Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp tăng cường tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số

Với phương châm "Không để ngôn ngữ trở thành rào cản đối với học sinh", Sở GD&ĐT luôn chú trọng tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số [DTTS]. Bằng nhiều hoạt động thiết thực, tại các cơ sở có học sinh là người DTTS đã tích cực xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt trong và ngoài nhà trường. Học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập thường xuyên, có thêm cơ hội giao lưu và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt.

Cô giáo Lã Thị Thu Hà, Trường TH-THCS Tân Dân, dạy học trực tuyến, tháng 3/2022.

Tại Trường TH-THCS Tân Dân, xã Tân Dân [TP Hạ Long], thời gian qua dịch bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy học, tuy nhiên nhà trường vẫn chú trọng đến nội dung tăng cường tiếng Việt cho học sinh là người DTTS.

Cô giáo Lã Thị Thu Hà, giáo viên Trường TH-THCS Tân Dân, chia sẻ: Đa phần các em khối 1, 2 tại trường khi đọc những tiếng có dấu thanh ngã thường hay đọc thành dấu thanh sắc. Đặc biệt, nhiều em nói nhỏ, chưa rõ ràng, thiếu đại từ xưng hô cần thiết với thầy cô, rụt rè, thiếu tự tin trước đám đông. Vì thế mà trong quá trình dạy, chúng tôi phải thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở các em.

Được biết, Trường TH-THCS Tân Dân hiện có 397 học sinh. Trong đó có trên 90% học sinh là con em đồng bào DTTS. Dù là học trực tuyến hay học trực tiếp thì nhà trường cũng luôn chỉ đạo các giáo viên phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong các môn học, hoạt động giáo dục và dạy học theo hướng tăng thời lượng môn tiếng Việt.

Bên cạnh đó, Trường cũng xây dựng môi trường giàu tiếng Việt thông qua trang trí lớp học, góc học tập, góc trưng bày sản phẩm, kết quả học tập, các tủ thư viện tại lớp.

Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn trực tuyến về dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 vùng DTTS, tháng 2/2022.

Hiện nay, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS tại các cơ sở giáo dục được Sở GD&ĐT chỉ đạo khá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị. Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục có học sinh là người DTTS giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học; điều chỉnh giảm thời lượng dạy các môn học khác để tăng thời lượng dạy môn tiếng Việt.

Đồng thời, ngành cũng chỉ đạo các trường tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 vào 2 tuần cuối tháng 8 trước khi vào năm học; sử dụng tài liệu tăng cường tiếng Việt với thời lượng từ 1-2 tiết/tuần cho học sinh lớp 1.

Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT, thời gian qua, các cơ sở giáo dục đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể ngoài giờ học trên lớp. Như: Tổ chức ngày hội đọc sách, thi kể chuyện Bác Hồ, giao lưu tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh vùng DTTS các cấp.

Thông qua các sân chơi bổ ích này, học sinh được rèn luyện kỹ năng, kể chuyện, hát, múa, các em tự tin sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

Các trường cũng tích cực xây dựng văn hóa đọc cho học sinh tại các lớp vào 15 phút đầu giờ và 20 phút giữa giờ nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Đồng thời, mở rộng môi trường giao tiếp cho các em tại gia đình và địa phương, khuyến khích học sinh tăng cường sử dụng tiếng Việt trong tất cả các hoạt động học tập, vui chơi, khi tiếp xúc với cha mẹ, thầy cô, bạn bè.

Năm học 2021-2022, tỷ lệ học sinh tiểu học vùng DTTS được huy động ra lớp đạt trên 99%. Chất lượng môn học và hoạt động giáo dục đối với học sinh DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bà Vũ Thị Thúy Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT, cho biết: Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS với nhiều giải pháp thiết thực. Trong đó, ưu tiên việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng, học liệu trong tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh người DTTS.

Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho những giáo viên dạy các tiết tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS trong suốt năm học phù hợp với điều kiện của địa phương.


Lý do lý luận: Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất cả các bậc học của nước ta hiện nay. Với học sinh là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường học đặc biệt quan tâm. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt [vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp] có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh.

Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người; đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số [HSDTTS] thì việc nghe, nói, đọc, viết và hiểu được tiếng Việt là một điều rất khó khăn. Với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đang được thực hiện trên toàn quốc, toàn thể học sinh trên mọi vùng miền cùng được học chung một bộ sách giáo khoa. Kết thúc khóa học mỗi học sinh đều phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng mà BGD&ĐT đã ban hành. Nói riêng về môn Tiếng Việt, chương trình dạy học đang áp dụng ở trường tiểu học hiện nay được  xây dựng trên nguyên tắc dạy tiếng Việt cho người học tiếng mẹ đẻ [Tiếng phổ thông]. Để có kỹ năng học theo phương pháp học tập mới, làm việc hợp tác,… trước hết các em cần có vốn ngôn ngữ. Vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta cần nâng cao chất lượng học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số góp phần quan trọng nhằm nâng cao dân trí, góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số; rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa học sinh dân tộc thiểu số với học sinh người Kinh.

Khi đến trường, học sinh người Kinh đã có vốn tiếng Việt đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh, còn học sinh dân tộc thiểu số thì khác, trước khi đi học các em mới chỉ  nắm vững tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng  mẹ đẻ chứ không phải bằng tiếng Việt. Vốn tiếng Việt của các em rất nghèo nàn có thể nói là rất ít. Với học sinh có một chút ít vốn tiếng Việt thì lại chưa chuẩn xác trong cách phát âm và sử dụng. Khi bắt đầu vào học lớp 1, các em mới bắt đầu học tiếng Việt và giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Việt do đó việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết. 

Lý do thực tiễn: Thực tiễn cho thấy do điều kiện kinh tế của phần đa dân tộc thiểu số rất khó khăn vì thế các bậc phụ huynh thường ít quan tâm đến việc học hành của con. Trẻ em thường phải nghỉ học để phụ giúp gia đình công việc nương rãy, trông em hoặc chăn bò, dê; tỷ lệ đi học chuyên cần của học sinh không cao vì thế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.

Do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục tiểu học. Ở vùng đặc biệt khó khăn, dân cư 100% là đồng bào dân tộc thiểu số [DTTS], việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trò, làm ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cô và trò.

 Học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù riêng về hoàn cảnh sống và tư duy suy nghĩ. Làm thế nào để chất lượng dạy và học được nâng cao? Làm thế nào để đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”? Đó vẫn còn là một câu hỏi, khó có lời giải trọn vẹn.

Là một cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, trong quá trình giảng dạy và công tác, bản thân tôi thường xuyên trăn trở, suy nghĩ tìm giải pháp để cùng tập thể sư phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, khai thác các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực để áp dụng vào thực tế nhà trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, những năm vừa qua chất lượng của học sinh dân tộc thiểu số còn thấp kéo theo chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy kết thúc mỗi năm học, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học vẫn còn, ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng nên tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học". Với mong muốn được góp phần nhỏ cùng tập thể giáo dục nhà trường và nhân dân địa phương tìm ra hệ thống các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trường tiểu học.

Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu các biện pháp chỉ đạo việc dạy và học, công tác phối hợp cùng với cộng đồng cùng tham gia tăng cường và học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu thực trạng khả năng sử dụng tiếng Việt, những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

Nghiên cứu, đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.

Hỗ trợ cho giáo viên trong công c tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Video liên quan

Chủ Đề