Quy trình xử lý tai nạn gồm có bao nhiêu bước

Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được quy định như thế nào?

Thứ sáu, 5/10/2018 | 11:31 GMT+7

1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.

2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y [nếu xét thấy cần thiết].

4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.

5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này.

7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:

a] Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;

b] Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;

c] Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;

d] Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;

đ] Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.

8. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.

[CSPL: Điều 11 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP]

Chia sẻ

Tin đã đưa

  • 05-10-2018 Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
  • 05-10-2018 Khi nào thì thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
  • 05-10-2018 Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?
  • 05-10-2018 Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
  • 05-10-2018 Xin cho biết những đối tượng nào trong doanh nghiệp bắt buộc phải huấn luyện về ATVSLĐ?
  • 05-10-2018 Xưởng sửa chữa ô tô của tôi có xe nâng hàng nhưng chỉ nâng hàng trong kho, không tham gia giao thông hay nâng hàng bên ngoài. Vậy xưởng có cần kiểm định xe nâng không?
  • 05-10-2018 Công ty tôi có sử dụng lao động lái xe cẩu nhưng chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy có vi phạm không? Vì sao?
  • 05-10-2018 Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách quy định phải đáp ứng một trong các điều kiện gì?
  • 05-10-2018 Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động làm theo chế độ chuyên trách hay bán chuyên trách?
  • 05-10-2018 Công ty chúng tôi là đơn vị sản xuất điện có phải bố trí bộ phận an toàn vệ sinh lao động không?

Video liên quan

Chủ Đề