởi họ cũng sống trong cảnh nghèo, thân già chạy từng bữa ăn cho cháu đã là kỳ tích, lấy đâu ra sức lực, trí lực bày vẽ chúng học hành.

Lớp 8, cả hai bỏ học. Như thừa nhận “xanh rờn” của Phúc tại tòa việc bỏ học không hẳn vì gia đình khó khăn mà vì: học không vô nữa. Từ đấy, Phúc và Đức dấn thân sâu hơn vào con đường lệch lạc.

Rất nhiều người dân địa phương đã đến dự phiên tòa xử Phúc Đức. ẢNH: NGUYỄN PHÚC

Cả cái làng An Đôn nằm sát bên bờ sông Thạch Hãn này không ai không biết điều đó. Nên khi Phúc Đức lớn lên thành những thanh niên lêu lổng, người ta cũng chỉ chậc lưỡi như thể đó là điều…tất yếu. Thậm chí khi biết tin hai đứa giết bà bán ve chai, có người cũng …khiếp đảm nhưng vẫn còn đâu đó những tiếng thở dài thương cảm rằng: “Cha mẹ có mà như không thì đó là kết cục biết trước của bọn trẻ”.

Khi Phúc, Đức bị tạm giam, bố mẹ của hai tìm đến thăm 2 lần. Nhưng 2 lần đó có nghĩa gì so với mấy ngàn ngày họ đã để chúng trơ trọi giữa cuộc sống này với những người bà già yếu?

2.So với lúc bị bắt, Phúc và Đức xuất hiện tại phiên tòa sơ thẩm với bộ dạng đầy đặn, có da có thịt hơn. Có người bảo, lúc bị bắt nhìn 2 anh em rất kinh dị với bộ dạng gầy gò, mắt lồi, má hóp… di chứng để lại của những cuộc “cày game” thâu đêm suốt sáng. Nay, hình hài cả 2 thay đổi theo hướng tích cực là vì dẫu ngồi trong trại giam nhưng Phúc, Đức bị tách biệt khỏi thế giới ảo, khỏi màn hình máy tính và được ăn uống đúng giờ giấc.

Vào trại giam, cách biệt với thế giới ảo, Phúc và Đức mập mạp hơn so với lúc ở ngoài. ẢNH: NGUYỄN PHÚC

Chính vì thế khi thẩm phán, chủ tọa Võ Ngọc Mậu đã đặt câu hỏi rằng: “Hai bị cáo chơi game có thấy chém giết trên đó không?”, cả hai đáp dõng dạc: “Có!”. Nhưng khi chủ tọa lại hỏi: “Hai bị cáo tưởng đời sống thực cũng như trong thế giới ảo, muốn giết là giết sao?” thì cả hai im lặng.

3. Có lẽ lúc đặt tên cho Phúc, Đức, ông bà cha mẹ của cả 2 đã hy vọng rằng họ sẽ trở thành người đàng hoàng như tên gọi, dù không giàu có, vĩ đại gì nhưng cũng giữ lại cái phúc, cái đức. Làm sao họ ngờ được cả 2 lại đi làm cái việc … vô phúc, thất đức đến vậy.

Kể cả lúc ra đứng trước vành móng ngựa ngày 23.12, Phúc và Đức cũng làm cho những người dự tòa ám ảnh, rợn tóc gáy.Cảm giác ấy có không phải vì những hành vi mà 2 bị cáo làm [bởi có những vụ án giết người cướp của còn kinh hoàng hơn] mà là bởi cái cách 2 bị cáo khai tại tòa- lạnh lùng một cách đáng ghê sợ.

Trong suốt cả phiên xét xử, cả Phúc và Đức đều tỏ ra tỉnh táo, vanh vách khai nhận hành vi một cách…vô cảm. Phúc thậm chí nói một mạch chuyện giết người, cướp của như đã …học thuộc lòng bản cáo trạng. Còn Đức, khi chủ tọa xét hỏi thì nhát gừng trả lời không nhớ đâm nạn nhân bao nhiêu nhát và nhát cuối cùng chí mạng đâm vào cổ nạn nhân mà không rút hung khí ra là bời vì…quên!

Thậm chí, khi các vị hội thẩm hỏi 2 bị cáo có hối hận không thì chỉ nhận được câu trả lời gọn lỏn: “Có!”.

Giây phút xúc động duy nhất của Phúc, Đức tại phiên tòa lúc nghị án, khi người thân đến động viên. ẢNH: NGUYỄN PHÚC

Đến nỗi, thẩm phán chủ tọa Võ Ngọc Mậu cũng phải thốt lên rằng hành vi của Phúc và Đức thể hiện sự băng hoại tột cùng về đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Có lẽ, ông cũng rất choáng với cái cách mà 2 bị cáo trẻ tuổi đối diện với mình.

Chỉ đến khi được nói lời sau cùng, Đức đã đứng ra xin nhẹ tội cho anh trai là Phúc và ở giờ nghị án, trong thời gian ngắn ngủi người thân được cận kề, anh em Phúc Đức cuối cùng cũng… òa khóc.

4. Phúc và Đức mỗi bị cáo lãnh 18 năm tù vì các tội “Giết người” “Cướp tài sản”, “Trộm cắp tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sở dĩ, cả hai chỉ lãnh mức án này là bởi vào thời điểm gây án chưa đủ 18 tuổi. Chứ theo vị chủ tọa, nếu thời điểm đó là sau 18 tuổi, cả hai khó thoát án tử.

Ở một góc độ nào đó, chính sách của pháp luật VN đã cho Phúc và Đức một con đường sống. Nhưng không biết cả hai có khoan hồng với… chính bản thân mình, có cải tạo tốt để trở về sau nhiều năm nữa và cho mình cơ hội để làm lại cuộc đời?

Chủ Đề