Sẩy thai 7 tuần nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

Lao động nữ bị sẩy thai thì được nghỉ dưỡng sức mấy ngày? Có phải số ngày nghỉ dưỡng sức thì do công ty quyết định không? Thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi sinh có phải đóng BHXH hay không?

1. Sẩy thai có được nghỉ chế độ dưỡng sức không?

Lao động nữ sẩy thai 26 tuần thì nghỉ 30 ngày đúng không ạ? Sau khi đi làm lại thì được nghỉ dưỡng sức mấy ngày? Có phải số ngày nghỉ dưỡng sức thì do công ty quyết định không?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014' title="vbclick['3F674', '358950'];" target='_blank'>Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ trong trường hợp sẩy thai, trong đó:

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Như vậy, người lao động công ty chị bị sẩy thai vào 26 tuần tuổi thì sẽ được nghỉ 50 ngày chị nhé. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày [Khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014].

Lưu ý: Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

2. Sẩy thai khi 20 tuần tuổi thì có được nghỉ dưỡng sức không?

Em bị sẩy thai khi thai được 20 tuần tuổi và đã được nghỉ việc hưởng chế độ 40 ngày rồi. Cho em hỏi trường hợp của em có được nghỉ dưỡng sức hưởng chế độ thêm không ạ?

Trả lời:

Trường hợp sẩy thai khi 20 tuần tuổi được hưởng chế độ khi sẩy thai được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó khi sẩy thai ở tuần tuổi 20 thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và thời gian nghỉ việc tối đa là 40 ngày.

Điều 41 Luật này cũng quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

...

Như vậy, từ các quy định thì sau thời gian nghỉ hưởng chế độ 40 ngày, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc trở lại mà sức khỏe của chị chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa là 05 ngày nữa. Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định [trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định].

3. Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh có phải đóng BHXH không?

Thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi sinh có phải đóng BHXH hay không? Tôi hiện đang được nghỉ thai sản được tổng cộng được 6 tháng. Hiện tôi cảm thấy sức khỏe của tôi chưa đảm bảo để đi làm lại. Vậy cho tôi hỏi nếu tôi xin nghỉ dưỡng sức thêm 1 tháng nữa thì có được không và tháng này tôi có được đóng BHXH không?

Trả lời:

*Về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Theo Khoản 1 Điều 34 và Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vây, sau thời gian nghỉ thai sản, nếu đáp ứng đủ điều kiện, bạn chỉ có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05-10 ngày [kể cả ngày nghỉ], trong thời gian này bạn sẽ được hỗ trợ với mức bằng 30% mức lương cơ sở.

*Nghỉ thêm 1 tháng có được đóng BHXH không:

Theo Khoản 3 Điều 139 Bộ luật lao động 2019 quy định: Khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau: “4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH…”

Như vậy, nếu bạn thỏa thuận và được công ty đồng ý nghỉ thêm 1 tháng sau khi kết thúc kỳ nghỉ thai sản thì bạn sẽ không được đóng BHXH trong tháng nghỉ thêm đó.

Thai chết lưu 7 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?

Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi. - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi. - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;.

Sảy thai 5 tuần thì được nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo điều 33 Luật BHXH 2014, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian sẩy thai được nghỉ việc quy định như sau: 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Sau khi sảy thai cần nghỉ ngơi bao lâu?

Sau khi sảy thai, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 4-6 tháng. Thời gian đó giúp cho cơ thể hồi phục được tốt hơn. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên thăm khám với bác sĩ Sản khoa để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe sinh sản, bác sĩ sẽ tư vấn thêm về việc tiêm phòng, các thuốc bổ và chế độ ăn uống trước mang thai.

Sảy thai 32 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần." Như vậy trong trường hợp của bạn bị sẩy thai, công ty cho bạn nghỉ 40 ngày là đúng theo quy định pháp luật.

Chủ Đề