Sóng biển là sóng ngang hay sóng dọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sóng biển là sóng ngang hay sóng dọc
Một ngày sóng lớn ở Pors-Loubous, cảng nhỏ thuộc Plogoff, vùng Bretagne, nước Pháp
Sóng biển là sóng ngang hay sóng dọc
Chuyển động của từng phần tử nước biển trong sóng biển. A=Nước sâu, B=Nước nông (với nước nông, các hạt chuyển động thành hình elip thay vì hình tròn tại gần đáy). 1=Chiều lan truyền, 2=Đỉnh sóng, 3=Đáy sóng.

Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn, và có thể lan truyền hàng nghìn kilômét. Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục xentimét nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần. Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một lượng năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.

Các đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiều dài sóng (ký hiệu L) là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp
  • Chu kì sóng (T) là khoảng thời gian cần thiết để một chiều dài sóng truyền qua vị trí đang xét.
  • Chiều cao sóng (H) là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đỉnh sóng và đáy sóng.
  • Biên độ sóng (a) là khoảng cách theo phương đứng từ đỉnh sóng (hoặc đáy sóng) tới đường mực nước tĩnh; biên độ sóng bằng một nửa chiều cao sóng.
  • Độ dốc sóng (s) bằng chiều cao sóng chia cho một nửa chiều dài sóng
  • Năng lượng sóng (E) thường tính bằng cơ năng của mỗi mét vuông mặt nước khi có sóng truyền qua.
  • Vận tốc truyền sóng (c), còn gọi là vận tốc pha của sóng, là vận tốc chuyển động của đỉnh sóng trong hệ quy chiếu đứng yên.
  • Vận tốc nhóm sóng () là đại lượng đặc trưng của sóng lan truyền, nó chính bằng vận tốc truyền năng lượng của sóng.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sự hình thành có thể phân chia sóng thành hai loại:

  • Sóng hỗn hợp được hình thành tại vị trí có xảy ra bão; hướng sóng, chiều cao sóng và chu kì sóng có dạng không đồng nhất.
  • Sóng lừng được lan truyền từ nguồn phát sinh sóng (bão) cách xa vị trí đang xét. Sóng lừng có chiều dài sóng, chiều cao sóng và chu kì tương đối đồng đều và có còn sóng

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thang Beaufort
  • Sóng thần

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Sóng biển là sóng ngang hay sóng dọc
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sóng biển.
  • Introductory oceanography chapter 10 - Ocean Waves Lưu trữ 2004-08-19 tại Wayback Machine
  • Understanding waves waves, storm, tsunamis, seiches, bores, deadwater, etc. (18pp)
  • HyperPhysics - Ocean Waves
  • Water Waves Wiki Lưu trữ 2010-11-13 tại Wayback Machine
  • Wave equation

Câu hỏi: Sóng điện từ là sóng ngang hay sóng dọc?

Trả lời:

Sóng điện từ là sóng dọc hay sóng ngang? Đó là thắc mắc của rất nhiều người và câu trả lời là sóng “ngang”, tức là sóng điện từ được đo bằng biên độ và bước sóng với hướng trong quá trình lan truyền các dao động là không đổi, đồng thời vuông góc với phương truyền sóng.

Điểm cao nhất của sóng được gọi là “đỉnh” còn điểm thấp nhất được gọi là “hõm”.

Cùng THPT Trịnh Hoài Đức tìm hiểu chi tiết về Sóng điện từ nhé!

I) Sóng điện từ

– Khái niệm: là sự lan truyền điện từ trường trong không gian.

– Đặc điểm của sóng điện từ:

+) Tốc độ truyền sóng: Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và cả chân không. Vận tốc truyền sóng trong chân không là: c =3.108. Trong các môi trường khác thì nhỏ hơn.

     vck > vk > vl > vr

+) Bước sóng: Trong chân không sóng điện từ có chu kỳ T có bước sóng là: λ = cT

+) Phương truyền sóng: sóng điện từ là sóng ngang. Vectơ E→; B→ luôn vuông góc với phương truyền sóng. Ba vec tơ E→; B→; v→ tại một điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

+) Pha dao động: của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

– Tính chất của sóng điện từ:

+) Sóng điện từ mang năng lượng.

+) Sóng điện từ bị phản xạ và khúc xạ khi gặp mặt phân cạch giữa hai môi trường như ánh sáng.

+) Tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ,.. của sóng.

II) Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.

– Khái niệm: sóng vô tuyến là sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc.

– Phân loại và so sánh

 

Sóng dài

Sóng trung

Sóng ngắn

Sóng cực ngắn

Bước sóng > 1000 m 100 → 1000 m 10 → 100 m 0,01 → 10 m
Tính chất

Có năng lượng nhỏ → không truyền được đi xa.

Bị không khí hấp thụ mạnh

Nước hấp thụ ít

Phản xạ trên tầng điện li

Ban ngày bị tầng điện ly hấp thụ mạnh, ban đêm bị phản xạ mạnh

Bị không khí hấp thụ mạnh

Có năng lượng lớn, phản xạ rất tốt trên tầng điện li và mặt đất → truyền thông tin đi rất xa

Có một vùng tương đối hẹp hầu như không bị không khí hấp thụ

Có năng lượng rất lớn.

Bị không khí hấp thụ mạnh

Có thể xuyên qua tầng điện li

Ứng dụng Thông tin liên lạc dưới nước

Thông tin liên lạc ban đêm.

Truyền thông trong phạm vi hẹp

Thông tin liên lạc trên mặt đất Thông tin liên lạc vũ trụ

     Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phần tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các ia ử ngoại trong ánh sáng Măt Trời. tầng điện ly kéo dài từu độ cao 80÷800 km.

III. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 115 SGK Vật Lý 12): Sóng điện từ là gì? Nêu những đặc điểm của sóng điện từ.

Lời giải:

• Sóng điện từ chính là điện từ trường lan truyền trong không gian.

• Các đặc điểm:

   + Sóng điện từ lan truyền trong chân không và trong các điện môi.

   + Sóng điện từ là sóng ngang, có thành phần vecto điện trường Evuông góc với thành phần vecto cảm ứng từ B→ và cùng vuông góc với với phương truyền sóng, ba vecto E→, B→ và v→ tạo thành một tam diện thuận.

   + Dao động của điệnt trường và từ trường trong sóng điện từ luôn luôn cùng pha.

   + Khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì sóng điện từ cũng bị phản xạ, khúc xa.

   + Sóng điện từ mang năng lượng.

Bài 2 (trang 115 SGK Vật Lý 12): Nêu những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.

Lời giải:

Sóng vô tuyến bị môi trường không khí hấp thụ. Chỉ có những sóng điện từ nằm trong một số vùng tương đối hẹp là không bị môi trường không khí hấp thụ. Các vùng này gọi là dải sóng vô tuyến.

   + Sóng dài: có năng lượng thấp, bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít, do đó sóng dài và cực dài được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước (VD: liên lạc giữa các tàu ngầm,…). Tuy nhiên, chúng bị yếu đi rất nhanh khi đi ra xa khỏi nguồn phát, vì vậy nguồn phát phải có công suất lớn.

   + Sóng trung: Ban ngày bị hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa. Ban đêm sóng ít bị hấp thụ, phản xạ tốt ở tầng điện li nên sóng có thể truyền đi xa. Sóng trung được dùng trong vô tuyến truyền thanh (thường sử dụng chỉ trong phạm vi một quốc gia). Tuy nhiên, về ban ngày thì ta chỉ bắt được các đài ở gần, còn về ban đêm sẽ bắt được các đài ở xa hơn (ban đêm nghe đài sóng trung rõ hơn ban ngày).

   + Sóng ngắn: có năng lượng lớn, bị phản xạ nhiều lần giữa tầng điện ly và mặt đất. Do đó một đài phát sóng ngắn có công suất lớn có thể truyền sóng tới mọi điểm trên Trái Đất. Sóng ngắn thường được dùng trong liên lạc vô tuyến hàng hải và hàng không, các đài phát thanh,…

   + Sóng cực ngắn: không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ, nó xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ. Sóng cực ngắn thường được dùng trong việc điều khiển bằng vô tuyến, trong vô tuyến truyền hình, trong thông tin vũ trụ,…

Chú ý: Vô tuyến truyền hình dùng các sóng cực ngắn, không truyền được xa trên mặt đất, không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ, nó xuyên qua tầng điện li. Muốn truyền hình đi xa, người ta phải đặt các đài tiếp sóng trung gian, hoặc dùng vệ tinh nhân tạo để thu rồi phát trở về Trái Đất.

Bài 3 (trang 115 SGK Vật Lý 12): Hãy chọn câu đúng.

Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn phải là

A. nhà sàn

B. nhà lá

C. nhà gạch

D. nhà bêtong

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 12, Vật Lý 12