So sánh công ty TNHH 1 thành viên 2 thành viên và công ty cổ phần

So sánh công ty TNHH một thành viên và hai thành viên

Tweet

Giống nhau

+ Đều có tư cách pháp nhân

+ Đều chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi vốn góp của mình [Khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 63]

+ Không được phép phát hành cổ phiếu

+ Được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp

+ Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, góp vốn vào Công ty và là chủ sở hữu của Công ty.

- Quy chế pháp lí thành viên :Có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại điều 44 [đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên] và điều 66 [đối với công ty TNHH một thành viên]

- Vốn và chế độ tài chính :Thủ tục thành lập, giải thể và phá sản như nhau

Khác nhau:

CT TNHH một thành viên

CT TNHH hai thành viên trở lên

- Khái niệm và đặc điểm

- Chỉ có 1 thành viên duy nhất, có thể là cá nhân cũng có thể là một tổ chức

- Số lượng thành viên tối thiểu là 2, tối đa là 50, thành viên có thể vừa là tổ chức, vừa là cá nhân

- Quy chế pháp lý thành viên

- TV là CSH duy nhất có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác

- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản

- Thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì: phải chào bán vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Trong trường hợp các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán thì thành viên có quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên ngoài công ty. [ điều 44]

- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

- Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản

- Cơ cấu tổ chức

- Không có Hội đồng thành viên nếu chủ sở hữu là cá nhân hoặc chủ sỡ hữu là tổ chức có 1 đại diện.

Thành lập hội đồng thành viên khi chủ sở hữu là tổ chức có hai đại diện. Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất bỏ vốn là có quyền quyết định cao nhất.

- Có kiểm soát viên đôí với chủ sỡ hữu là tổ chức. không có kiểm soát viên đối với chủ sở hữu là cá nhân

- Nếu không cần thiết thì Hội đồng thành viên không cần họp cũng được vì chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất

- Phải có Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên gồm nhiều cá nhân, thành viên góp vốn và là cơ quan quyết định cao nhất

-lập ban kiểm soát

-Hội đồng thành viên ít nhất họp mỗi năm 1 lần

- vốn và chế độ tài chính

+ tăng vốn điều lệ

Hình thức tăng:

- Chủ sở hữu công ty đầu tưthêm

- Huy động thêm vốn góp của người khác.

[Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng kí chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trongthời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty. ]

+ giảm vốn điều lệKhông được giảm vốn điều lệ

+ chuyển nhượng vốn

- Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác

- Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì công ty TNHH một thànhviên sẽ trở thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Công ty chỉ được chuyển nhượng khi đã thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

Hình thức tăng:

- Tăng vốn góp của thành viên.

- Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.

- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Hình thức giảm vốn điều lệ:

-Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.

- Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này.

- Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

- Muốn chuyển nhượng phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện

Trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán, thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp này được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên của công ty, giá chuyển nhượng không thấp hơn giá đã bán cho các thành viên cũ.

NHẬN XÉT

Ưu điểm

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm

Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Để biết thêm chi tiết về vấn đề thành lập doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Hà Trần để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất.

CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật gọi số: 04 66641456

Hotline: 0984 955786

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Tầng 5, tòa nhà 121 đường Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trân trọng!

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email:

Liên hệ với luật sư:090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email:

Liên hệ với luật sư:0916 161 621

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7:024 32191780

Tags:
  • so sánh công ty tnhh một thành viên và hai thành viên
Tin mới hơn:
  • 19/04/2016 09:52 - Những lưu ý khi chuyển nhượng cố phần
  • 14/04/2016 17:06 - Những điểm mới của luật doanh nghiệp 2014 về người đại diện theo pháp luật so với luật doanh nghiệp 2005
  • 14/04/2016 16:58 - Bàn về những điểm mới của luật phá sản năm 2014
  • 14/04/2016 16:50 - Những điểm mới trong chính sách thuế
  • 09/04/2016 09:24 - So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần
Tin cũ hơn:
  • 09/04/2016 08:39 - So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần
  • 08/04/2016 17:04 - So sánh công ty hợp danh và công ty TNHH 1 thành viên
  • 08/04/2016 16:49 - So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh
  • 31/03/2016 11:19 - Chính sách phát triển Khoa học - Công nghệ của chính phủ việt nam
  • 31/03/2016 10:59 - Thuế môn bài đối với doanh nghiệp nước ngoài áp theo vốn điều lệ hay vốn đầu tư?
>

CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN

Số lượngTối thiểu 2 và tối đa 50 thành viênTối thiểu từ 3 người và không có giới hạn tối đa.Vốn điều lệVốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau màtính theo tỷ lệ % vốn gópVốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu.Vốn gópTrong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết và được sự đồng ý của các thành viên trong công ty nếu góp bằng tài sản khác.

Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết. Các cổ đông sáng lập phải đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần, số còn lại có thể huy động bằng cách phát hành cổ phiếu.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng thành viên

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Ban kiểm soát [công ty phải có ít nhất 11 thành viên trở lên]

Loại hình này có 2 cơ cấu:

* Cơ cấu 1:

  • Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Ban kiểm soát.

[Trường hợp có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát]

* Mô hình 2:

  • Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

[Ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty]

Chuyển nhượng vốn

Các thành viên có quyền chuyển nhượng vốn thông qua hình thức sau:

  • Mua lại vốn góp: Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thìthành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
  • Chuyển nhượng phần vốn góp: Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác [nếu thành viên trong công ty không mua].

Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác [Trừ trường hợp ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.]

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới nhất 2021 cần biết
  • Mới: Hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng đại diện 2021

Video liên quan

Chủ Đề