Quy chế dân chủ trong trường Tiểu học violet

 UBND HUYỆN  THÁI THỤYTRƯỜNG MN THÁI HỌC                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                                                                                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                                                                -------------       

Số: 13/BC-MNTH                                                                        Thái Học, ngày  23 tháng 3  năm 2020.     


                                                                              BÁO CÁO 
                                      VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC

                                                                 Từ tháng 3/2015 - 3/2020

    Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.    Căn cứ kế hoạch số 01/KH-HĐND-BPC ngày 10 tháng 3 năm 2020 của HĐND huyện Thái Thụy về kế hoạch giám sát việc thực hiện dân chủ của cơ sở giáo dục.    Căn cứ vào quá trình thực hiện quy chế dân chủ của trường trong 5 năm.  Trường mầm non Thái Học đánh giá kết quả thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường từ 3/2015 - 3/2020 như sau:    I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ    1. Đặc điểm tình hình.    - Từ tháng 3/2015- 9/2019 số lượng biên chế giáo viên nhà trường được UBND huyện giao đủ so với cơ cấu nhóm lớp. Từ tháng 10/2019 số lượng giáo viên/nhóm lớp bình quân 1,5 GV/nhóm, lớp.    - Năm học 2019 - 2020 tại thời điểm báo cáo nhà trường có 14 cán bộ giáo viên và nhân viên: CBQL: 2; nhân viên hành chính:1; Giáo viên đứng lớp 11/7 nhóm lớp. 100% giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.     - Tập thể Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên của nhà trường  có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước, chấp hành nội quy, quy chế của ngành của trường và địa phương đề ra. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ cho việc dạy và học.Tích cực đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng CM, bảo vệ lẽ phải. Phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn. Thực hiện “Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công, vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.   - CBGV-NV trong nhà trường có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và tích cực đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nói đi đối với làm. Trung thực, khách quan xây dựng đoàn kết nội bộ.     - Nhà trường có các hội đồng tư vấn và các đoàn thể, gồm 3 tổ chuyên môn, tổ nhà trẻ, tổ mẫu giáo và tổ văn phòng. 100% CBGV-NV đã được đào tạo trên chuẩn, đội ngũ khá vững mạnh về chuyên môn, về cơ bản trường đã đủ số lượng CBGV-NV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.    II. Kết quả thực hiện dân chủ.    1. Công tác quán triệt, triển khai thực hiện qui chế dân chủ.    - Vào đầu các năm học nhà trường đã triển khai Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ năm học tới toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động học tập Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ [QCDC] trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp, công lập; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/6/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ giáo dục và Đào tạo; Phổ biến QCDC trong hoạt động của Trường. Cụ thể hóa nội dung vào các quy chế hoạt động của nhà trường. Trọng tâm là thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ…    - Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhà trường được thành lập ngay sau Hội nghị CBCC theo quyết định của Hiệu trưởng.    - Sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo đã tổ chức họp và xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên.    - Ban chỉ đạo tổ chức xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở dựa trên nguyên tắc, nội dung các văn bản hướng dẫn của các cấp về Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở vào thực tiễn điều kiện của nhà trường từng năm học.    - Đưa Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở lấy ý kiến đóng góp bổ sung của toàn thể CB, GV, NV nhà trường ngay trong đầu năm học để hoàn thiện, bổ sung Quy chế và thông qua trước Hội nghị CBVC hàng năm.    - Chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ năm học với biện pháp lồng ghép vào các hoạt động của nhà trường từng tuần, tháng, các đợt thi đua, học kì và cả năm học.    - Mỗi năm học Ban chỉ đạo đều kiện toàn lại quy chế hoạt động, lịch thời gian kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung và sơ kết đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo, kết quả thực hiện Quy chế trong năm học.    - Ban chỉ đạo duy trì lịch họp mỗi tháng 1 lần để kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện Kế hoạch và các điều chỉnh, bổ sung cho Quy chế. Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo:    - Các văn bản đã ban hành để thực hiện QCDC ở đơn vị.    + Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trongnhà trường.    + Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường mỗi năm học.    + Quy chế phối hợp công tác giữa Công đoàn và nhà trường.    + Quy chế chi tiêu nội bộ.    + Tiêu chí thi đua khen thưởng CBGV- NV-HS    + Quy chế làm việc đơn vị.    + Kế hoạch thực hiện xây dựng cơ quan văn hóa.    + Quyết định thành lập Hội đồng thi đua - Khen thưởng.    + Quyết định phân công nhiệm vụ năm học.    - Công tác chuyên môn:           + Triển khai đấy đủ các văn bản, kế hoạch, việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, CSGD trẻ.    2. Việc thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường.    2.1. Việc thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng.    - Hiệu trưởng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện QCDC, trau dồi đạo đức tác phong nhân viên đánh giá đúng năng lực CBGV theo quy định đúng quy trình của cấp trên đề ra. Đánh giá xếp loại GV hàng năm được thực hiện một cách khách quan, công bằng.         - Hiệu trưởng Nhà trường chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của trường, cụ thể hóa các quy chế, quy định và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện QCDC trong Trường.         - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về tất cả các hoạt động trong nhà trường, trong các kỳ họp hội đồng, hiệu trưởng đã đánh giá việc thực hiện QCDC của cá nhân và tập thể công khai các hoạt động một cách rõ ràng.    -  Hiệu trưởng đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của CBGV-NV những việc làm được, những việc chưa làm được từ đó nhắc nhở động viên CBGV-NV điều chỉnh kịp thời bằng cách thông qua các cuộc họp    + Họp Hội đồng trường: 2 lần/học kỳ.    + Họp toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường: 1 lần/ tháng.    + Họp Hội nghị công chức - viên chức: 1 lần/ năm.    + Họp liên tịch: Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng - CTCĐ - khối trưởng: 1 lần/ tháng.     a. Thực hiện nghiêm túc thực hiện chế độ công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, người học:    . - Các tổ chức, đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Trường; phát huy vai trò làm chủ của cán bộ, viên chức và người lao động; tạo môi trường làm việc trong sáng, lành mạnh          - Công khai việc bình xét thi, tổ chức họp ban thi đua mỗi tháng 1 lần để họp xét và công khai cụ thể kết quả đạt được của từng cá nhân và tập thể, đọc rõ những kết quả và tồn tại của từng CBGV-NV, tổ chức lấy ý kiến và lắng nghe ý kiến của các cá nhân. Việc đánh giá căn cứ vào nội dung đăng kí của từng cá nhân, đúng với qui định xếp loại, đánh giá theo chuẩn.    - Tổ chức bình chọn, sắp xếp danh hiệu theo thứ tự từ các tổ, phân rõ các nội dung khen thưởng cho từng cá nhân và tập thể, họp ban thi đua của nhà trường bình chọn và công khai trước hội đồng, việc thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, chính xác phù hợp với tình hình chung của nhà trường.    - Việc bình xét học sinh tiêu biểu, quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đều thực hiện đúng trình tự, đầy đủ thủ tục, công khai để giáo viên và phụ huynh được biết, do đó không có giáo viên và phụ huynh thắc mắc về đánh giá, xếp loại, học sinh và tặng quà ủng hộ học sinh khó khăn.          - Công khai những đóng góp của phụ huynh để phụ huynh và học sinh được biết, cuối kì công khai số tiền sử dụng, còn hay hết, được công khai dân chủ trước GV-NV và phụ huynh.    - Triển khai đầy đủ các văn bản có liên quan, niêm yết tại văn phòng những thông tin, danh sách CBGV-NV được hưởng các quyền lợi đúng theo qui định của pháp luật.    - Chi trả lương hàng tháng, giải quyết các chế độ nghỉ thai sản, làm thêm giờ, tiền thưởng… đúng thời gian, được triển khai đầy đủ để CBGV-NV được biết.    - Công tác xét nâng lương: Kế toán nhà trường chủ động từng thời kì và công khai đầy đủ những cá nhân đến kì nâng lương, nộp đủ các giấy tờ có liên quan, do đó trong các năm học không có CBGV-NV thiếu sót. Việc nâng lương trước thời hạn được làm đúng thủ tục, đúng đối tượng và được thực hiện công khai.    - Công khai tài chính theo thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính. Công khai ngân sách giao hàng năm trước hội đồng nhà trường. Công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.    b. Công khai kinh phí tự chủ, không tự chủ của đơn vị và kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh:    + Kinh phí của ban đại diện CMHS:    - Quỹ hội CMHS của nhà trường do phụ huynh quản lý, thu chi…Nhà trường chỉ có vai trò tham mưu với hội CMHS trong việc quản lý và chi quỹ hội. Kinh phí của Hội được công khai tới phụ huynh học sinh tại hội nghị đầu năm,  cuối năm… việc thu tiền quỹ hội cũng được thông qua trong buổi họp phụ huynh đầu năm học và được 100% phụ huynh nhất trí.    + Kinh phí ngân sách tự chủ:- Đảm bảo chi đủ lương, phụ cấp, công tác phí…theo quy định. Bên cạnh đó nhà trường đã mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ dạy và học như: sửa máy tính, tài liệu thiết tài liệu, tủ đựng hồ sơ, sữa chữa bàn ghế học sinh, sữa chữa...    - Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện và công khai giá cả sau khi mua sắm, cung cấp nơi mua sắm để tiện cho CBGVNV kiểm tra, giám sát…    + Kinh phí không tự chủ:    - Các kinh phí được cấp đều công khai trước hội đồng, chi tiêu có bàn bạc, theo dõi thu, chi cụ thể, có đầy đủ hồ sơ.    - Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện.    2.2. Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của viên chức người, lao động.    + Thực hiện nội qui, qui chế.    - 100% CBVC đã nghiêm chỉnh chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước. Chấp hành tốt nội quy, quy chế trường học, kỷ luật lao động, luôn nêu cao được tinh thần đoàn kết, yêu thương học sinh, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng phụ huynh học sinh, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất chính trị và đạo đức của cô giáo được giữ gìn trong sáng, uy tín của nhà trường được nâng lên rõ nét.    - CBGV-NV hiểu rõ hơn về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình như: Đóng góp xây dựng kế hoạch phát triển trường lớp, công tác tuyển sinh, chất lượng CSGD, quy chế dân chủ và quy chế chi tiêu nội bộ trường học và các hoạt động trong nhà trường; Góp ý xây dựng các phong trào thi đua, Góp ý xây dựng, sửa chữa, mua sắm và các hoạt động khác.          + Việc thực hiện những điều cán bộ, viên chức được biết.    - Các văn bản chỉ thị của cấp trên, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước liên quan đến giáo dục đều được thông báo trên trang hộp thư nhà trường, hộp thư riêng của từng GV-NV, trong các cuộc họp, hội nghị, thông báo bằng văn bản cho các tổ chức công đoàn, tổ chức chuyên môn hoặc phổ biến rộng rãi kịp thời đến tận từng CBGV để mọi người được biết.    - Kế hoạch năm học được triển khai tận mỗi CBGV, nghiên cứu thảo luận bàn bạc, đề ra biện pháp thực hiện, năm, tháng, tuần đều được thảo luận góp ý. Từ đó mọi việc đều được thực hiện tốt.    - Kinh phí hàng năm do ngân sách cấp, các nguồn kinh phí tài chính khác đều được công khai đầy đủ.    - Việc tuyển dụng, Khen thưởng Kỷ luật và đề bạt CB đều đúng quy trình đảm bảo công khai dân chủ.    - Trong đơn vị không xảy ra hiện tượng tiêu cực như đơn thư khiếu nại, tham nhũng…    - Nội quy, quy chế nhà trường thảo luận đi đến thống nhất thực hiện một cách nghiêm túc.    + Việc thực hiện những điều cán bộ, viên chức tham gia ý kiến với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng:    - Hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương của Đảng, giải pháp thực hiện những vấn đề, nhiệm vụ liên quan đến giáo dục trong nhà trường.    -100% CBGV-NV được tham gia góp ý xây dựng như: Kế hoạch năm học; Kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua, tham gia đánh giá xếp loại các phong trào thi đua đều được đánh giá khách quan, dân chủ; Báo cáo sơ kết định kỳ, năm học CBGV  được góp ý, bổ sung để hoàn thiện.    - Tổ chức cho CBGV góp ý đề ra các biện pháp cải tiến và bổ sung lề lối làm việc, phòng chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa bệnh quan liêu, sách nhiễu.    - Công khai đầy đủ kế hoạch tuyển dụng bồi dưỡng CBGV.    - Nhà trường đã tuyên truyền phổ biến những quy định về quyền và nghĩa vụ của CBGV- NV đến 100% CBGV-NV được biết, những vấn đề liên quan đến lợi ích và đời sống của CBGV-NV. Có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước tập thể trường về các công việc của trường như: Việc sử dụng công quỹ, tài sản, việc thu chi tài chính, quyết toán các công trình sửa chữa nhỏ, công tác khen thưởng, kỉ luật. Việc mua sắm các tài sản lớn của nhà trường đều được đưa ra bàn bạc trong chi bộ, ban giám hiệu, lấy ý kiến và công khai trước tập thể, do đó tất cả CBGVNV điều được biết và giám sát. Giá cả mua sắm, nơi mua sắm đều được công khai, tạo điều kiện cho CBGVNV giám sát.+ Việc thực hiện QCDC trong công tác phân công CBGVNV đúng người đúng việc, tài chính, chuyên môn, việc thực hiện 3 công khai theo TT09/ BGDĐT hướng dẫn Bộ GD&ĐT, công tác cải cách hành chính, tuyển sinh…    - Việc thực hiện quy chế dân chủ đã được cụ thể hóa bằng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo, các thành viên trong toàn cơ quan theo từng chức năng nhiệm vụ của mỗi người.- Hiệu trưởng đã ra quyết định phân công nhiệm vụ đúng Điều lệ.    -  Các tổ chuyên môn đã cụ thể hóa nhiệm vụ cho mỗi tổ viên của mình và thực hiện kế hoạch mỗi tổ.- Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, các quy định về thu chi tài chính ngân sách và các chế độ, quyền lợi của cán bộ, viên chức. Nhà trường đã công khai toàn bộ các hoạt động theo lịch định kỳ.2.3. Hoạt động của ban thanh tra nhân dân trong việc giám sát kiểm tra hoạt động của nhà trường.2.4. Vai trò và trách nhiệm của chi ủy, chính quyền và các đoàn thể.    -  Chi bộ nhà trường đã tổ chức cho CBGV-NV bàn bạc và xây dựng quy chế dân chủ vào đầu các năm học. Xây dựng ban thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở  có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.         - Chi bộ nhà trường đã nhận thức rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường là gắn với xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, cũng như thực hiện có hiệu quả nhất là những quy định của luật giáo dục theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của trường thông qua các hình thức dân chủ, đảm bảo cho CBGV- NV được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, tham gia vào sự phát triển chung của nhà trường. Đồng thời, việc thực hiện dân chủ trong trường cũng nhằm phát huy quyền làm chủ CBGV- NV, phụ huynh và học sinh, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.          Vào đầu các năm học Hiệu trưởng đã tổ chức họp với cha mẹ học sinh, trả lời tất cả các câu hỏi của cha mẹ học sinh một một cách cởi mở, thẳng thắn nhằm tháo gỡ những khó khăn, đề xuất của phụ huynh và đưa ra các giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục. Buổi đối thoại đã thể hiện được tính dân chủ và được cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương đánh giá cao.    - Hàng tháng chi bộ có kế hoạch chỉ đạo chung các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể, kế hoạch được triển khai đến từng tổ chức và chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện, hàng tháng công đoàn nhà trường nộp báo cáo về chi bộ theo định kì.    - Việc thực hiện dân chủ trong trường đã thể hiện sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong trường.    - Thực hiện dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ trong sinh hoạt Đảng lắng nghe ý kiến kiến đóng góp của quần chúng về xây dựng tổ chức Đảng, góp ý cho cán bộ đảng viên.    - Các đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của trường, phát huy vai trò làm chủ của CBGV- NV tạo môi trường làm việc trong sáng, lành mạnh.    3. Việc thực hiện dân chủ trong giải quyết với phụ huynh.    - Trong 1 năm học có 3 lần  họp phụ huynh [đầu năm học, đầu học kỳ II và cuối năm học] tổ chức Hội nghị các bậc cha mẹ của học sinh để thông báo công khai nội quy, quy chế, những quy định trong việc CSGD trẻ, kế hoạch và nhiệm vụ năm học, dự thảo thu chi trong năm học, thông báo kết quả chăm sóc giáo dục trẻ. [học tập, và tình hình sức khỏe của học sinh]... Phụ huynh được bàn bạc thống nhất trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong CSGD trẻ.           - Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của các bậc cha mẹ học sinh hoặc người bảo hộ học sinh để phản ánh cho hiệu trưởng.    - Phụ huynh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với BGH nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp, hoặc thông qua Ban đại diện cha, mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.     - Nhà trường luôn tạo môi trường công khai, dân chủ cho mọi tầng lớp của cộng đồng đặc biệt là phụ huynh hiểu giáo dục hơn, hiểu nhà trường hơn, có điều kiện để “Biết, bàn, làm, kiểm tra” các hoạt động, tạo điều kiện cho mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.    III. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân:    1. Ưu điểm:- Trong thời gian qua việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo tốt, tạo cơ sở và tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.    + Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí công tác đối với cán bộ, công chức đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ và phát huy được khả năng của mỗi cá nhân.    + Công tác luân chuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc theo văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.    + Việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời không để dây dưa tồn đọng các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức.    + Việc sử dụng ngân sách đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.    - Công tác cải cách thủ tục hành chính đã được quan tâm chú ý. Hạn chế việc tổ chức hội họp không cần thiết, tăng cường đối thoại và tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ.    - Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở mà nhà trường đã phát huy được tiềm năng, trí tuệ của tập thể trong việc tham gia xây dựng nhà trường và các tổ chức đoàn thể ngày càng vững mạnh.    - Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ trong cơ quan. Mở ra một cơ chế trao đổi thẳng thắn, bình đẳng, dân chủ và xây dựng trong góp ý, phê bình đối với cán bộ, công chức, viên chức.    2. Hạn chế, nguyên nhân:    - Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình tuy đã có chuyển biến nhưng chưa thực sự rõ nét.    - Chưa cập nhật một cách kịp thời những thông tin mới, những thay đổi mới có liên quan.    - Việc báo cáo định kỳ của các đoàn thể trong trường đôi khi còn chưa kịp thời.          * Nguyên nhân:          - Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đều là CBGVNV kiêm nhiệm, công tác kiểm tra chưa chuyên sâu nên việc triển khai một số hoạt động còn hạn chế.    III. Phương hướng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.     - Tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ  thị số 30 CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 04/2015NĐ-CP Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.        - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng trong việc đẩy mạnh thực hiện QCDC và là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động trong Trường.        - Thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; cải cách hành chính; đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.          - Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức; tổ chức các phong trào thi đua; xây dựng cơ quan văn hóa; xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh.         - Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện QCDC ở các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và Ban thanh tra nhân dân theo chương trình, kế hoạch. Kịp thời động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt QCDC đồng thời có biện pháp chấn chỉnh các đơn vị thực hiện chưa tốt.    Trên đây là kết quả thực hiện quy chế dân chủ từ tháng 3/2015-3/2020 của trường mầm non Thái Học. Nơi nhận:- Phòng nội vụ [để b/c];- Phòng Giáo dục [để b/c];- Ban giám hiệu;- CTCĐ, TTrND;

- Lưu VT                                                                                 PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                      Phạm Thị Gấm     

Video liên quan

Chủ Đề