Số lượng thuê bao của các nhà mạng 2023

Ảnh minh họa. [Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+]

Theo số liệu của Cục Viễn thông [Bộ Thông tin và Truyền thông], từ ngày 1/8-22/8/2022, Vietnamobile tiếp tục là nhà mạng có số thuê bao đăng ký dịch vụ chuyển mạng giữ số [MNP] lớn nhất với 27.526 trường hợp. Trong đó, số thuê bao chuyển đi thành công là 25.632.

Tuy nhiên, chỉ có 4 thuê bao đăng ký chuyển sang nhà mạng này và 3 trong số đó chuyển thành công. Khoảng 1.840 thuê bao bị từ chối chuyển đi qua dịch vụ MNP.

Cũng theo số liệu thống kê, Viettel ghi nhận 19.663 thuê bao mới chuyển đến và chỉ có 789/2.269 thuê bao đăng ký chuyển đi được nhà mạng này chấp thuận.

Tổng cộng, Viettel từ chối 3.930 thuê bao đăng ký chuyển đến và 1.208 thuê bao chuyển đi.

[Hơn 36.000 thuê bao chuyển mạng giữ số thành công trong 20 ngày]

Cũng trong tháng 8/2022, VinaPhone "lãi" khoảng 5.608 thuê bao khi chấp thuận 7.746 thuê bao chuyển đến trong khi mất 2.138 thuê bao chuyển đi. Nhà mạng từ chối 1.839 thuê bao chuyển đến và 1.460 thuê bao chuyển đi.

MobiFone chứng kiến 2.792 thuê bao đăng ký chuyển đến và 3.159 thuê bao xin chuyển đi qua dịch vụ chuyển mạng giữ số. Tuy nhiên, nhà mạng này lại chấp thuận cho 1.847 thuê bao chuyển đến và chỉ 701 thuê bao được phép chuyển đi, thấp hơn nhiều so với lượng đăng ký.

Như vậy, đã có khoảng 29.260 thuê bao tại 4 nhà mạng lớn nhất Việt Nam thực hiện thành công dịch vụ chuyển mạng giữ số [MNP]. Các nhà mạng có tỷ lệ từ chối thuê bao chuyển đi lần lượt là MobiFone [66,8%], Viettel [53,2%], VinaPhone [37,8%] và Vietnamobile [6,7%].

[Nguồn: Cục Viễn thông]

Lũy kế kể từ thời điểm triển khai dịch vụ MNP [16/11/2018] đến 22/8/2022, Vietnamobile mất khoảng 1,4 triệu thuê bao trong khi tiếp nhận về có 349 thuê bao; MobiFone mất 371.390 thuê bao và tiếp nhận 351.095 thuê bao; VinaPhone mất 613.160 thuê bao và tiếp nhận 922.805 thuê bao. Viettel vẫn là nhà mạng "lãi" nhất khi chia tay chỉ có 622.104 thuê bao nhưng đón về đến 1,7 triệu thuê bao.

Trước đó vào ngày 16/11/2018, các nhà mạng tại Việt Nam đã bắt đầu triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số. 

Sau khoảng 4 năm triển khai, đã có khoảng 4,1 triệu thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ, trong đó 3 triệu thuê bao đã chuyển mạng thành công. Tuy nhiên, số lượng thuê bao bị từ chối chuyển mạng giữ số sai sau khi đối soát vẫn tương đối cao với khoảng 320.532 trường hợp./.

Hết quý I-2022, tỷ lệ người dùng smartphone trong tổng số người sử dụng điện thoại di động là 88%. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông [TT-TT] nhấn mạnh sẽ sớm tắt sóng 2G.

Thông tin tại cuộc họp giao ban quản lý Nhà nước quý I năm 2022, Bộ TT-TT cho biết, hiện tỉ lệ thuê bao băng rộng cố định và băng rộng di động đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Số lượng thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money trong quý I-2022 tăng trưởng nhẹ, tháng sau cao hơn tháng trước.

Tỷ lệ người sử dụng smartphone trong tổng số người sử dụng di động đạt 88%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 69,43% vào tháng 3-2022, tăng nhẹ so với tháng 1-2022 [68,31%], tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, muốn chuyển đổi số thành công, hạ tầng số phải đi trước một bước. Do đó, Sở TT-TT các địa phương xóa vùng lõm sóng 3G, 4G; 100% hộ gia đình có máy tính bảng, điện thoại thông minh; 80% hộ gia đình có Internet cáp quang; Đồng thời, giảm số lượng điện thoại 2G xuống dưới 5%, từ đó tiến tới tắt sóng 2G; Tăng tốc độ Internet cố định, Internet di động lên ít nhất 30%.

Nói về thời điểm tắt sóng 2G, mới đây, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dự kiến Việt Nam sẽ ngừng hỗ trợ 2G vào năm 2023. Cùng với việc tắt sóng, nhà mạng sẽ hỗ trợ máy cầm tay cho các thuê bao 2G.

Về mặt chính sách, kể từ tháng 7/2021, khi Thông tư số 43/2020/TT-BTTTT về ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - Phần truy nhập vô tuyến” chính thức có hiệu lực, các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bắt buộc phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên. Đây được đánh giá là biện pháp mạnh để giảm nhanh lượng điện thoại chỉ hỗ trợ 2G/3G nhập về Việt Nam.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý cũng có hàng loạt các biện pháp như Cục Tần số khẳng định không cấp lại tần số cho 2G khi giấy phép của các nhà mạng hết hạn vào năm 2024. Hay Cục Viễn thông sẽ có lộ trình giảm giá kết nối thoại, nhằm tạo sức ép cho nhà mạng không phụ thuộc nguồn thu từ kết nối thoại, phải chuyển sang kết nối dữ liệu.

Về phía người dùng, nhằm tạo điều kiện cho người nghèo và người có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận smartphone hỗ trợ 4G trở lên các nhà mạng Viettel, VNPT cũng đã có phối hợp với nhiều nhà sản xuất nhằm cho ra đời các mẫu điện thoại thông minh giá rẻ có giá từ 500.000 đồng - 600.000 đồng, kèm theo các gói cước hỗ trợ người sử dụng chuyển đổi.

"Việc tắt sóng 2G là không thể thay đổi, bởi đây là phương án nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam. Đây cũng sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn" Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Thiên Thanh [T/h]

TIN LIÊN QUAN

  • Chính phủ cùng các nhà mạng sẽ mua thiết bị 4G, tiến tới tắt sóng 2G năm 2023
  • UAE tắt sóng 2G vào năm 2022 để đẩy nhanh chuyển đổi số
  • Dừng công nghệ 2G, 3G sớm nhất từ năm 2022, thúc đẩy người Việt dùng smartphone

Chủ Đề