Sách Tư duy Tích cực - Bạn Chính là Những Gì Bạn Nghĩ

Chi tiết sản phẩm

Nhập khẩu/ trong nước

Loại phiên bản

Nhà Phát Hành

Nhà phát hành: First News - Trí Việt Tác Giả: Nhiều tác giả Ngày phát hành: 2020 Số trang: 144 Kích thước: 13 x 20.5 cm NXB: NXB Tổng hợp TP.HCM Xuất xứ: Trong nước Ngôn ngữ: Tiếng Việt Giá bìa: 58.000VND Mô tả sản phẩm: Khi tìm hiểu về một chủ đề, chúng ta nên xem xét vấn đề trong ngữ cảnh của nó và đặt một số câu hỏi căn bản. Những câu hỏi tuy bình thường nhưng vẫn đáng để suy ngẫm. Câu hỏi đánh thức sự hứng thú, sự tò mò của chúng ta, chúng gợi mở tư duy, kích thích trí thông minh và mở cánh cửa trí tuệ để khám phá những chiều kích khác nhau của cuộc sống và của chính bản thân chúng ta. Đó là năm câu hỏi nổi tiếng bắt đầu bằng năm chữ cái “W” - Why, What, Who, When, Where [Tại sao, Cái gì, Ai, Khi nào, Ở đâu], và cũng đừng quên có chữ ‘H’ kèm theo: How [Như thế nào]. Có một câu nói rất hay rằng: "Tôi thà biết vài câu hỏi còn hơn biết tất cả các câu trả lời." Vì sao vậy? Hầu hết chúng ta nghĩ rằng nếu biết tất cả những câu trả lời đúng, chúng ta sẽ thành công và hạnh phúc. Nhưng điều này chỉ đúng trong một chừng mực nào đó. Một đáp án đúng luôn có sẵn và được áp dụng cho các vấn đề toán học, nhưng với đời sống vốn phức tạp, mơ hồ, dễ đổi thay thì một câu hỏi không chỉ có một đáp án đúng - tất cả tùy thuộc vào điều mà bạn tìm kiếm. Đó là lý do vì sao chúng tôi bắt đầu cuốn sách này bằng cách xem xét quan niệm cá nhân về sự thành công: bởi câu trả lời "đúng" tùy thuộc vào điều chúng ta muốn đạt được. Và nếu bạn luôn có sáu câu hỏi này bên mình như những người bạn tốt, thì sẽ còn rất ít điều trong cuộc sống vượt ngoài sự hiểu biết của bạn. Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu với "Why" [tại sao]. Tại sao tư duy tích cực lại là một kỹ năng quan trọng cần phải được phát huy? Điều đó là hiển nhiên bởi bối cảnh mà tất cả chúng ta đang sống, cũng như sự hiểu biết về bộ não kỳ diệu và về những quan hệ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ đặt câu hỏi "What" [gì]. Tư duy tích cực là gì và nó hoạt động ra sao ["How"]? Nó vận hành như thế nào và làm sao chúng ta có thể áp dụng tư duy tích cực trong cuộc sống của mình? Cuối cùng là ba câu hỏi còn lại trong danh sách, có tên "Who" [ai], "When" [khi nào] và "Where" [ở đâu]. Những câu hỏi này khá đơn giản và không cần nhiều thời gian để giải đáp nên chúng ta sẽ trả lời ngay bây giờ. Đầu tiên: "Who? - Ai cần học tư duy tích cực?". Nó ứng dụng cho những ai? Câu trả lời quá dễ phải không? Cho tôi. Cho bạn. Ai cần học tư duy tích cực nếu không phải là tất cả chúng ta? Kế tiếp, "When" và "Where" - Tôi nên áp dụng tư duy tích cực trong bối cảnh nào và vào lúc nào trong ngày? Ồ, một lần nữa câu trả lời lại thật đơn giản: Ở đây, ngay nơi bạn đang đứng và đang sống và ngay bây giờ, vào mọi khoảnh khắc của bạn. Chẳng có lý do gì để trì hoãn một công việc đầy hứa hẹn; và với một việc tốt và có ích như thế thì thời gian là "bây giờ", địa điểm là "ở đây" và bạn chính là người để làm việc đó. Như vậy là chúng ta đã giải quyết xong một nửa các câu hỏi. Và việc này diễn ra trước khi chúng ta bắt đầu cuốn sách này.

Một năm 2020 đầy sóng gió đã trôi qua, chắc hẳn mỗi người chúng ta vẫn còn rất nhiều điều nuối tiếc chưa hoàn thành được. Một năm vừa qua phải nói là vô cùng khó khăn khi có những chuyện không vui, những chuyện làm ta nản lòng cứ liên tiếp xảy ra. Nhưng thật ra, đôi lúc chính suy nghĩ của bạn mới là thứ khiến những chuyện xấu cứ liên tiếp xảy ra, chứ chẳng phải bất kỳ một yếu tố ngoại cảnh nào. Tôi đã từng có quãng thời gian rất khó khăn khi bước vào một môi trường mới, vì cứ lo sợ mình sẽ làm gì đó khiến người khác không thích. Nhưng rồi dần tôi hiểu rằng đó chỉ do suy nghĩ của tôi mà thôi. Khi tôi mở lòng mình, sống thoải mái hơn, những điều tốt lành cứ tự nhiên đến với tôi. Đó chính là khi tôi biết suy nghĩ tích cực hơn, biết sử dụng sức mạnh của tâm trí để thúc đẩy bản thân vượt lên những điều có vẻ tiêu cực và hữu hạn trước mắt, cho phép bản thân bước về phía ánh sáng của sự thông thái, biết rằng tôi có thể học hỏi để vượt lên khỏi những điều khó khăn trong cuộc sống. Đó là cách thay đổi mọi thứ. Tư duy tích cực chắc chắn sẽ là điều bạn cần để thay đổi bản thân, vứt bỏ những điều không tốt đẹp ở năm cũ, và xây dựng một bản thân hoàn toàn mới với tư duy tích cực hơn.

Bạn đã bao giờ dừng lại để quan sát những hình ảnh đang hiện diện trong tâm trí bạn, cũng như những suy nghĩ mà bạn đang tạo ra? Ước tính mỗi người trung bình có khoảng 30,000 - 50,000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều suy nghĩ hơn, có thể lên đến 80,000 suy nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng, thần kinh khi gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra lúc ấy có đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn. 

Về tác giả Trish Summerfield và Anthony Strano

Cô Trish Summerfield đến Việt Nam năm 1998 là điều phối viên của chương trình Giá trị Sống từ năm 1999-2016, cô đã thực hiện nhiều khoá huấn luyện cho hơn 15.000 giáo viên ở Việt Nam. Cô có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và trải nghiệm trong lĩnh vực Tư duy Tích cực, Giá trị Sống, Quản lý Giận dữ, Lãnh đạo Nội tâm, Nhận thức Bản thân,… tại nhiều nước trên thế giới. Cô là diễn giả chính tại nhiều cuộc hội thảo ở Châu Á và rất nhiều buổi nói chuyện tại Việt Nam tại các tổ chức như ĐSQ Ấn Độ, ĐSQ Campuchia, FPT, Bệnh viện tâm thần tp. Hồ Chí Minh … Cô còn là diễn giả thân thuộc với người Việt Nam qua hơn trăm chương trình Quà tặng Cuộc sống phát sóng hàng tuần trên VTV2, chương trình Người đương thời VTV1, chương trình Việt Nam và tôi,… cùng hàng trăm các chương trình đào tạo và tập huấn thường xuyên tại Trung tâm Giá trị Sống và Inner Space cũng như các khóa huấn luyện dài ngày cho các nhóm làm công tác giáo dục, đội ngũ nhân viên UNICEF, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập Đỏ,…

Anthony là một người Úc gốc Ý sống ở Athens, Hy Lạp. Anh ấy là một nhà văn, giáo viên và du khách. Ông là thành viên của Đại học Tâm linh Brahma Kumaris, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Rajasthan, Ấn Độ. Ông chỉ đạo các trung tâm thiền của họ trên khắp Hy Lạp và Hungary và các hoạt động của họ ở Síp, Bulgaria. Ông đã thực hành thiền Raja Yoga trong 35 năm qua và đã đi đến hơn 40 quốc gia để thực hiện các cuộc hội thảo và khóa tu.

Tư duy tích cực là gì?

Tư duy tích cực, nếu xét về mặt tâm lý, thì nó giống như sự tự tin, giúp cá nhân khám phá hết những khả năng tiềm tàng vô tận. Tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người, là khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Nói cách khác, không có sáng tạo của từng cá nhân thì xã hội sẽ không thể phát triển. Hơn thế, tư duy tích cực sẽ giúp hình thành một môi trường văn minh, lành mạnh và tạo ra sức mạnh lấn át những tư duy tiêu cực.

Cuốn sách gồm 6 chương, với những câu chuyện, những vấn đề mà mỗi chúng ta đang phải đối mặt hằng ngày nhưng lại không thể khắc phục: 

Chương 1: Hạt giống suy nghĩ

Chương 2: Công cụ hỗ trợ duy trì trạng thái tích cực

Chương 3: Khẳng định ý nghĩ tích cực

Chương 4: Gieo tính cách - Gặt số phận

Chương 5: Chất lượng tư duy tạo nên chất lượng cuộc sống

Chương 6: Xây dựng một cuộc sống tích cực

Nghe tên tiêu đề chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy nó rất quen thuộc nhưng cũng rất đỗi tò mò về những điều tác giả bàn luận trong đó. Cuốn sách này tuy không dài, nhưng mỗi chương, mỗi bài học nó đem lại thì vô cùng quý giá. 

Bạn chính là những gì bạn nghĩ

Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. Suy nghĩ của chúng ta cũng như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. 

Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta sẽ kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.

5 loại suy nghĩ chính

1. Suy nghĩ tích cực: Dạng suy nghĩ này mang lại lợi ích cho ta và cho người khác. Đó là suy nghĩ với thái độ lạc quan, chấp nhận, khoan dung… 

Ví dụ khi nhìn thấy nửa ly nước, bạn sẽ thấy “nửa ly có nước” thay vì “nửa ly không có nước”, nghĩa là bạn nên tập trung vào những điểm mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của bản thân, của người khác và tình huống - chú ý vào cái bạn có. Nghiên cứu cho thấy rằng những người suy nghĩ tích cực không chỉ hạnh phúc hơn mà còn khỏe mạnh hơn. 

2. Suy nghĩ tiêu cực: Dạng suy nghĩ này có hại cho bản thân, những người xung quanh và đời sống hàng ngày. Đó là những suy nghĩ mang thái độ giận dữ, hẹp hòi, ganh tỵ, dằn vặt bản thân, chỉ trích người khác… Suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cạn kiệt năng lượng, bản thân cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng và khó có thể tập trung làm bất cứ chuyện gì. 

Nếu ta không biết dừng những suy nghĩ tiêu cực này lại, nó sẽ trở thành thói quen và dẫn đến trầm cảm - căn bệnh đang có xu hướng gia tăng trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Khi ai đó suy nghĩ tiêu cực, họ thường sợ hãi và làm cho những người xung quanh cũng lo sợ. 

3. Suy nghĩ lãng phí: Suy nghĩ về quá khứ hay những điều vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân như “Tại sao lại thế?”, “Giá như”... những ý nghĩ nghi ngờ, hối tiếc, ảo tưởng, lo lắng về những điều nhỏ nhặt và những điều ta chẳng bao giờ chịu thực hiện để thay đổi mà cứ nghĩ mãi về nó.

Tập trung vào những việc vượt ngoài tầm kiểm soát của mình cũng giống như tình trạng để cho vòi nước chảy không - toàn bộ năng lượng của tiết kiệm năng lượng của  chúng ta hao phí đến kiệt quệ! Như vậy, hãy tiết kiệm năng lượng bằng cách kiểm tra “vòi nước” của mình, đừng để năng lượng tâm trí tiêu hao lãng phí.

4. Suy nghĩ cần thiết: Là dạng suy nghĩ mang tính lập kế hoạch, như “Tôi cần gặp người ấy vào giờ này”, “Tôi phải đi đến nơi đó”, “Tôi cần mua một ít gạo”...

5. Suy nghĩ hướng thượng: Là những suy nghĩ dựa trên nền tảng các giá trị, các phẩm chất như bình an, nhân ái, hợp tác… Đó là những suy nghĩ xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống, hay những sự việc diễn ra xung quanh ta.

Khi suy nghĩ hướng thượng, ta không chỉ quan tâm đến những vấn đề đang diễn ra mà còn quan tâm đến cả kết quả của hành động. Một ví dụ về suy nghĩ hướng thượng đó là nghĩ cách tạo dựng một doanh nghiệp có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nhưng cũng tôn trọng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Có câu nói rất hay là “Ăn gì bổ nấy”, nghĩa là chúng ta sẽ trở thành điều mà chúng ta giữ lấy trong nhận thức. Giữ lấy những phẩm chất tốt đẹp của người khác trong nhận thức của mình cũng giống như cho tâm trí ta “ăn” những suy nghĩ tích cực, hướng thượng, qua đó sẽ giúp phát triển những điều tốt đẹp ấy trong ta. 

Công cụ hỗ trợ duy trì trạng thái tích cực

Một cậu bé bị bạn bè trêu chọc, rất nhiều lần bị gọi là “con trâu”. Rồi cậu bắt đầu tin mình là… con trâu. Niềm tin này trở thành lời khẳng định tiêu cự trong cậu “Mình là một con trâu”. Ngày nọ, đã quá giờ tan trường, các bạn khác đều đã rời khỏi lớp những cậu bé vẫn ngồi yên tại chỗ của mình. Thấy lạ, cô giáo liền hỏi tại sao cậu không về nhà, cậu trả lời “Em là một con trâu và em quá to để lọt qua cửa”.

Sự khẳng định là dạng suy nghĩ vô thanh bên trong tâm trí bạn, là những lời bạn vô tình nói ra, và cũng là những hình ảnh bạn đang mường tượng đến. Khẳng định có thể tích cực hay tiêu cực, như trong câu chuyện trên.

Tính khẳng định thể hiện trong câu nói mà bạn tin, hoặc bạn rất mong đó là sự thật. Có 3 nguyên tắc để sử dụng hiệu quả những lời khẳng định:

    • Thứ nhất, luôn sử dụng câu nói ở thì hiện tại-không phải “Tôi sẽ làm…” mà là “Tôi làm…”.

    • Thứ hai, hãy nói những câu này ở ngôi thứ nhất. Nói cách khác bắt đầu tất cả các lời khẳng định của mình bằng “Tôi là…”, “Tôi có…” hoặc “Tôi có thể…”.

    • Thứ ba, hãy bảo đảm những câu nói này phải được thể hiện theo cách khẳng định, chứ không theo cách phủ định-ví dụ, “Tôi tự do thoát khỏi với stress” thay vì “Tôi không bị stress”.

Hãy thường xuyên nói những câu khẳng định trong ngày. Càng vận dụng nhiều, bạn càng nhanh tiến bộ. Lúc đầu, bạn nên tự nhắc nhở mình bằng cách dán một mảnh giấy nhỏ ở nơi dễ nhìn thấy. Dần dần câu khẳng định ấy sẽ trở thành suy nghĩ thường trực của bạn. Sử dụng hiệu quả những lời khẳng định nghĩa là bạn đang ngày một tiến gần đến những ước muốn và mục đích của mình.


7 bước chuyển đổi phản ứng tiêu cực thành tích cực

  • Bước 1: Chú ý tới những điều bạn nói và cách phản ứng của bạn. Kiểm tra và thay đổi bản thân chứ không phải dò xét và cố thay đổi người khác.

  • Bước 2: Nếu bạn đang có ý nghĩ chỉ trích và phản ứng tiêu cực, hãy thay thế ngay bằng những ý nghĩ và cách hồi đáp tích cực, mang tính xây dựng.

  • Bước 3: Bất cứ khi nào xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực về bản thân, về người khác hoặc về hoàn cảnh, bạn hãy tập trung nhìn vào những khía cạnh tốt và tích cực của mình, của người khác và của hoàn cảnh hiện tại.

  • Bước 4: Khi đối mặt với thử thách, hãy chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi và tập trung tìm kiếm những giải pháp hiệu quả, có lợi.

  • Bước 5: Ghi lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt giống như vậy.

  • Bước 6: Khẳng định rằng bạn là sức mạnh, khả năng, cùng với mục tiêu cuộc đời bạn là thực tế. Đừng quan tâm đến những điều khiến cho bạn nản lòng. Không yếu tố nào có thể cản trở bạn trên bước đường cảm nhận trở lại hạnh phúc vốn có của mình.

  • Bước 7: Hãy nhớ rằng dù bất cứ chuyện gì xảy ra, bạn hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn thái độ sống của mình, và thái độ này sẽ quyết định cách bạn xử lý tình huống ra sao.

Gieo tính cách-Gặt số phận

Đôi khi, chúng ta quên mất rằng những tình huống xảy ra trong cuộc đời mình là kết quả của những hành động do chính mình tạo ra, mà lại có xu hướng ca ngợi hoặc đổ lỗi cho những yếu tố ngoại cảnh. Chúng ta cũng có xu hướng phớt lờ thực tế là những hành động đó được hình thành trên cơ sở những niềm tin và những giả định vốn là nền tảng tạo nên bản ngã của chúng ta.

Chẳng hạn, nếu chúng ta tin rằng mục đích duy nhất của công việc là để tích lũy của cải và một ngày kia của cải sẽ cho chúng ta sự tiện nghi, sự tự do như chúng ta hằng khao khát thì cuộc sống của chúng ta sẽ là cuộc đua tranh nhằm có được nhiều tài sản vật chất, thậm chí bất chấp những lợi ích của cộng đồng hoặc của người khác

Ngoài mặt, chúng ta tỏ ra tuân thủ những điều luật, những nghĩa vụ với xã hội nhưng thực chất chỉ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, và chúng ta cũng chỉ quan tâm đến khía cạnh đó mà thôi. Điều này sẽ đẩy chúng ta đi xa hơn nữa, đến mức suy đồi đạo đức, cẩu thả, có những động cơ ích kỷ, sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu tính sáng tạo và dẫn đến chán chường. Không quan tâm đến chất lượng hành động của mình sẽ dẫn tới làm việc kém hiệu quả, chất lượng thấp, đánh mất lòng tin và sự tôn trọng của người khác; cuối cùng, chúng ta sẽ tự đẩy mình tới chỗ trở lên trì trệ, mụ mẫm. 

Với mỗi phút giận dữ, bạn đã đánh mất hơn nhiều chứ không chỉ lãng phí 60 giây hạnh phúc.


Chất lượng tư duy tạo nên chất lượng cuộc sống

Tinh thần trong cuộc sống thường nhật, nói ngắn gọn là biết cách sống. Chính sự hiểu biết này đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc. Một đời sống tinh thần trong sáng thật sự không phải là những hành động sùng bái, hay những nghi thức cúng bái, mà là thái độ sống tích cực đối với bản thân và người khác. Điều đó làm cho cuộc sống tràn ngập niềm hân hoan và cũng là một cuộc đấu tranh trong chính mình.

Hạnh phúc hay bất hạnh không được tạo ra bởi những yếu tố vật chất bên ngoài mà nó xuất phát từ bên trong mỗi người. Vật chất không mang lại hạnh phúc, cũng không mang đến nỗi bất hạnh. Căn bệnh lớn nhất của ý thức thức loài người là hướng ra bên ngoài để mưu cầu hạnh phúc mà quên tự kiểm nghiệm nhận giá trị và quan điểm cá nhân, ai cũng chỉ mong chờ điều tốt nhất từ bên ngoà,i như một sự may mắn.

...

Hãy nghĩ về một hạt giống. Nó giống như một điểm sáng-bé nhỏ nhưng chứa đựng tiềm năng của sự sống. Suy nghĩ cũng giống như thế. Mỗi suy nghĩ là một hạt giống chờ được nảy mầm. Mỗi “hạt giống-suy nghĩ” có thể mang đến trả sở tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào trạng thái, quan điểm và tính cách của người giao trọng hay của bản thân chúng ta. Suy nghĩ tạo nên những cung bậc cảm xúc và thái độ sự kết hợp của những điều này được gọi là ý thức. Ý thức là khả năng suy nghĩ lập luận và biểu đạt. Tất cả những điều này bắt đầu chỉ bằng một suy nghĩ.

...

Mỗi sáng trước khi bắt đầu hành trình một ngày mới, hãy dành một vài phút ngồi trong tĩnh lặng và gieo hạt giống bình yên.

Bình yên là sự hài hòa và quân bình.

Bình yên là sự tự do, thoát khỏi gánh nặng của sự tiêu cực và lãng phí.

Bình yên là sức mạnh nguyên thủy vốn có trong ta.

Hãy để bình yên tìm thấy máy nhà của nó bên trong ta.

Hãy để suy nghĩ đầu tiên trong ngày của bạn đơn giản chỉ là được bình yên. Hãy gieo hạt giống này. Tưới nó bằng sự quan tâm, chăm sóc, và bạn sẽ thu hoạch được vụ mùa-là sự điềm tĩnh.

Lời kết

Tư duy tích cực đã trở thành một món quà, một người bạn của nhiều người. Bởi khi đọc cuốn sách, bạn sẽ học được cách thay đổi cuộc sống của mình từng chút một, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Sống trong xã hội ngày nay, nhiều người trong chúng ta đều bị ánh mắt, suy nghĩ của người khác tác động nhiều đến nỗi quên mất bản thân thật sự là ai, và giá trị của bản thân là gì. Bạn sẽ phải bất ngờ khi bắt gặp quá nhiều hình ảnh của bản thân trong quyển sách này và hãy học cách để thay đổi những điều tiêu cực ngay bây giờ.

Review chi tiết bởi: Bảo Ngọc - Bookademy

Hình ảnh: Bảo Ngọc

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: //bit.ly/bookademy_ctv

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

624 người xem

Video liên quan

Chủ Đề