Phương pháp sử dụng hình màu trong tổ chức hoạt động tạo hình là

1.Đặt vấn đề

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là mầm non tương lai của đất nước. Vì vậy, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là một việc hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi giúp hình thành các kỹ năng đồng thời phát triểm đầy đủ các mặt tâm sinh lí cho trẻ. Bởi vậy đòi hỏi cần có phương pháp dạy học thích hợp để trẻ phát triển toàn diện.

Trẻ mẫu giáo “chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các trí thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.

Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Đây là một hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh.

Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội tích cực sáng tạo. Bên cạnh đó hoạt động tạo hình còn giúp trẻ thể hiện được cảm xúc của mình về vẻ đẹp thiên nhiên. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng việc chuẩn bị những kĩ năng, kĩ xảo để thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thông qua hoạt động tạo hình, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích. Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu hiên nhiên, yêu cuốc sống và yêu nghệ thuật.

Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên, và quá trình thực hiện các kĩ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.

Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một loại hoạt động mang tính nghệ
thuật. Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố
xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình
làm nẩy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn
nhiên.Hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ là điều kiện để kích thích trí
tưởng tượng sáng tạo thôi thúc trẻ luôn luôn tìm tòi cách tạo ra những hình
tượng mới mẻ.

Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mà trong hoạt động, trẻ thơ
thường ham thích một cái gì đó rất nhanh nhưng rồi cũng chóng chán. Muốn
cho trẻ có được hứng thú lâu bền thì cô giáo phải tạo những yếu tố mới lạ để
hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ tạo ra được sự chú ý có tính chất kiên định với những
đối tượng cần miêu tả nào đó. Một trong những yếu tố rất quan trọng, luôn
hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê vô tận chính là thiên nhiên và các vật liệu
tạo hình lấy từ thiên nhiên. Thiên nhiên xung quanh chúng ta rất phong phú
và đa dạng. Đó là cả thế giới của những sắc màu, hình dạng, ánh sáng... Thiên
nhiên không bị bó hẹp trong các khuôn mẫu thô cứng mà nó là tất cả những gì
sinh động nhất, phong phú nhất và đẹp nhất. Cô giáo có thể sử dụng vật liệu
thiên nhiên làm nguồn tư liệu, phong phú để tạo ra ở trẻ vốn biểu tượng mới.
Qua thiên nhiên, trẻ có thể học được nhiều cách thể hiện khác nhau. Hơn nữa
những vật liệu thiên nhiên đa số là gần gũi với trẻ dễ tìm, dễ kiếm và không
tốn kém.

Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ lý do này, tôi đã tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu đặc biệt là những nguyên liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp tôi.

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Giải pháp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tốt tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên”

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề

  1. động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được quan sát, tưởng tượng, sáng tạo và thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. Để hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lí nguyên vật liệu tự nhiên có vai trò rất quan trọng. Bởi nó giúp cho trẻ được hoạt động, được khám phá và tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn, từ đó giúp cho trẻ thích thú, say mê hơn.

Nguyên vật liệu tạo hình nhằm khuyến khích tính chủ động sáng tạo của trẻ. Những hoạt động tạo hình liên quan tới thể hiện màu sắc và biểu tượng như tô mầu, vẽ, và nặn khuyến khích sự tự thể hiện ở trẻ. Những hoạt động này giải toả sự căng thẳng về tinh thần và luyện tập cơ tay, cơ ngón tay cho trẻ. Thông qua thao tác, động tác nhịp nhàng khi trẻ thực hiện làm tăng sự phối hợp giữa mắt và tay. Mặt khác, để kích thích tính sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ, tôi sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên. Đó là những thứ có sẵn trong môi trường xung quanh, dễ kiếm, không phải mua. Bằng những thứ thông thường và gần gũi đó trẻ có thể tạo thành những sản phẩm làm đồ dùng, đồ chơi hàng ngày và trẻ rất hứng thú khi được học, được chơi bằng sản phẩm do chính bàn tay mình làm ra. Qua đó cũng giáo dục trẻ yêu lao động, quý trọng công sức lao động

2.2 Thực trạng của vấn đề

Thực tế cho thấy, đa số giáo viên thường lựa chọn, sử dụng các nguyên vật liệu mua sẵn như: giấy [giấy màu, giấy để vẽ], vở tạo hình, sáp màu, hồ dán, đất nặn,... để thực hiện các bài tạo hình trong chương trình mà chưa chú trọng đến việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên. Vì thế trẻ thường thụ động, tạo hình theo mẫu của cô, chưa có nhiều sáng tạo, chưa có ý tưởng riêng của mình, nên chưa phát triển được năng khiếu tạo hình của trẻ.

Hiện nay ở trường tôi nói riêng cũng như một số trường mầm non trên địa bàn nói chung, việc sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo hình của trẻ còn rất hạn chế. Giáo viên chưa sáng tạo sử dụng các nguyên vật liệu sưu tầm trong tự nhiên như: các phế liệu, nguyên liệu thiên nhiên… trong các hoạt động tạo hình của trẻ. Trước tình hình chung như vậy tôi đã mày mò và mạnh dạn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên vào trong hoạt động tạo hình của trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:

* Thuận lợi

Bản thân giáo viên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo, có năng khiếu tạo hình.

Được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đi tham quan, học tập ở các trường bạn, tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn.

Được sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp cũng như Hội cha mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động của trường lớp.

Đa số trẻ trong lớp tôi có kĩ năng tạo hình rất tốt. Nhiều trẻ có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú

* Khó khăn

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tạo hình: cơ bàn tay và ngón tay còn yếu, khả năng tập trung chưa cao, đặc biệt sự khéo léo của nhiều trẻ còn hạn chế.

Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con nên chưa phối hợp tốt với giáo viên và giúp con sưu tầm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình ở lớp của trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề