Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

chôn rau cắt rốn có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu chôn rau cắt rốn trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ chôn rau cắt rốn trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ chôn rau cắt rốn nghĩa là gì.

Nơi ra đời, quê hương.
  • còn tiền còn duyên nợ, hết tiền hết vợ chồng là gì?
  • lời nói đi đôi với việc làm là gì?
  • leo cây đã đến buồng là gì?
  • trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau là gì?
  • ăn cây nào rào cây ấy là gì?
  • công thành danh toại là gì?
  • mẹ hát con khen hay là gì?
  • ngồi mát ăn bát vàng là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "chôn rau cắt rốn" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

chôn rau cắt rốn có nghĩa là: Nơi ra đời, quê hương.

Đây là cách dùng câu chôn rau cắt rốn. Thực chất, "chôn rau cắt rốn" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ chôn rau cắt rốn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Mỗi người sinh ra ai mà không có nguồn cội gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta kỷ niệm ngọt ngào và tuổi thơ tươi đẹp.

Quê hương cho ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, cho ta khôn lớn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một phần quan trọng trong trái tim tôi.

Tôi được sinh ra ở một vùng quê nghèo. Người dân quê tôi ngày ngày phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để kiếm cái ăn. Dẫu khó khăn nhưng người dân ở đây sống tình nghĩa lắm. Làng xóm yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sống với nhau bằng tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng - thứ tình cảm mà chỉ người dân quê mới có. Quê hương Yên Bái chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời đầu tiên, đó cũng là nơi cho tôi một tuổi thơ vô cùng tươi đẹp.

Tôi nhớ dòng sữa mẹ mát lành nuôi tôi lớn, nhớ tiếng hát ru êm đềm của chị tôi, nhớ mỗi buổi chiều lên đê hóng gió, nhớ mỗi lần tết đến là nhà nào nhà nấy sắm sửa tươm tất, rồi cả làng lại cùng nhau mổ lợn đêm. Tôi đã không ít lần thức trắng đêm để xem mổ lợn. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, mùi rạ đốt ngai ngái, mùi hương dịu nhẹ của những chùm dạ hương, nhớ cánh đồng mênh mông bát ngát mà tôi từng thả hồn theo, nhớ ao cá nhà hàng xóm, nhớ bầy vịt tôi nuôi, nhớ bụi tre xanh, cây khế ngọt, nhớ chiếc kem túi ngọt mát, nhớ tiếng ếch nhái râm ran mỗi tối, nhớ bầu trời chi chít sao mà tôi đã từng vẽ lên bao mơ ước. Tôi nhớ bà nội thường kể chuyện cổ tích, bà ngoại hay gãi rôm ở sống lưng, nhớ sợi tóc bạc trắng của ông mà ông "thuê" tôi nhổ giúp… Kỉ niệm tuổi thơ đã in đậm vào tâm trí tôi. Những kí ức thật đẹp, ấp ủ bao ước mơ một thời thơ ấu.

Người dân quê tôi tuy nghèo thật đấy nhưng lúc nào cũng lạc quan, yêu đời. Mọi tình cảm mà họ dành cho nhau đều xuất phát từ sự mộc mạc, chân chất.

Cứ nghĩ đến cảnh tết năm nay tôi sẽ được đoàn viên cùng gia đình, gặp lại các bác các cô mà lòng vui phơi phới. Nhưng điều làm tôi vui hơn cả đó là tôi sẽ được trở về sống trong tình làng nghĩa xóm, trong sự thanh bình của làng quê. Thật tiếc cho những ai không có cơ hội cảm nhận sự thanh bình, yên tĩnh này. Nhưng nếu một ngày bạn muốn, tôi sẽ cùng bạn về quê, để thấy được sự thanh bình, sự mến khách của người dân quê tôi!

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Lớp 11B7, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trấn Yên)

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ʨon˧˧ ɲaw˧˧ kat˧˥ zon˧˥ʨoŋ˧˥ ɲaw˧˥ ka̰k˩˧ ʐo̰ŋ˩˧ʨoŋ˧˧ ɲaw˧˧ kak˧˥ ɹoŋ˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ʨon˧˥ ɲaw˧˥ kat˩˩ ɹon˩˩ʨon˧˥˧ ɲaw˧˥˧ ka̰t˩˧ ɹo̰n˩˧

Thành ngữSửa đổi

Chôn nhau cắt rốn

  1. Thuộc nơi mình sinh ra, thuộc quê hương nơi có sự gắn bó máu thịt với mình (chôn nhau, cắt rốn là hai việc đầu tiên phải làm, gắn liền với sự ra đời của một con người). Trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này.

"Sách giáo khoa dùng trong nhà trường hiện tại bây giờ không còn xem là pháp lệnh, mà nó chỉ là phương tiện để giáo viên tham khảo để soạn giáo án riêng cho mình trước khi lên lớp. 

Dĩ nhiên, các nội dung điều chỉnh của từng giáo viên phải được thông qua ban giám hiệu và được sự đồng ý của hiệu trưởng. 

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy khi gặp từ sai về ngữ, nghĩa giáo viên trực tiếp dạy không dám mạnh dạn sửa cho học sinh mà rập khuôn, máy móc bám vào sách, dạy y chang trong sách giáo khoa.

Tôi lấy thí dụ: môn Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ Tổ quốc (ở trang 18 Sách Tiếng Việt 5/ tập 1, NXB Giáo dục, in tại Công ty Trần Phú, 71-75 Hai Bà Trưng, Q1. TP.HCM, Số xuất bản 1517/105-05) bài tập câu 4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:

a/ Quê hương

b/ Quê mẹ

c/ Quê cha đất tổ

d/ Nơi chôn rau cắt rốn.

Đúng ra câu d phải là: Nơi chôn nhau cắt rốn.

Ai cũng biết, nghĩa đen của từ "nhau" là phần nuôi dưỡng thai nhi sau khi sinh bị bỏ đi, ngày xưa nhân dân ta thường đem chôn xung quanh nhà. Còn nghĩa bóng là quê hương của một người!

Vậy mà, trong sách giáo khoa học lại đưa từ 'rau' vào! 

Theo tôi, việc đem áp đặt từ "rau" trong trường hợp này hoàn toàn sai. Sai từ người biên tập, chủ biên, nhà xuất bản...

Một ví dụ khác, trong sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2) trang 60 viết về Hội đua voi ở Tây Nguyên (Theo Lê Tấn) có đoạn: "Trường đua là một đoạn rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số". 

Mới đọc qua đoạn này, thú thật tôi không tin ở đó có "trường đua voi". Và, càng không tin ở đó có đường đua rộng phẳng lì dài năm cây số.

Ai cũng biết vị trí địa lý ở Tây Nguyên đồi núi trập trùng, đường sá quanh co, khúc khuỷu làm gì thiết kế được "trường đua voi" hết sức rộng và dài như trong sách viết. 

Cách miêu tả của tác giả trong bài hết như vậy sức cụ thể như đang chứng kiến trận đua voi đọc đến đây trẻ hết sức ấn tượng và nhớ lâu, mà thực tế thì không đúng như vậy.

Như vậy, miêu tả đoạn này, chẳng khác nào người lớn "nói dóc" là "xí gạt" trẻ. Càng tệ hại hơn, từ chuyện nói dóc đó, đã vô tình cung cấp kiến thức sai không đúng với thực tế cho học sinh mới lên 8 tuổi và mới chỉ học lớp 3.

Nêu lên 2 ý này tôi khẳng định sách giáo khoa không chỉ sai về chính tả mà còn sai luôn về mặt kiến thức.

Và, cái sai này sẽ dẫn đến hậu quả tai hại ra sao? 

Xin nhường lời lại câu trả lời cho các nhà cải cách giáo dục!

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, theo bạn làm gì để sách giáo khoa thật sự là bạn với học sinh? Mời bạn hiến kế và chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: . Cảm ơn bạn!

TRẦN VĂN TÁM (Củ Chi, TP.HCM)