Quy cách nhà tiền chế

Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế là bước cuối cùng sau khi thiết kế, gia công cấu kiện tại nhà máy và đưa ra công trường. Ở bước cuối cùng này, những cấu kiện được gia công trước đó sẽ được lắp dựng tại công trình và kết nối với nhau bằng bulong. Các kỹ sư yêu cầu phải hiểu được sơ đồ bố trí chi tiết cho từng cấu kiện, làm đúng theo phương án đã đề ra trong bản vẽ thiết kế nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

  • 80+ Mẫu nhà khung thép dân dụng
  • Giá nhà thép tiền chế
  • Thiết kế nhà thép tiền chế
  • Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế quy hoạch, kiến trúc nhà xưởng
  • Thiết kế tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp

Trước khi tiến hành lắp dựng nhà thép tiền chế, các kỹ sư cần phải lên kế hoạch và công tác chuẩn bị công trường. Cụ thể như sau :

  • Khảo sát công trường
  • Cần phải đảm bảo có 1 lối di chuyển thông thoáng và chắc chắn để cho xe chuyên dụng có thể hoạt động hết công suất.
  • Khảo sát hướng gió chủ đạo tại công trường, từ đó xác định hướng lặp dựng nhà tiền chế và vị trí tập kết tấm lợp.
  • Kiểm tra toàn bộ thiết bị thi công, dụng cụ và máy móc để đảm bảo chắc chắn là tất cả đều hoạt động tốt.
  • Chọn một vị trí cao, vững chắc làm nơi tập kết vật tư. Vật tư cần phải được bảo quản tại các khu vực chỉ định dành cho từng khối nhà và niêm yết vị trí rõ ràng của từng chủng loại trong kho chứa.
  • Cần đảm bảo tiến độ cung ứng và bảo quản vật tư phải thích hợp, cũng như không được lệch lạc so với tiến độ lắp đặt.
  • Tiến hành đăng ký các vị trí đấu nối sử dụng điện, nước thi công trên công trường. Cần phải đảm bảo một cách an toàn nhất việc đưa các nguồn cung cấp này đến khu vực lắp dựng nhà xưởng.

Tóm tắt nội dung

  • Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế
    • Lắp đặt bulông móng [được làm bởi nhà thầu xây dựng nhà xưởng]
    • Kiểm tra bulông móng
    • Vận chuyển vật liệu, cấu kiện về nơi cần lắp, làm sạch cấu kiện
    • Tổ hợp cấu kiện thép trên mặt đất
    • Lắp khung, hệ giằng cột, hệ giằng mái, xà gồ tường/mái, giằng cánh
    • Lập báo cáo tổng thể xin được phép tiến hành phần bao che
    • Đổ vữa chân cột
    • Lắp tôn mái
    • Lắp tôn tường

Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế

Quy trình lắp dựng phải được cần nhắc ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Nó chủ yếu phụ thuộc vào chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải có yêu cầu phần nào của nhà phải cần được lắp trước để phục vụ việc lắp những máy móc thiết bị được đưa về trước. Nhà sản xuất kết cấu thép sẽ phải cung cấp vật liệu theo trình tự mà chủ đầu tư yêu cầu. Nhà thầu lắp dựng dựa vào yêu cầu của chủ đầu tư, kế hoạch sản xuất & vận chuyển của nhà sản xuất kết cấu thép, danh sách hàng hóa sẽ được vận chuyển tại từng mốc thời gian để lập quy trình lắp dựng và tiến độ thi công của mình. Cũng có trường hợp trình tự lắp dựng phụ thuộc vào đặc điểm mặt bằng công trường. Nếu mặt bằng chỉ có duy nhất một lối thoát cho thiết bị nâng hạ thì trình tự lắp dựng phải được làm sao cho thiết bị nâng hạ di chuyển dần về phía lối thoát.

Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế thường bao gồm những bước sau đây:

Lắp đặt bulông móng [được làm bởi nhà thầu xây dựng nhà xưởng]

Kiểm tra bulông móng

Kiểm tra vị trí, cao độ, chiều dài nhô ra ngoài bê tông móng -> Gửi kết quả kiểm tra cho đại diện của chủ đầu tư hay tư vẫn giám sát -> Lấy giấy cho phép lắp dựng khung của chủ đầu tư hay tư vấn giám sát.

Nếu phát hiện bulông móng đặt sai vị trí, bị gẫy thì cần báo cho đại diện của chủ đầu tư/ tư vấn giám sát kịp thời để họ sớm tìm giải pháp sửa chữa. Việc này sẽ giúp làm giảm thời gian chờ đợi của thiết bị nâng hạ & nhân công do đó sẽ giảm được chi phí phát sinh.

Phần ren của bulông móng cần được bọc bảo vệ từ trước khi đổ bê tông móng cho đến khi lắp dựng khung.

Vận chuyển vật liệu, cấu kiện về nơi cần lắp, làm sạch cấu kiện

Việc vận chuyển cấu kiện về nơi cần lắp là việc chuẩn bị quan trọng. Nó có thể chiếm 25% đến 35% thời gian lắp khung chính. Khi cấu kiện được chở đến và hạ xuống tại công trường, nó được hạ thành chống trong khu vực cần lắp. Người tà không hề chuyển ngay mỗi cấu kiện về đúng vị trí của nó vì như thế sẽ mất nhiều thời gian và không giải phóng được số lượng xe tải chở hàng ngày hôm đó.

Sau khi xếp hết các cấu kiện của đợt chuyển vật liệu đó thành các chồng cấu kiện, Người phụ trách lắp dựng toàn công trình sẽ căn cứ vào danh sách xếp hàng [packing list] của mỗi xe tải [trong đó có số hiệu của từng cấu kiện được chở đến công trường] và vị trí của từng cấu kiện [có số hiệu] trên bản vẽ lắp dựng để lập bảng bố trí cấu kiện. Bảng này sẽ được giao cho vài đội công nhân để họ bố trí cấu kiện trên mặt bằng phục vụ việc dựng khung. Việc này thường được gọi là quăng vật liệu. Họ dùng xe cẩu để nhấc cấu kiện lên rồi quay cần sau đó hạ cấu kiện xuống vị trí đã định. Sau khi quăng hết vật liệu có thể tại vị trí đó, xe cẩu di chuyển đến vị trí tiếp theo để tiếp tục quăng vật liệu. Để có thể quăng được vật liệu thì khoảng cách từ vị trí hạ cấu kiện và xếp thành chồng đến gần vị trí lắp cấu kiện phải nằm trong tầm của cần cẩu. Nếu không sẽ phải dùng xe tải để chuyển cấu kiện đến nơi cần lắp hoặc phải quăng hai lần.

Các cấu kiện dầm ngắn hay cột, được bố trí gần nơi nó được lắp trong tầm với của cần cẩu. Khi lắp những cấu kiện này, người ta với cần cẩu nhấc nó lên và quay cần vào vị trí cần lắp. Các cấu kiện dầm/kèo tổ hợp dài thì cần tập kết và tổ hợp ngay phía dưới vị trí nó sẽ được lắp vì như thế cần cẩu chỉ việc nhấc nó lên cao mà không phải quay cần [việc quay cần với cấu kiện dài là khó khăn vị sẽ dễ vướng vào kết cấu khác].

Trong quá trình vận chuyển, lưu giữ lại công trường, cấu kiện có thể bị bụi đất làm bẩn. Nếu cấu kiện ít bẩn thì chỉ cần lau sạch bằng vải mềm. Nếu lau mà không sạch thì phải phun rửa cấu kiện.

Sơn vá những chỗ bị bong, xước do quá trình vận chuyển và hạ hàng gây ra.

Tổ hợp cấu kiện thép trên mặt đất

Bulông tại các mối nối trên mặt đất cần được xiết chặt theo đúng yêu cầu.

Các bulông siết theo phương pháp vặn đai ốc được đánh dấu để biết việc quay thêm đai ốc có theo đúng quy định hay không. Việc đánh dấu cũng có tác dụng chỉ ra là bulông nào đã được siết. Việc kiểm tra có ghi rõ tên công trình, tên nhà, tên công việc, vị trí, số hiệu liên kết, số lượng, kich thước bulông, phương pháp siết bulông hay giá trị mômen siết, ngày siết bulông. Chụp ảnh để làm ghi nhớ, báo cáo. Mỗi liên kết cần có ít nhất 2 ảnh chụp ở 2 mặt khác nhau làm sao cho có thể thấy rõ từng bulông trong & sau khi siết. Nên mời bên tư vấn giám sát, thầu chính kiểm tra và xác nhận việc siết bulông đạt yêu cầu ngay ở thời điểm này để tránh việc phải kiểm tra lần nữa.

Giằng cánh nên được bắt sẵn trước khi nhấc kèo lên, việc này làm giảm đáng kể nhân công lắp giằng cánh, thời gian lắp nhanh hơn & công nhân không quên việc lắp giằng cánh với xà gồ ngay trong quá trình lắp khung.

Càng nhiều cấu kiện được tổ hợp trên mặt đất thì việc thi công & kiểm tra càng nhanh vì công nhân và cán bộ kiểm tra không phải làm việc trên cao. Nhưng việc này đòi hỏi dùng cần trục có sức nâng lớn và phải tính toán sao cho tổ hợp cấu kiện được nhấc lên không bị vướng vào kết cấu khác.

Hai đầu của cụm tổ hộp cấu kiện được buộc dây điều khiển ngay khi nó còn nằm dưới mặt đất. Công nhân lắp dựng sẽ kéo các dây này để điều khiển hướng, xoay cụm cấu kiện khi nó được cần cẩu nhấc lên.

Cùng với dây điều khiển, các dây cáp giằng tạm, dây cứu sinh cũng cần được neo vào cấu kiện trước khi nó được nhấc lên.

Lắp khung, hệ giằng cột, hệ giằng mái, xà gồ tường/mái, giằng cánh

Bất cứ cấu kiện nào được lắp vào vị trí cần được ghi vào biên bản hoặc nhật ký công trường số hiệu của nó, xem số hiệu ghi trên cấu kiện có đúng với số hiệu ghi trên bản vẽ không. Chụp ảnh số hiệu của từng cấu kiện ngay khi cẩu bắt đầu nâng nó lên để lắp & sau khi nó được lắp vào vị trí. Biên bản hay nhật ký công trường ngoai việc ghi số hiệu cấu kiện, vị trí cấu kiện được lắp còn cần có mục ghi chú xem cấu kiện lắp có đúng chiều không & ngày lắp. Kèm theo biên bản/nhật ký công trường là ảnh chụp như đã nói trên & bản vẽ có đánh dấu bằng màu các cấu kiện được lắp trong ngày làm việc đó. Biên bản cần được ký xác nhận của người chỉ huy lắp dựng & chữ ký của bên tư vấn giám sát hay nhà thầu chính. Đã có trường hợp nhà thầu lắp dựng nhà thép tiền chế lắp nhầm cột của vị trí này sang vị trí khác nhưng nó chỉ được phát hiện sau khi toàn bộ kèo mái đã được lắp. Như thế dỡ xuống toàn bộ kèo mài, hệ giằng và xà gồ để lắp lại cột rất mất nhiều công sức & thời gian.

Ngoài những yêu cầu ở trên, nhật ký công trường mỗi ngày cần ghi rõ về thời gian, số lượng công nhân, tình trạng thiết bị nâng hạ, tình trạng các giằng tạm, giằng chính neo giữ kết cấu, việc học các quy định về an toàn cho mỗi ca làm việc, thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi ca làm việc, ghi chú về việc bố trí đủ các biện pháp an toàn lao động cho từng khu vực đang lắp dựng [như dây cứu sinh, lưới chống rơi,]

Ở phần lắp khung này có hai yếu tố chính phải kiểm tra trong quá trình lắp là cao độ, độ thẳng phẳng của khung và lực căng trong bulông.

Cao độ của bản đế chân cột thường được chỉnh bằng đai ốc nằm dưới nó. Như vậy thì đai ốc chỉnh cao độ cần được vặn vào bulông neo trước khi lắp cột

Việc dùng đai ốc để chỉnh cao độ sẽ dễ dàng hơn chỉ dùng các miếng chêm thép. Nếu bulông neo lệch so với bàn đế hay bulông neo quá cao [khoảng cách từ mặt bê tông móng đến bàn đế lớn] thì cần thêm các miếng chêm thép để đỡ cột.

Nên dùng cáp lụa mềm trong quá trình lắp cấu kiện. Cần thêm lớp bảo vệ bằng vật liệu mềm để tránh bong, xước sơn.

Mô tả cách lắp cột : Cột được cần cẩu nhấc lên theo phương thẳng đứng, người lái cần trục và công nhân lắp dựng đưa chân cột và cụm bulông neo, sau đó đai ốc được vặn vào bulông neo để giữ chân cột, giằng tạm được neo để giữ đầu cột.

Mô tả quá trình lắp dầm : tại vị trí liên kết, công nhân lắp dựng chờ sẵn trên giáo hay trên xe nâng với bu lông & dụng cụ. Cẩu & công nhân trên mặt đất lái dầm vào vị trí cần lắp ghép. Công nhân lắp dựng chính cho mối liên kết dầm cột vào khít nhau rồi bắt bu lôngliên kết.

Việc lắp kèo mái cũng tương tự.

Đối với nhà có sàn lửng hay dầm cầu trục thì sàn lửng, dầm cầu trục được lắp trước khi lắp kèo và xà gồ mái. Vì nếu lắp kèo, xà gồ mái trước thì chúng sẽ hạn chế độ vươn của cần cẩu, chúng cố định đầu cột nên việc lắp dầm sàn lửng ở khoảng giữa cột sẽ khó khăn hơn. Một lý do quan trọng nữa cần phải lắp dầm cầu trục, sàn lửng trước là vì trong tính toán thiết kế thì cột thường được cho là được giằng bởi dầm cầu trục & sàn lửng. Nếu lắp khung trước mà không có dầm cầu trục hay sàn lửng thì lúc đó cột không được giằng [như yêu cầu của bản vẽ thiết kế nhà xưởng] dẫn đến phần kết cấu được lắp kém ổn định và nguy hiểm.

Sau khi 2 khung được lắp và được giữ ổn định bằng giằng tạm, bằng giằng tường cố định, bằng cần cẩu thì tiến hành lắp giằng mái và lắp xà gồ mái, xà gồ tường.

Xà gồ mái được buộc thành bó [nếu xà gồ nhẹ mà 2 công nhân có thể di chuyển nó trên kèo] và được cẩu đưa lên kèo mái, sau đó 2 công nhân ở 2 kèo sẽ lắp từng và gồ vào vị trí.

Nếu xà gồ dài và nặng [2 công nhân không thể di chuyển nó trên kèo] thì mỗi lần cần cẩu phải đưa từng xà gồ vào vị trí lắp đặt [không thể cầu cả bó xà gồ].

Chỉnh thẳng cột bằng cách điều chỉnh hệ giằng chéo của nhà hay dùng palăng để kéo cột về vị trí thẳng đứng. Trong quá trình này thì bulông móng và bulông liên kết không được siết quá chặt. Sau khi khung đã được chỉnh thẳng thì vặn chặt bulông móng, tiến hành siết bulông liên kết ở trên cao theo yêu cầu. Trong quá trình siết bulông, cần luôn kiểm tra độ thẳng của khung.

Cần lập báo cáo, chụp ảnh, ghi nhớ về kết quả chỉnh cao độ, độ thẳng [theo 2 phương] của từng cột. Chụp ảnh quá trình và kết quả siết bulông liên kết cho từng mối nối giống như trình bày ở bước 4.

Nên mời bên tư vấn giám sát, thầu chính kiểm tra và xác nhận việc siết bulông & chỉnh thẳng từng khung đạt yêu cầu ngay ở thời điểm này. Có đánh dấu các vị trí đã siết bulông để dễ theo dõi [có thể ghi thêm cả ngày siết tại vị trí liên kết].

Nếu nhà có cửa trời trên mái thì tiến hành lắp khung cửa trời sau khi phần khung chính được giằng ổn định. Nếu có sàn lửng nằm phía dưới cửa trời thì cửa trời cần được lắp sao cho các dầm sàn lửng không ảnh hưởng đến việc nâng khung cửa trời của cần cẩu. Khung cửa trời thường được tổ hợp trên mặt đất trước, sau đó dùng cẩu đưa lên lắp vào kèo mái. Chọn bước khung cửa trời có hệ giằng cố định để lắp trước. Dùng 2 cẩu đưa 2 khung cửa trời có giằng lên lắp vào kèo mái. Sau khi cột khung cửa trời được liên kết với kèo mái bằng bulông, tiếp tục để 2 cẩu giữ khung cửa trời trong khi công nhân lắp xà gồ mái, xà gồ tường, hệ giằng của khung cửa trời. Sau khi được một bước giằng ổn định thì có thể hạ cẩu để lắp khung cửa trời tiếp theo.

Tiếp theo là tiến hành lắp khung đầu hồi nhà.

Khung đầu hồi thường có 2 loại: loại Cột & Dầm. Nó bao gồm các cột và các dầm mái được liên kết với nhau. Ổn định theo phương ngang trong mặt phẳng khung thường được đảm bảo bởi giằng chéo hay giằng cổng trong trường hợp xà gồ tường nằm ngoài cột [cánh trong của xà gồ liên kết với cánh ngoài của cột]. Theo phương ngayng vuông góc với mặt phẳng khung, khung đầu hồi được giữ ổn định bởi khối khung cứng và hệ giằng được lắp trước đó thông qua xà gồ mái & xà gồ tường bên. Khi lắp khung loại này chọn bước cột đầu hồi có giằng để lắp trước. Lắp 2 cột và dầm giống như trình bầy ở phần trước. Trong lúc cẩu và hệ giằng tạm vẫn giữ cột và dầm sau khi được liên kết, tiến hành lắp hệ giằng tường &xà gồ mái, liên kết đầu cột, xà gồ tường. Sau đó có thể tháo cẩu và tiến hành lắp cột, dầm, xà gồ mái và xà gồ tường cho bước cột tiếp theo.

Đối với trường hợp xà gồ tường khung đầu hồi phẳng với mặt ngoài của cột đầu hồi [mặt ngoài của xà gồ tường trùng với mặt ngoài của cánh ngoài cột, xà gồ liên kết với bụng cột] thì ổn định theo phương ngang trong mặt phẳng khung thường được thiết kế bởi sự kết hợp giữa xà gồ tường và tôn tường [tạo thành hệ màng]. Do khi lắp dựng, chưa có tôn tường nên hệ nói trên chưa hoạt động [hay chưa có gì để ổn định theo phương ngang trong mặt phẳng khung]do đó cần phải chú ý bố trí hệ giằng tạm theo phương ngang trong mặt phẳng khung. Hệ giằng tạm giữ ổn định theo phương ngang vuông góc với mặt phẳng khung cần được duy trì cho đến khi xà gồ mái xà gồ tường bên được lắp.

Đối với khung đầu hồi loại Khung cứng, một khung cứng tương tự như khung bên trong nhà được lắp ở đầu hồi. Khung ngày đỡ xà gồ mái, xà gồ tường bên. Các cột đầu hồi không đỡ dầm mái mà đầu cột được liên kết với xà gồ mái hay dầm, dọc nhà hay khung cứng, từ đó truyền lực gió cho hệ giằng.

Đối với khung loại Cột & Dầm thì đầu cột không những được liên kết với hệ giằng [thông qua xà gồ mái hay dầm dọc nhà] mà còn được liên kết với dầm mái mà dầm mái lại có nhiều xà gồ mái nối với phần ổn định của nhà nên mức độ kết nối của khung đầu hồi loại Cột & Dầm với hệ giằng là khá nhiều. Đối với khung đầu hồi loại Khung cứng, chỉ có một kết nối đầu cột với hệ giằng thông qua xà gồ mái hay dầm dọc nhà nên liên kết này cần được đặc biệt chú ý lắp đặt theo đúng thiết kế.

Lập báo cáo tổng thể xin được phép tiến hành phần bao che

Nhà thầu lắp dựng làm văn bản yêu cầu xin tiến hành làm phần bao che để lấy giấy cho phép của chủ đầu tư hay tư vấn giám sát. Hồ sơ kèm theo giấy xin phép gồm có:

1.Nhật ký công trường từng ngày, ảnh chụp, bản vẽchứng mình được số hiệu của mỗi cấu kiện lắp thực tế đúng như đã chỉ ra trên bản vẽ lắp dựng.

2.Biên bản, ảnh chụp, bản vẽ chứng minh được mỗi mối nối bulông [thực hiện trên mặt đất hay ở trên cao] đều theo đúng bản vẽ về số lượng, chủng loại, kích thước của bulông & lực căng trong bulông theo đúng yêu cầu. Để cho việc đọc kiểm tra được dễ dàng thì các mối nối nên được đánh số [hay ký hiệu] trên bản vẽ mặt bằng hay mặt cắt rồi lập mục lục cho mối nối, sau đó các biên bản được xếp theo thứ tự chỉ ra trên mục lục.

3.Có thể chia mối nối ra theo loại & theo trục của nhà [vị trí]

4.Biên bản, ảnh chụp, bản vẽ xác nhận mối nối cột đầu hồi đảm bảo yêu cầu.

5.Báo cáo, ảnh chụp, bản vẽ chứng minh được cao độ và độ thẳng đứng của cột theo đúng yêu cầu.

6.Biên bản & ảnh chụp xác nhận hệ giằng thép tròn hay giằng cáp đã được căng.

7.Biên bản & ảnh chụp xác nhận xà gồ mái, xà gồ tường đã được chỉnh thẳng. Mối nối xà gồ với khung theo đúng bản vẽ & bulông được siết đạt yêu cầu.

8.Biên bản & ảnh chụp xác nhận dầm cầu chạy đã được điều chỉnh đạt yêu cầu về cao độ, độ thẳng & liên kết.

Đổ vữa chân cột

Thường được thực hiện bởi thầu chính. Vữa chân cột thường là loại không co ngót có cường độ cao.

Lắp tôn mái

Thông thường theo chỉ dẫn của nhà cung cấp thì tôn tường được lắp trước. Nhưng trong thực tế thì tôn mái được lắp trước vì những lý do sau đây:

1.Sớm mái che cho máy móc thiết bị sản xuất của chủ đầu tư được vận chuyển đến công trường.

2.Sớm có mái che cho các hệ thống kỹ thuật [điện, nước, điều hòa] trong nhà. Nhà thầu lắp đặt các hệ thống kỹ thuật sẽ tiến hành công việc sớm hơn nếu sớm có mái che.

3.Nếu lắp tường trước thì các nhà thầu khác [như làm nên bê tông trong & ngoài nhà, lắp đặt hệ thống điện nước] có thể làm bẩn hoặc bẹp tôn tường trong quá trình thi công.

4.Tôn tường chỉ có thể được lắp khi phần chân tường [bằng bê tông hay gạch] được làm trước. Như vậy là phụ thuộc vào nhà thầu khác và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Việc lắp tôn mái trước cũng gây khó khăn cho việc lắp tôn tường như sau:

  • Nó đòi hỏi phải đặt các tấm diềm giữa mái và tường trước.
  • Do có tấm diềm được lắp trước nên việc lắp tôn tường và bông cách nhiệt của tường có khó khăn.

  • Theo xu hướng hiện này thì các loại tôn mái dùng vít để bắt trực tiếp vào xà gồ ngày càng ít được dùng vì có nhiều nguy cơ gây dột cao. Chủ đầu tư cũng không thích mái có mối nối tôn cũng vì nguy cơ dột tại mối nối. Chính vì vậy phần này tập trung vào loại mái không có mối nối tôn;tôn mái được liên kết với xà gồ thông qua kẹp tôn & mối nối gập dọc thoe từng tấm tôn mái.
  • Nhà cung cấp thường mang máy cán tôn di động & các cuộn tôn đến công trường rồi cán thành tôn mái. Vị trí cán tôn tốt nhất là đầu hồi nhà để tiện cho việc cẩu lên mái.

  • Sau khi đã cán đủ tôn thì tiến hành cẩu tôn lên mái. Mỗi lần cẩu từ 10 đến 15 tấm. Các tấm tôn mái này được treo vào một dàn thép nhẹ sau đó cần cẩu [dùng 1, 2, hay 3 cần cẩu là tùy vào chiều dài tôn] nhấc tôn lên mái.
  • Lên đến mái, tôn được đặt vào các giá thép hình chữ nhật có bánh xe có thể lăn trên xà gồ. Giá thép này có một liên kết móc vào xà gồ sao cho không bị rơi xuống đất.

  • Việc vận chuyển tôn trên mái là nguy hiểm do đặc thù công việc [không thể làm sàn công tác cho toàn bộ mái] nên công nhân phải móc thắt lưng an toàn vào giá thép có bánh xe [giá thép này có một liên kết móc vào xà gồ sao cho không bị rơi xuống đất]. Lưới an toàn cũng phải được treo dưới xà gồ cho toàn bộ diện tích mái đáng thi công để nếu có bị rơi thì có lưới đỡ.
  • Sau khi đã đầy, tôn đến vị trí cần thiết thì các công nhân nhấc từng tấm tôn hạ xuống vị trí tập kết. Khoảng cách giữa các chồng tôn này chính là số lượng tấm tôn tại mỗi chồng nhân với chiều rộng của mỗi tấm tôn.
  • Các chồng tôn trên mái phải được buộc chặt vào xà gồ trước khi sử dụng.

Sau đây là trình tự lợp mái:

1.Công nhân đặt 4 5 dải tôn mái liền kề nhau để làm sàn thao tác tạm. Họ dùng sàn đó để trải bông cách nhiệt mái.

2.Băng dính hai mặt dùng để dán vào xà gồ biên và vào xà gồ tại chỗ nối bông cách nhiệt.

3.Sau đó họ nhấc bông đã trải trước đó ở gần đó và dán vào xà gồ nhờ băng dính 2 mặt.

4.Bông cách nhiệt cần được kéo căng để mặt màn che phía dưới của bông không bị nhăn. Dải bông phải thẳng và vuông góc với xà gồ mái.

5.Xem bản vẽ lắp dựng của nhà cung cấp để biết chi tiết các bước của việc nối bông theo chiều dọc và theo chiều ngang của dải bông. Ở 2 đầu của dải bông cách nhiệt [2 đầu của dải tôn mái] thường có chi tiết cấu tạo đặc biệt [tùy thuộc vào loại tôn của nhà cung cấp]nên người phụ trách lắp dựng phải đọc kỹ bản vẽ và hướng dẫn công nhân việc thi công các chi tiết đó.

6.Tiếp theo, các công nhân sẽ nhấc dải tôn mái đặt lên dải bông cách nhiệt vừa được trải.

7.Sau khi trải bông cách nhiệt và tôn mái như thế, được khoảng 15 đến 20 dải tôn thì tiến hành móc kẹp tôn vào xà gồ mái, móc các hèm tôn với nhau để chuẩn bị cho việc nối tôn, neo tôn mái vào xà gồ bằng cách ép chặt các hèm nối.

Sau đó, công nhân sẽ kéo dài tôn tiếp theo và móc hèm âm của nó với hèm dương của dải tôn trước. Giữa hèm của hai dải tôn này có móc của kẹp tôn làm nhiệm vụ neo tôn vào xà gồ.

Đối với loại tôn mái mà liên kết trực tiếp với xà gồ bằng vít tự khoan thì việc lợp mái sẽ đơn giản hơn. Mỗi tấm tôn sau khi được chỉnh thẳng theo chiều dọc và chiều ngang nhà sẽ được cố định ngay bằng vít tự khoan.

Một số lưu ý cho quá trình lợp mái:

  • Phải có sự đồng ý của nhà thầu chính hoặc chủ đầu tư.
  • Toàn bộ khu vực khi công mái phải căng lưới đề phòng công nhân bị rơi. Tuân theo các quy định về an toàn.
  • Đọc kỹ bản vẽ các chi tiết liên kết [liên kết tôn với tôn, liên kết tôn và diềm mái tại biên của nhà]
  • Vị trí tấm tôn đầu tiên có đúng như bản vẽ lắp dựng không?
  • Kiểm tra độ thẳng của tôn theo chiều dọc và chiều ngang nhà. Theo chiều nhà, người ta thường căng dây theo mép mái. Theo chiều ngang nhà, người ta thường kiểm tra mép tôn xem có cách đều một đường thẳng mốc được đánh dấu trước không [đường thẳng mốc song song với khung chính].
  • Mặt dưới bông cách nhiệt phải thẳng và phẳng.
  • Các tấm tôn đã lợp cần được liên kết vào xà gồ trước khi kết thúc ngày làm.
  • Các tấm tôn trên mái mà chưa dùng đến cần được buộc chặt vào xà gồ.
  • Bông cách nhiệt trên mái mà chưa dùng đến phải được che kín bằng bạt tránh mưa.
  • Có biện pháp chống nước mưa cho bông cách nhiệt đã được lợp [nhưng chưa lắp các chi tiết che phủ]
  • Rác trong quá trình lợp mái phải được thu xuống vị trí tập kết rác tại công trường sau mỗi ngày làm việc.
  • Quét sạch mái sau mỗi ngày làm việc. Các phôi sắt có trong quá trình bắt vít tự khoan phải được quét sạch. Loại rác này sẽ nhanh chóng bị gỉ và bám chặt vào tôn khi gặp nước mưa hay sương.

Lắp tôn tường

Xà gồ phải được chống tạm bằng các thanh gỗ để xà gồ không bị võng. Nếu nhịp nhỏ hơn 8m thì cần chống ở giữa nhịp. Nếu nhịp lớn hơn 8m thì cần chống ở 1/3 và 2/3 nhịp.

Diềm che chân tường cần được cố định trước khi lắp tôn tường. Khi cố định thép góc [đỡ diềm chân tường] vào tường, cần phải căng dây để đảm bảo nó thẳng và theo đúng mép ngoài của xà gồ tường.

Mặt bằng nền đất dọc theo tường cần được làm phẳng và đầm chặt để phục vụ cho việc kê giáo và di chuyển giáo.

Bông cách nhiệt được trải từ trên mái xuống, bông được giữ tạm bằng băng dính 2 mặt [được dán vào thanh thép phía trên]

Ở phía dưới, bông cách nhiệt cũng được tạm giữ bằng băng dính 2 mặt [dán vào diềm che chân tường]

Bông cách nhiệt được nối với nhau theo chiều dọc bằng ghim kim loại.

Sau đó người ta kéo tôn lên, giữ ở vị trí cần lắp và cố định với xà gồ tường bằng vít tự khoan.

Kiểm tra định kỳ [sau 3 đến 5 tấm tôn] độ thẳng của tôn bằng dọi.

Lau sạch tấm tôn tường sau khi lắp xong.

Yêu cầu khi lắp tôn tường

  • Đọc kỹ bản vẽ chi tiết tôn tường tại chỗ giao nhau với tường gạch và mái.
  • Vị trí tấm tôn đầu tiên
  • Tôn lắp phải đảm bảo phẳng và thẳng đứng.
  • Hàng vít phải nằm ngang và thẳng. Các vít cách đều nhau. Vị trí bắn vít theo đúng yêu cầu trên bản vẽ lắp dựng.
  • Mối nối tôn theo chiều đứng không có khe hở.
  • Mối nối tôn theo chiều ngang phải thằng và nằm ngang.
  • Cần có súng bắn vít chuyên dụng để vít không quá lỏng hoặc quá chặt.

Shun Deng tự hào thi công nhà xưởng công nghiệp giá rẻ

Shun Dengchúng tôi nhận tư vấn thiết kế, thi công công trình công nghiệp dân dụng. Với đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết, đầy đam mê cùng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất có thể.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY

Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN VSIP II, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Hotline : 0979012177 [Mrs. Thắm]

Email :

Xem thêm:
  • Phong cách thiết kế nội thất văn phòng tại Hải Phòng 2021
  • Nhà tiền chế là gì? Ưu điểm của nhà thép tiền chế
  • Vệ sinh nhà xưởng
  • Tư vấn thiết kế Kim chỉ nam cho những giấc mơ
  • Thành phần xi măng bao gồm những gì? Nguyên liệu sản xuất xi măng bao gồm những chất gì?

Video liên quan

Chủ Đề