Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm

Áp dụng đúng quy trình và sử dụng đúng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm để hạn chế ô nhiễm môi trường là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi, trong quá trình sản xuất, nhuộm vải thì việc phát sinh nước thải và chi phí xử lý cho mỗi mét khối nước thải rất cao. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và môi trường.

Sử dụng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm để làm sạch nguồn nước

Mục lục

  • 1 Hiện trạng nước thải ngành dệt may trong thời gian gần đây
  • 2 Thành phần nước thải dệt nhuộm
    • 2.1 Thành phần nước thải dệt nhuộm
    • 2.2 Đặc tính nước thải dệt nhuộm
  • 3 Nguồn phát sinh nước thải trong công nghiệp dệt nhuộm
  • 4 Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
    • 4.1 Phương pháp cơ học
    • 4.2 Phương pháp hóa lý
    • 4.3 Phương pháp hóa học
    • 4.4 Phương pháp sinh học
  • 5 Quy trình, hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm
    • 5.1 1.  Hố gom
    • 5.2 2.  Tháp giải nhiệt
    • 5.3 3. Bể điều hòa
    • 5.4 4. Bể keo tụ – tạo bông
    • 5.5 5. Bể lắng hóa lý
    • 5.6 6. Bể xử lý sinh học MBBR
    • 5.7 7. Bể lắng sinh học
    • 5.8 8. Bể khử trùng
  • 6 Các ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải
  • 7 Lợi ích của việc sử dụng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm
    • 7.1 Xử lý nước thải dệt nhuộm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
    • 7.2 Xử lý nước thải dệt nhuộm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất
    • 7.3 Xử lý nước thải dệt nhuộm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Hiện trạng nước thải ngành dệt may trong thời gian gần đây

Với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp như hiện nay đã kéo theo số lượng nhà máy, xí nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh. Bên cạnh những đóng góp to lớn về kinh tế thì cũng tồn tại một số ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt là một lượng lớn chất thải đổ ra môi trường mỗi ngày, gây ra nhiều tác động xấu đến con người và môi trường sống.

Đối với ngành dệt may, các loại chất thải, nước thải chủ yếu được tạo ra từ quá trình sản xuất, vận hành nhà máy, nấu, tẩy, nhuộm vải,… Trong đó, nước thải từ công đoạn nhuộm màu là một trong những nhóm chất thải khó xử lý. Bởi trong thành phần có chứa nhiều chất hữu cơ, nhóm phức mang màu khó phân hủy.

Theo số liệu thống kê được, hằng năm ngành công nghiệp dệt may sử dụng hàng nghìn tấn hóa chất dệt nhuộm. Các loại hóa chất này chỉ có hiệu suất sử dụng tối đa là 95% [thông thường là 70 – 80%]. Như vậy, vẫn còn một dư lượng hóa chất tồn động lại sau quá trình sản xuất. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế hiện nay thì với 30 triệu m3 nước thải dệt may đổ ra mỗi năm thì chỉ có khoảng 10% là được xử lý. 90% nước thải còn lại bị đổ trực tiếp ra môi trường. 

Nước thải dệt nhuộm gây tác động tiêu cực đến con người và môi trường

Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các cơ sở sản xuất chưa trang bị hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm hoặc hệ thống không đạt chuẩn, bị hư hỏng.

Nếu không xử lý đúng cách thì nước thải dệt nhuộm sau khi đổ ra môi trường sẽ gây ô nhiễm trầm trọng đến hệ sinh thái, hủy hoại các loài thực vật, thủy sinh, gây ung thư cho người và động vật tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm,… Bởi, trong thành phần của nước thải dệt nhuộm chứa rất nhiều hóa chất độc hại, khó phân hủy.

Thành phần nước thải dệt nhuộm

Nước thải trong ngành dệt nhuộm thông thường sẽ có nhiệt độ, độ màu COD và BOD cao, chứa nhiều thành phần phức tạp với nồng độ dao động khác nhau nên rất khó xử lý, phải áp dụng đúng quy trình và sử dụng đúng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm mới có thể làm sạch.Cụ thể trong thành phần của nước thải này gồm có:

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NỒNG ĐỘ
Độ pH 8.6 – 9.8
Nhiệt độ oC 36 – 52
Độ màu Pt-Co 350 – 3710
SS mg/L 69 – 380
COD mgO2/L 360 – 2448
BOD5 mgO2/L 200 – 1450
Ntổng mg/L 22 – 43
Ptổng mg/L 0.9 – 37.2
Cr6+ mg/L 0.093 – 0.364
Pb mg/L KPH-0.007
Cd mg/L KPH-0.00025
Hg mg/L KPH
As mg/L KPH-0.013

Nguồn: Centema, 2010

Đặc tính nước thải dệt nhuộm

Thông số Đơn vị Hàng bông dệt thoi Hàng pha dệt kim Dệt len Sợi
Nước thải m3/t.vải 394 264 114 236
pH 8 – 11 9 – 10 9 9 – 11
TSS mg/l 400 – 1000 950 – 1380 420 800 – 1300
BOD5 mg/l 70 – 135 90 – 220 120 – 130 90 – 130
COD mg/l 150 – 380 230 – 500 400 – 450 210 -230
Độ màu Pt – Co 250 – 600 250 – 500 260 – 300

Nguồn phát sinh nước thải trong công nghiệp dệt nhuộm

Tất cả các công đoạn trong quá trình dệt nhuộm đều có thể tạo ra chất thải, bao gồm cả công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm, hoàn tất và chủ yếu được phát sinh từ các nguồn sau:

  • Các tạp chất được tách ra từ vải sợi, chẳng hạn: tạp chất chứa Nitơ, dầu mỡ, chất bụi bẩn dính vào sợi vải.
  • Hóa chất sử dụng để nhuộm vải, gồm:
  • Hồ tinh bột.
  • Các loại thuốc nhuộm.
  • Chất trơ [không phản ứng với các chất khác trong mọi điều kiện].
  • Chất ngấm.
  • Chất cầm màu.
  • Chất tẩy giặt.
  • Và các hợp chất khác như: H2SO4, NaOCl, H2O2, Na2SO3, Na2CO3, CH3COOH, NaOH,…

Bên cạnh đó, các yếu tố như: đặc tính chất liệu nhuộm, bản chất thuốc nhuộm, hóa chất sử dụng và các chất phụ trợ cũng đóng vai trò quyết định thành phần nước thải.

Nhà máy xử lý nước thải trong ngành dệt nhuộm

Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước thải dệt nuộm bị thải ra môi trường mà không được xử lý trước là do các cơ sở sản xuất chưa trang bị phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm hoặc hệ thống xử lý không đạt chuẩn, bị hư hỏng.

Phương pháp cơ học

Phương pháp cơ học trong xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm các công việc thu gom, loại bỏ các tạp chất thô, cứng, vật thải nặng như cát, đá, sỏi, vải vụn, sợi vải,… Mục đích của phương pháp này là để bảo vệ đường ống, thiết bị trong quy trình xử lý đồng thời tăng hiệu quả xử lý nước thải.

Các thiết bị, vật dụng được sử dụng để thực hiện phương pháp cơ học thường là: song chắn, lưới chắn rác, máy nghiền, cắt vụn rác, bể điều hòa, bể trung hòa,…  

Phương pháp hóa lý

Phương pháp hóa lý là một trong những phương pháp quan trọng trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm công nghiệp. Phương pháp này có thể ứng dụng xử lý độc lập hay kết hợp cùng các phương pháp cơ học, sinh học, hóa học.

Phương pháp hóa lý sẽ xử lý nước thải có nhiều chất lơ lửng, chất độc hại, độ màu cao trước khi đưa qua xử lý bằng phương pháp khác. Các phương pháp hóa lý được ứng dụng phổ biến bao gồm:

  • Phương pháp keo tụ: được thực hiện bằng cách cho phèn nhôm, phèn sắt hoặc sữa vôi khử màu. Với một lượng hóa chất nhất định, các chất thải lơ lửng sẽ chuyển động và kết dính lại với nhau thành các khối có kích thước lớn hơn. Nước thải sau khi đưa qua bể hóa lý, các khối hạt kết dính này sẽ lắng xuống dưới đáy bể. 
Phương pháp keo tụ kết dính các chất lơ lửng và làm lắng xuống đáy
  • Phương pháp hấp phụ: dùng trong xử lý các chất thải không hoặc khó có khả năng xử lý bằng phương pháp sinh học. Hấp phụ là quá trình thu hút các chất bẩn trong nước thải như: chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, chất ô nhiễm vi lượng, kim loại nặng,… lên bề mặt chất hấp phụ. Các chất hấp phụ được sử dụng như: than hoạt tính, đất hoạt tính, than xương,…

Phương pháp hóa học

Trong các loại nước thải lại có nồng độ pH không giống nhau. Và để xử lý nước thải hiệu quả bằng phương pháp sinh học sẽ cần tiến hành cân bằng độ pH về mức 6,6 – 7,6. Hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm được dùng để trung hòa nước thải chứa axit là xút hoặc vôi. Hoặc để trung hòa nước thải chứa axit và kiềm, người ta thường trộn 2 loại nước thải này với nhau.

Phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý sinh học dựa vào hoạt động của các vi sinh vật. Bởi vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng. Quá trình này giúp khử các chất hữu cơ chứa cacbon trong nước thải, phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ và chuyển chúng thành bông cặn để loại bỏ dễ dàng ra khỏi nước thải. 

Quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học gồm 5 phần chính: quá trình hiếu khí, quá trình kị khí, quá trình trung gian, quá trình tùy tiện và quá trình ở ao hồ.

Quy trình, hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm

Mọi quy trình dùng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm trong công nghiệp gồm cả nước thải dệt nhuộm đều cơ bản giống nhau về mặt nguyên lý thực hiện với các giai đoạn: Xử lý cơ học – hóa lý – hóa sinh – khử màu – khử khuẩn,… Điểm khác biệt chủ yếu là chúng tập trung vào giai đoạn nào. Đối với nước thải này, giai đoạn cần phải ưu tiên là khử màu [vì màu sắc nước thải là nguồn ô nhiễm rất dễ nhận biết].

Dưới đây là quy trình xử lý chi tiết như sau:

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải trong ngành công nghiệp diệt nhuộm
  • Thuyết minh quy trình

1.  Hố gom

Ban đầu, nước thải dệt nhuộm sẽ được đưa đến hố gom tập trung sau khi đã được loại bỏ rác thô tại song chắn rác [SCR]. Tuy nhiên, SCR không thể loại bỏ được các loại rác thải lơ lửng, có kích thước nhỏ như vải vụn, sợi vải,… Do đó, nước thải sẽ được tiếp tục đưa qua máy lọc rác tinh để lọc ra các loại rác thải này.

2.  Tháp giải nhiệt

Tiếp theo là công đoạn phân tán nhiệt lượng của rác thải bằng cách đưa nước thải qua tháp giải nhiệt. Nước thải sau khi đã được phân tán nhiệt lượng sẽ được đưa vào bể điều hòa. 

3. Bể điều hòa

Nồng độ các chất thải thường không ổn định vào từng thời điểm sản xuất khác nhau. Do đó, nhiệm vụ của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng chảy, hạn chế tối đa hiện tượng lắng cặn gây ra mùi hôi khó chịu nhờ vào máy khuấy trộn dưới đáy bể.

Bể điều hòa giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng chảy

4. Bể keo tụ – tạo bông

Đây là giai đoạn tạo kết dính cho các hạt chất bẩn lơ lửng để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn, thuận lợi cho quá trình lắng ở bể sau:

  • Sau khi qua bể điều hòa, nước thải tiếp tục được bơm lên bể keo tụ. Tại đây, các hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm sẽ được thêm vào [hóa chất được sử dụng là PAC và Polymer]. Với liều lượng hóa chất nhất định và sự hỗ trợ của các cánh khuấy trong bể, các hạt chất bẩn ô nhiễm sẽ chuyển động và kết dính lại với nhau để tạo các khối có kích thước lớn hơn.
  • Sau đó, nước thải sẽ được đưa qua bể hóa lý và các khối hạt đã kết dính sẽ được lắng xuống đáy bể.
  • Đồng thời tại đây hóa chất polymer cũng được bơm vào để tăng hiệu quả tạo bông. 

5. Bể lắng hóa lý

Nước thải từ bể keo tụ – tạo bông tiếp tục được đẩy qua bể lắng hóa lý. Tại đây áp dụng phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, chúng va chạm với nhau và tạo thành các khối bông bùn kích thước lớn. Với khối lượng riêng lớn hơn nước, các khối bông cặn này sẽ tự lắng xuống vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch thu được ở phía trên máng răng cưa của bể và tiếp tục chảy vào bể xử lý sinh học MBBR. 

Sơ đồ bể lắng hóa lý

6. Bể xử lý sinh học MBBR

Phần nước thải sẽ được thu vào bể [MBBR] để xử lý sinh học. Bể sinh học MBBR có chứa nhiều giá thể lơ lửng, được cấp khí để thúc đẩy các quá trình sinh học của vi sinh vật. Trên bề mặt các giá thể, các vi sinh vật bám vào và tạo thành lớp bùn vi sinh:

  • Chủng vi sinh vật hiếu khí giúp tăng khả năng xử lý các chất hữu cơ, amoni trong nước thải là xuất hiện ở lớp bùn ngoài cùng.
  • Chủng vi sinh vật thiếu khí có khả năng khử Nitrat thành N2 và thoát ra khỏi nước thải xuất hiện tại lớp bùn ở giữa.
  • Chủng vi sinh vật kỵ khí có khả năng xử lý các chất hữu cơ cao phân tử và giúp làm giảm nồng độ BOD, COD, N, P xuất hiện ở lớp bùn trong cùng. Sau một thời gian nhất định các vi sinh vật ở lớp trong cùng sẽ không còn đủ dưỡng chất và chết đi, đồng thời tách ra khỏi lớp bùn, thay vào đó là sự tiếp tục phát triển của các vi sinh vật còn sót lại.
Quá trình xử lý nước thải tại bể xử lý sinh học MBBR

7. Bể lắng sinh học

Tiếp theo, nước thải trong ngành dệt nhuộm sẽ được đưa vào vùng phân phối nước của bể lắng sinh học Lamella để lọc nước sạch. Nước sạch thu được sẽ được khử màu thông qua máng tràn răng cưa với thời gian lưu hóa chất khử màu và sục khí thích hợp.

8. Bể khử trùng

Sau khi đã khử màu, nước tiếp tục được bơm qua bể lọc áp lực. Tại đây, các chất lơ lửng, các chất rắn không hòa tan, các nguyên tố dạng vết hay halogen hữu cơ sẽ được loại bỏ để đảm bảo độ trong của nước.

>>Xem thêm: Chất khử màu

Kết quả cuối cùng, nước sẽ được khử trùng và đưa vào nguồn tiếp sao cho nồng độ đạt Cột B QCVN 13-MT:2015/BTNMT.

Các ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải

– Nước thải dệt nhuộm thải ra đạt tiêu chuẩn xử lý.

– Xử lý đơn giản và hoạt động thuận tiện.

– Công nghệ hiện đại, tiết kiệm, chiếm diện tích nhỏ, giảm chi phí vận hành.

– Giải quyết các hiện tượng sắc sai, COD, BOD, … trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm.

– Hiệu quả xử lý cao.

Lợi ích của việc sử dụng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm

Xử lý nước thải dệt nhuộm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Nước thải dệt nhuộm là sản phẩm được thải ra sau quá trình sử dụng. Nước thải có thể chứa nhiều hóa chất, mầm bệnh… Do đó, nếu không được xử lý, vi khuẩn sẽ trực tiếp thải ra môi trường, gây ô nhiễm.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nơi sử dụng nước giếng, nước sông trong sinh hoạt. Vì vậy, khi nước thải của địa phương bị ô nhiễm, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhẹ thì mắc các bệnh ngoài da như viêm da, dị ứng … Nặng có thể gây ngộ độc mãn tính, ung thư, biến đổi gen …

Vì vậy, việc dùng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm là một trong những cách giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước hữu hiệu nhất hiện nay ở nước ta.

Xử lý nước thải dệt nhuộm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

Ngoài nước, đất cũng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng. Nếu đất bị ô nhiễm, người dân khó có nơi trồng trọt và sinh sống. Vì vậy, dùng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm cũng là cách giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường đất.

Đất là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, kể cả con người. Khi đất bị ô nhiễm, thực vật bị ảnh hưởng đầu tiên. Thực vật bị nhiễm độc sẽ khô héo hoặc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng, động vật mất nguồn thức ăn, con người bị nhiễm độc … Nhiều hậu quả khó lường. Vì vậy, cần có hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm để giúp bảo vệ khỏi tình trạng ô nhiễm

Xử lý nước thải dệt nhuộm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Môi trường không khí không chỉ bị ô nhiễm bởi khói bụi mà còn có mùi khó chịu do nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch… Theo thời gian, sông ngòi sẽ bị ô nhiễm. Dễ thấy nhất là nước sông đục ngầu, thậm chí có màu đen, bốc mùi khó chịu. Nếu ở nơi có mùi đặc trưng lâu ngày, hệ hô hấp sẽ bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang và các bệnh khác …

Vì vậy việc dùng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm trước khi đổ ra sông sẽ giúp dòng sông sạch hơn, giảm ô nhiễm, hạn chế mùi hôi, tạo bầu không khí trong lành. Xử lý nước thải đúng cách sẽ mang lại môi trường xanh – sạch – đẹp, hạn chế ô nhiễm không khí hiện nay.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của The One Cleantech về việc sử dụng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm. Để được tư vấn chi tiết hơn, cũng như hướng dẫn quy trình xử lý nước thải từ dệt nhuộm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp HOTLINE: 0865.000.696 của The One Cleantech.

Đăng nhập

Chủ Đề