Sinh viên làm gì để xây dựng văn hóa học đường hiện nay

MENU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Lãnh đạo ngành
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Đơn vị trực thuộc
    • Thành tựu - phát triển
    • Đảng, đoàn thể
    • Hội khoa học Tâm lý và Giáo dục
    • Các tổ chức hội
      • Hội cựu Giáo chức
    • Đảng ủy Sở
    • Công đoàn ngành
    • Phòng Giáo dục Trung học
    • Phòng Tổ chức cán bộ
    • Phòng giáo dục chuyên nghiệp giáo dục thường xuyên
    • Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục
  • Thông tin thi
  • Tin tức - Sự kiện
  • Chuyên môn
  • Khuyến học - khuyến tài
  • Nghiên cứu khoa học
  • Văn bản
    • Phòng Tổ chức Hành chính
    • Thanh tra
    • Phòng kế hoạch tài chính
    • Giáo dục tiểu học
    • Giáo dục mầm non
    • Giáo dục trung học
    • Phòng GDCN - GDTX
    • Khảo thí & QLCLGD
    • Công Đoàn
    • Chỉ đạo điều hành
    • Hội Cựu Giáo chức
    • Hội khoa học và tâm lý giáo dục
    • TT HTCTTVB&GDNG
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Liên hệ hỏi đáp
  • Thủ tục hành chính

75 năm thành lập Đội TNTP HCM
75 năm thành lập Đội TNTP HCM

Xây dựng văn hóa học đường - Một biện pháp hữu hiệu xóa bỏ bạo lực học đường

Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. [1].

Xây dựng văn hóa học đường là thực hiện một quá trình quản lý giáo dục nhằm mục đích xây dựng, phát triển trường học thành môi trường văn hóa-giáo dục lành mạnh, các thành viên trong trường có hành vi văn hóa chuẩn mực và ngày càng ổn định theo chiều hướng phát triển bền vững. Tuy vậy, trong thực tế nhiều trường học chưa quan tâm xây dựng văn hóa học đường, vì vậy những hành vi lệch chuẩn trong trường học có cơ hội phát sinh, nảy nở, trong đó có bạo lực học đường đang là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục và của xã hội. Bạo lực học đường là hành vi lệch chuẩn và thiên về sử dụng bạo lực. Nhưng bạo lực học đường dù biểu hiện dưới hình thức nào, chủ thể là ai thì cũng không thể chấp nhận được và bị xã hội phê phán.

Bạo lực học đường là hành vi kém văn minh, không văn hóa, phi đạo đức, phản giáo dục. Hành vi đó phải được ngăn chặn, chấm dứt và xóa bỏ khỏi trường học. Xây dựng văn hóa học đường cần được xem là biện pháp quan trọng, hữu hiệu trong xóa bỏ bạo lực học đường .

Thật vậy, trong thời đại ngày nay với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, vấn đề văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ngày càng được nhiều quốc gia, dân tộc quan tâm giữ gìn và phát triển. Bên cạnh những xu hướng lớn như: các quốc gia luôn đón nhận giao lưu giữa các nền văn hóa, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa có tính nhân loại, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộcvăn hóa ngày càng phân mảng nhỏ hơn đi vào các lĩnh vực của đời sống xã hội rất phong phú, đa dạng như: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao thông, văn hóa học đường.. .hoặc xây dựng các cộng đồng văn hóa như ấp văn hóa, xã văn hóa, chợ văn hóa

Trong bối cảnh đó, trường học hiện nay không chỉ là trường học trí tuệ mà còn phải là trường học văn hóa. Nhà trường không được nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình độ văn hóa trong sứ mệnh giáo dục và đào tạo của mình. Mỗi trường học cần có bước đi, cách thức xây dựng văn hoá học đường ở trường mình cho phù hợp theo đặc điểm của trường và tính chất của văn hóa trường học.

Mục tiêu của xây dựng văn hóa học đường là môi trường. Môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp, an toàn; môi trường xã hội nhân văn với các mối quan hệ thân thiện, lành mạnh.

Bản chất của xây dựng văn hóa học đường là hoạt động. Hoạt động của người dạy [nhà trường, nhà giáo dục] và hoạt động của người học [học sinh, sinh viên]. Trong đó người dạy vừa tạo ra môi trường văn hóa vừa đưa những chỉ dẫn, định hướng văn hóa đến người học nhằm mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa môi trường, văn hóa chất lượngmà nhà trường đã lựa chọn xây dựng. Hoạt động này của ngưởi dạy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như sinh hoạt lớp, tư vấn cá nhân, lồng ghép qua môn học, đánh giá giáo dụcNgười dạy qua hoạt động này cũng phải gương mẫu trong thực hiện các chỉ bảo văn hóa này như đối với người học. Điều đó không thể không có và cũng là nhằm tạo ra môi trường văn hóa chung của nhà trường.

Hoạt động của người học là tự mình kiến tạo bản thân qua môi trường văn hóa được tiếp cận, các chỉ dẫn văn hóa đã lĩnh hội tiến đến có hành vi văn hóa chuẩn mực. Làm được điều đó người học phải tích cực như có ý chí, động lực, động cơ hoạt động vớí điều kiện phải hiểu được tri thức văn hóa; có tình cảm, niềm tin về giá trị văn hóa để có hành vi văn hóa tự mình.

Khó có thể xây dựng văn hóa học đường trong một trường học nếu thiếu môi trường văn hóa và người dạy chỉ rao giảng suông về văn hóa. Một người lớn không thể dạy cho trẻ con rằng đừng chửi thề nhưng chính ông ta lại chửi thề. Ông thầy không thể dạy học sinh của mình rằng hãy làm theo những gì thầy nói, đừng làm theo những gì thầy làm.

Xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn như: Đạo đức xã hội suy kém, giao tiếp, ứng xử xã hội có nhiều sa sút, ngay cả những quan hệ trong trường học cũng có nhiều biến tướng, bạo lực học đường chưa được ngăn chặnThực tế đó vừa đặt ra tính bức xúc, sự cần thiết vì sao phải xây dựng văn hóa học đường đồng thời cũng nói lên rằng đây là vấn đề có nhiều khó khăn và thách thức.

Xây dựng văn hóa học đường đối với người dạy vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Muốn xây dựng thành công văn hóa học đường phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đạt mục tiêu ngay trên từng tiêu chí, từng nội dung của văn hóa học đường cần xây dựng.

Kiến tạo bản thân để có hành vi văn hóa đối với học sinh, sinh viên tự nó là phải vượt qua khó khăn, thử thách. Để trở thành người có văn hóa, người học phải rèn luyện, phải vượt qua nhiều chặng đường nhiều chông gai, vất vả, không có con đường nhung lụa, vương giả. Những trở lực do hành vi theo quán tính, phi văn hóa, không văn hóa trong cuộc sống đời thường của mỗi người và những cám dỗ, lôi kéo khác luôn là cản ngại để người học hình thành hành vi văn hoá. Mặt khác, môi trường văn hóa học đường tuy mẫu mực nhưng lại nhỏ bé so với môi trường xã hội rộng lớn hơn, việc kiến tạo đời sống văn hóa của học sinh, sinh viên vì vậy phải là một sự phấn đấu bền bỉ, kiên trì mới có kết quả.

Xây dựng đời sống văn hóa, con người tự kiến tạo ra chính mình nhưng mặt khác con người không tách mình ra khỏi cộng đồng, bối cảnh và môi trường sống chung quanh. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa học đường phải dựa trên thực tế của môi trường chung quanh và bối cảnh cụ thể.

Đối với người dạy, xây dựng văn hóa học đường là tích cực tạo dựng môi trường văn hóa giáo dục trong nhà trường từ văn hóa vật thể như: cổng trường, hàng rào, sân chơi, bãi tập, lớp học, nhà vệ sinh, khẩu hiệu, hoa kiểngđều toát lên ý nghĩa giáo dục - văn hóa. Xây dựng những giá trị văn hóa phi vật thể như: các mối quan hệ lành mạnh, ứng xử văn minh, các nghi thức, giá trị, niềm tin, chuẩn mựcNgoài ra, người dạy còn có thể tác động đến môi trường bên ngoài tạo ra những thuận lợi cho xây dựng văn hóa nhà trường. Trong môi trường đó, người dạy tạo điều kiện để người học thể hiện hành vi, ứng xử văn hóa trong sự tương tác với các tổ chức, các thành viên khác trong nhà trường, ngoài nhà trường.

Đối với người học, họ sẽ được đắm mình vào môi trường văn hóa học đường từng bước được tạo dựng. Mỗi người học vừa là người xây dựng, vừa là người hưởng thụ các kết quả từ văn hóa học đường. Người học sẽ có được các trải nghiệm cần thiết, hữu ích thông qua sự tương tác và xử lý các mối quan hệ.

Qua đó, người học có thể mở rộng các trải nghiệm và sự tương tác ra bên ngoài nhà trường trên cơ sở văn hóa học đường và kiến tạo ra đời sống văn hóa cho chính mình hiện tại và trong tương lai.

Trong bối cảnh hiện nay, bạo lực học đường ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc của nhiều nước. Bạo lực học đường diễn ra không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ ở học sinh nam mà còn ở học sinh nữ. Bạo lực học đường gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tài sản, tính mạng, tinh thần của thầy, trò và những tác động xấu đến môi trường giáo dục.

Trong hàng ngàn vụ bạo lực học đường đã xảy ra, nếu chịu khó thống kê phân loại, chúng ta có thể rút ra những biểu hiện như sau: [2]

  • Bạo lực vì những lý do không đâu: Nhiều vụ học sinh đánh nhau do đùa giỡn nhau bị đau, tranh nhau bạn gái, kênh kiệu, nhìn đểu, làm phách, thấy mặt là thấy ghét nên đánh
  • Bạo lực do không làm chủcảm xúc: Một học sinh lớp 7 bị bạn cùng lớp bắt nạt thường xuyên không kềm chế được nữa nên thường mang theo dao trong cặp. Lần sau cùng bị bắt nạt em đã dùng dao đâm chết bạn.
  • Bạo lực với ý định cảnh cáo nhưng gây hậu quả nghiêm trọng: Hai nữ sinh lớp 10 gây gổ nhau trong giờ nghĩ giải lao, một học sinh dùng dao Thái Lan đang gọt trái cây đâm vào đùi của bạn mình không ngờ vết thương sâu gây đứt động mạch đùi dẫn đến bạn bị tử vong.
  • Bạo lực theo băng nhóm: Hai học sinh lớp 8 mâu thuẫn nhau trong lớp học, không hòa giải được đã hẹn nhau đến một quán cà phê để nói chuyện' nhưng cả hai cùng mang theo băng nhóm của mình tới, ẩu đả xảy ra làm náo loạn khu phố, kẻ chết, kẻ bị thương, nhiều người bị bắt.

-Bạo lực không chừa người vô can: Hai học sinh lớp 12 kéo cửa sổ làm trúng đầu một học sinh lớp 11 nên nảy sinh cuộc cãi nhau. Trong giờ giải lao một nhóm học sinh lớp 12 kéo xuống đánh học sinh lớp 11. Vì không biết mặt nhau và gặp ai đánh người ấy nên nhóm học sinh lớp 12 đã đánh chết một học sinh vô can ở lớp 11.

  • Bạo lực nữ sinh: Bạo lực của học sinh nữ thường có những đặc điểm như xuất phát vì những lý do không đâu, nhiều em đánh một em, đánh đau đi kèm với bêu xấu [rạch mặt, cởi áo], nhiều học sinh nam xuất hiện không can thiệp nhưng chụp ảnh, quay phim, tung lên mạng. Người bị hại thường thụ động chịu đòn, không chống trả, cũng không tìm cách thoát hiểm, kêu gọi sự giúp đỡ hoặc có hành động tích cực tự bảo vệ mình.
  • Bạo lực ngay cả thầy đang dạy của mình: Bị thầy phê nhiều lần trong lớp về việc không làm bài ở nhà, một học sinh lớp 11 đã đâm dao vào sau lưng thầy giáo môn tiếng Anh của mình ngay tại lớp học.
  • Bạo lực trả thù thầy dạy của mình sau khi nghỉ học: Hai học sinh lớp 9 hẹn nhau đánh và làm nhục thầy dạy của mình trên đường thầy tan lớp về nhà. Sau khi đánh thầy, hai học sinh cho biết lý do là trả thù thầy vì thường bị thầy phê bình khi còn học.
  • Bạo lực học đường tác động đến bạo lực xã hội: Trong đám tang một học sinh chết do bạo lực học đường ở một trường trung học phổ thông tại tỉnh T, các thanh thiếu niên trong băng nhóm đã chuẩn bị khẩu hiệu và hung khí khi đưa đám như Mạng đền mạng', Nợ máu trả bằng máu'Rất may nhà trường phát hiện kịp thời để báo cho ngành an ninh can thiệp.
  • Bạo lựcthầy, cô xâm hại học sinh': Một số bảo mẫu hành hạ bé vì những lý do không đâu, có trường hợp dẫn đến tử vong. Nhiều thầy, cô giáo bậc tiểu học dùng nhục hình với học sinh của mình với nhiều hình phạt khác nhau như trói chân, tay, bắt học sinh úp mặt, liếm vào ghế ngồi

Một nhà trường còn tồn tại các biểu hiện của bạo lực học đường thì không thể coi là trường có văn hóa và một trường học văn hóa thì không thể chấp nhận có hành vi bạo lực học đường. Trong chiều hướng đó, trong các năm học vừa qua, nhiều trường học ở Tiền Giang đang quyết tâm xây dựng văn hóa học đường: Trường tiểu học Thiên Hộ Dương [ Tp Mỹ Tho], Trường THCS An Hữu [ huyện Cái Bè], trường THPT Phan Việt Thống [huyện Cai Lậy]

Tóm lại trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xây dựng văn hoá học đường cần được xem là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, chấm dứt và hướng tới xóa bỏ bạo lực học đường, xây dựng nhà trường thành trường học trí tuệ- văn hóa, văn hoá- trí tuệ.

NGƯT. TSPhạm Văn Khanh

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Minh Hạc [2010]. Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục. Việt Nam

[2] Phạm Văn Khanh, "Bạo lực học đường-Nhận diện và giải pháp ngăn chặn" [2013], Kỷ yêu hội thảo Hội khoa học tâm lý và giáo dục tỉnh Tiền Giang.

[3] Th.S Nguyễn Văn Lượt "Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế" [2009] Tạp chí thế giới mới: số 864, ngày 14/12/2009.

[4].Phan Ngọc [2002] , Bản sắc văn hóa, NXB Văn học.

[5] Trần Thị Thuý Ninh -Trần Thị Ngân "Hướng dẫn nhận biết một số tệ nạn và cách phồng chống bạo lực trong nhà trường"[2012], Nxb Hà Nội, 2012.


Tin liên quan
one 19/03/2019 asdasasdasdas 18/03/2019 143265 18/03/2019 NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ CÁO 27/02/2019 Tổng kết và phát thưởng Hội thi đồ dùng thiết bị dạy học tự làm cấp tỉnh năm học 2017-2018 23/04/2018 Học sinh không nên lo lắng với đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2018 08/03/2018 Bản đồ tư duy - Một hành trình kết nối 05/03/2018 HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017 2018: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học 05/03/2018 Phân tích kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 27/02/2018 Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Tiền Giang 40 năm hình thành và phát triển 23/02/2018

Videos
Videos

Tất cả videos
  • Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng ĐKXT thi THPT Quốc gia 2017
  • Đoàn Giám sát HĐND tỉnh giám sát Sở GDĐT việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD [Nguồn: Đài PT-TH Tiền Giang]
  • Hội thi Nữ cán bộ giáo viên tài năng, duyên dáng tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII năm 2017 [Nguồn: Đài PT-TH Tiền Giang]
  • Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tiền Giang đến thăm, chúc mừng và tặng hoa cho Sở Giáo dục và Đào tạo [Nguồn: Đài PT-TH Tiền Giang]

Liên kết
Liên kết

Liên kết website Bộ Giáo dục và Đào tạo UBND tỉnh Tiền Giang Mail Moet.edu.vn Viễn thông Tiền Giang Hội Khoa học Tâm và Giáo dục Tiền Giang Một cửa Tiền Giang

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TIỀN GIANG
//sgddt.tiengiang.gov.vn-//tiengiang.edu.vn
Địa chỉ: Số 397, đường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh,thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 073.3872603
Email:

Video liên quan

Chủ Đề